Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Classical Singing – Pop Singing

Classical Singing – Pop Singing

Có khi nào bạn nghe ai đó nói rằng “Uhm! người đó hát không ra bài”?, vậy “Hát không ra bài” là như thế nào? Như các bạn cũng biết, mỗi thể loại và mỗi tác phẩm âm nhạc đều được ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau. Do đó, chúng không chỉ mang giá trị về mặt ý nghĩa, mà còn chứa đựng cả hoàn cảnh lịch sử trong từng thời kỳ. Chính vì vậy, khi hát bất kỳ bài hát nào, để có thể truyền tải thông điệp của bài hát một cách hoàn hảo, thì người ca sĩ ngoài việc tìm hiểu về cảm xúc, ý nghĩa bài hát, còn phải tìm hiểu về sự ra đời của nó. Bên cạnh đó, phương pháp hát của người ca sĩ cũng phải phù hợp với từng thể loại nhạc, cách ngân nga, luyến láy cũng phải phù hợp.

Hôm nay, ADAM Muzic sẽ chia sẻ với các bạn sự khác nhau giữa cách hát cổ điển (Classical singing) và cách hát hiện đại (Pop singing), để chúng ta có thể biết thêm về hoàn cảnh, cũng như tại sao mỗi thể loại và cách hát lại thịnh hành trong các thời kỳ khác nhau nhé!

“Bộ tiếng”(sound box) của chúng ta rất kỳ diệu, chúng có thể phát ra nhiều màu sắc âm thanh khác nhau khi chúng ta kết hợp chúng ở những cách khác nhau. Classical Singing và Pop Singing cũng vậy, chúng đều là hát nhưng để tạo ra sắc thái âm thanh cho mỗi thể loại thì sẽ có sự khác biệt trong sự kết hợp đó (độ vang, vị trí âm thanh, thanh quản, …). Chúng ta hãy cùng xem qua 2 clip giữa Classical Singing và Pop Singing nhé.

Classical Singing

Pop Singing

1 – Cường độ âm thanh (Volume)

Về cường độ âm thanh, chúng ta có thể thấy rằng với cách hát cổ điển (Classic) thì âm lượng lớn hơn nhiều so với cách hát hiện đại (Pop). Vì sao? Đây chính là điểm lịch sử mà chúng ta cần tìm hiểu :). Cách đây khá lâu, khi thiết bị điện tử chưa phát triển, con người không được các thiết bị thu phát tín hiệu (Amply, loa, micro) hỗ trợ như bây giờ. Do đó, họ phải tìm cách nào đó để có thể truyền được âm thanh đến nơi tận cùng của khán phòng ngoài việc truyền tải cảm xúc bài hát. Từ đó, cách hát classic ra đời. Ở cách hát này, người ca sĩ sẽ lợi dụng sự cộng hưởng ở tất cả các xoang ở mặt để chúng có thể tạo ra âm thanh càng lớn càng tốt nhằm nổi bật giữa dàn hợp xướng đi theo.

Nhưng sau này, khi công nghệ phát triển, người ca sĩ sẽ không còn lo ngại về vấn đề to nhỏ nữa, dẫn đến người ca sĩ sẽ đầu tư nhiều hơn về cảm xúc cũng như kỹ thuật cho nên dần dần nó tạo nên một xu hướng hát mới và kéo dài đến bây giờ. Do đó, bạn sẽ thấy ở cách hát Pop thì âm lượng sẽ nhỏ hơn, thỉnh thoảng ca sĩ hát bằng “hơi thở” để tăng sự biểu cảm của âm thanh khi hát.

2 – Thanh quản (Larynx)

Trong bài “Hụt hơi khi hát”, ADAM Muzic cũng có đề cập về vấn đề này. Về thanh quản, đối với thể loại cổ điển thì người ca sĩ có xu hướng đẩy thanh quản hạ thấp xuống để tạo sự cộng hưởng. Do đó, thanh quản ở vị trí này sẽ làm cho âm thanh nghe lớn hơn so với cách hát Pop hiện đại, thanh quản sẽ ở vị trí cao hơn để có thể tạo ra âm thanh nhẹ và mềm hơn.

3 – Nhả chữ (Enunciation)

Trong cách hát Classical, người ca sĩ có xu hướng nhấn mạnh vào mỗi từ hay vài từ trong câu kết hợp với khẩu hình hơi tròn để tạo thành một dòng chảy lúc mạnh lúc nhẹ, do đó bạn sẽ nghe cách phát âm trong Classical Singing có mang một chút âm “O” trong đó. Trong khi đó, cách hát Pop lại giống cách nói chuyện hàng ngày nhiều hơn. Bởi vì, thanh quản ở vị trí giống như chúng ta nói chuyện kết hợp với khẩu hình thoải mái sẽ cho ra âm thanh phát ra rõ ràng hơn so với cách hát cổ điển.

4 – Kỹ thuật (Technique)

Về mặt kỹ thuật, cả Classical singing và Pop singing đều có sử dụng các kỹ thuật về Legato (hát nối), Staccato (hát ngắt) và Vibrato (Ngân) nhưng Classical singing có xu hướng hát ngân dài (Vibrato) và liền mạch (Legato) hơn so với Pop, ngược lại Pop lại có xu hướng hát ngắt quãng nhiều hơn và ngân “mềm” hơn so với cách hát cổ điển.

Ngoài ra, như trong bài về “Giọng pha” thì ADAM Muzic cũng đã giới thiệu về Vocal Fry (Giọng siêu trầm), âm thanh phát ra sẽ ở quãng rất thấp và sẽ có âm “tách tách” ở trong đó. Kỹ thuật này rất hay sử dụng trong kiểu hát hiện đại vì nó sẽ mang đến cho người nghe nhiều cảm xúc hơn. Đặc biệt là cảm xúc buồn bởi vì nó nghe giống như tiếng rên rỉ khi bạn buồn hay khóc. Còn trong Classic, ca sĩ ít sử dụng kỹ thuật này.

5 – Luyến láy (Riffs)

Pop Singing có xu hướng sử dụng kỹ thuật Riffs nhiều hơn so với Classic Singing, và rõ nhất là trong thể loại R&B. Kỹ thuật này đòi hỏi ca sĩ phải có khả năng phản xạ cũng như “thấm nhuần” một số scale trong cách hát, và khi riffs thì ca sĩ cần thả lỏng thanh quản và “phiêu” theo bài hát đó. Bạn có thể nghe lại 2 clip về Pop bên trên, ngay từ những note phiêu đầu tiên thì chúng ta đã thấy ca sĩ đã sử dụng kỹ thuật này và áp dụng vào phần lớn bài nhạc.

Trên đây là vài chia sẻ của ADAM Muzic về 2 lối hát khá khác nhau này, các bạn hãy vận dụng nó phù hợp để tạo sự mới lạ hơn trong phong cách của mình nhé!

Quickom Call Center