Đàn nhị – đàn cò, xứng danh violin của phương nam

I/ Giới thiệu

Đàn nhị hay đàn cò là nhạc cụ thuộc bộ dây, vì cấu tạo đặc trưng có 2 dây nên gọi là đàn Nhị. Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ 10. Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số Việt Nam cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này như TàyNùngTháiMườngDaoGiấyH’MôngKhmer v.v.. Đàn nhị còn có những tên gọi khác nhau như đàn líu theo cách gọi của người Kinh. Người Mường thị gọi là Cò Ke và người miền Nam gọi bằng một cái tên dân dã là Đàn Cò.

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.wDannhi_4278209

Mỗi một dân tộc kể trên lại làm cho đàn nhị của riêng mình có chút khác biệt trong cấu tạo. Nhưng nhìn chung, đàn nhị phổ biến nhất với cấu tạo như sau:

II/ Cấu tạo

  1. Ống nhị (bát nhị): Là một bầu cộng hưởng nhằm khuếch đại âm thanh của đàn. Ống nhị có hình dạng giống như một bông hoa rau muống. Một đầu được bịt bằng da rắn hay da kỳ đà, còn đầu kia thì xòe ra như hoa rau muống đang nở và không bịt gì. Ống nhị thường làm bằng gỗ cứng, dài 13,8 cm.
  2. Cần nhị (cán nhị): Đây cũng chính là bộ phận làm nên tên gọi gần gũi Đàn Cò vì nó có dáng thẳng, đến gần đầu cán thì uốn mềm mại như ngã về phía ngược hướng với ống nhị, trong bóng dáng uyển chuyển như cổ một chú cò lã. Cần nhị sẽ được cắm xuyên qua ống nhị, dài khoảng 75,5 cm.
  3. Trục dây: Có hai trục nhị, gắn xuyên qua cần nhị và nằm cùng hướng với ống nhị. Vặn trục làm dây căng hay chùn mà cho ra âm thanh cao hay trầm.
  4. Dây nhị: Chính là hai dây đàn, thường làm bằng tơ, nilông hoặc kim loại. Dây bằng kim loại cho ra âm thanh rõ ràng nhưng dây tơ và dây nilong lại cho ra âm thanh mềm mại, dịu dàng hơn. Trong hai dây đàn, có một dây nhỏ (nằm ngoài) và một dây lớn (nằm trong).
  5. Cử nhị (hay Khuyết nhị, cái suốt): là một vòng bằng đồng hoặc bằng tơ, đặt giữ cần đàn, có thể trượt lên xuống. Hai dây đàn sẽ xuyên qua vòng này trước khi buộc vào ngựa đàn trên bát nhị. Hai dây đàn không chạy song song, thẳng từ trục nhị tới ngựa đàn mà sẽ bị cử nhị này bóp lại gần sát nhau. Bạn tưởng tượng như hai sợi chỉ song song mà bạn dùng tay bóp lại ngay giữa cho hai dây gần nhau. Mục đích để thay đổi cao độ của dây đàn. Cửa đàn càng kéo lên phía đầu cần nhị, thì âm thanh càng trầm và ngược lại, càng kéo về phía bát nhị âm thanh càng cao.
  6. Để dễ hiểu, bạn tượng như một dây đàn guitar, ngón tay bấm chính là cử nhị. Khi bạn bấm càng gần ngựa đàn, âm thanh càng cao, càng bấm ra xa về phía đầu đàn guitar thì âm càng trầm.
  7. Cung vĩ: Nhìn như một cái cung của các vận động viên bắn cung. Phần cứng uốn cong làm từ tre, gỗ. Phần dây dùng để cọ xát với dây đàn tạo ra âm thanh làm bằng tơ, lông đuôi ngựa. Vì hai dây đàn khá sát sau nên phải luồn cung vĩ vào giữa hai dây đàn. Tức là không thể tách rời cung vĩ và đàn (trừ khi bạn phải tháo ráp các bộ phận). Như vậy, có 2 bộ phận làm thay đổi cao độ của tiếng đàn cò là trục dây và cử nhị.

III/ Cách lên dây và âm thanh của đàn nhị.

Cách lên dây: Thực ra, có nhiều cách để lên dây đàn, có thể lên dây ở quãng 3, quãng 4, quãng 5 và quãng 6 nhưng thông dụng nhất là quãng 5. Canh cử nhị nằm ở khoảng 1/3 cần đàn tính từ đầu đàn. Sau đó, lên dây như sau:

Dây ngoài (dây nhỏ): E5

Dây trong (dây lớn) : C5

IV/ Âm thanh:

Âm vực của đàn nhị nằm trong khoảng 3 quãng 8. Cái độc đáo trong cách tạo ra cao độ của đàn nhị không chỉ ở cử nhị và trục dây mà còn ở cách tạo ra các sắc thái âm thanh bằng cách dùng đầu gối bịt một phần ở miệng bát nhị (khi ngồi ghế cao) hay dùng ngón cái bàn chân tác động lên đầu bịt da rắn của bát nhị (khi ngồi dưới chiếu). Và bằng cách này, các âm thanh của đàn sẽ có lúc vang xa, trong sáng hay nghe u tối, gãy gọn, để diễn tả nhiều loại tâm trạng của con người….

1. Tay phải:

Đây là tay cầm cung vĩ, người chơi càng điêu luyện càng điều khiển lực chạm và kéo tạo ra âm thanh mềm mại, bay bóng, quyến luyến hay mạnh mẽ, dứt khoát.

Kỹ thuật ở Ðàn Nhị có 4 loại: Cung vĩ rời, Cung vĩ liền, Cung vĩ ngắt.

Cung vĩ rời: Người chơi cầm cung vĩ kéo các note nhạc, note này rời note kia. Tức là không luyến.

Cung vĩ liền: Người chơi cầm cung vĩ kéo các note nhạc quyện từ note này sang note kia như chúng ta luyến láy trong giọng hát.

Cung vĩ ngắt: Người chơi dùng cung vĩ kéo các note dứt khoát, gãy gọn.

Cung vĩ rung: Người chơi dùng cung vĩ kéo qua lại liên tục một note nhạc thường để diễn tấu các tình huống cao trào, vui vẻ, khẩn cấp.

2. Tay trái:

Đơn giản là bấm ngón tay vào dây đàn để tạo ra các note nhạc.

Nhưng bấm như thế nào thì lại tạo ra những sắc thái khác nhau cho âm đó:

Ngón rung: Bấm nhẹ liên tục vào dây để tao ra độ ngân rung mềm mại như giọng hát.

Ngón vuốt: Vuốt từ dưới lên trên hoặc ngược lại trên dây đàn để âm thanh thêm mềm mại. Ngón vuốt: Là cách di ngón trên dây đàn từ dưới lên trên hay từ trên xuống dưới. Âm vuốt làm tiếng đàn thêm mềm mại, uyển chuyển gần giống giọng hát, giọng nói dân tộc.

Ngón nhấn: Làm âm thanh cao lên thường là 1 cung

Ngón láy (Hay còn gọi là ngón vỗ). Ngón cái bâm vào một note trên dây đàn, ngón trỏ sẽ ấn thả liên tục vào note cao hơn cận kề note ngón cái. Thường để diễn tả sự ngậm ngùi, quyến luyến không nỡ rời ra.

Bật dây: Nói nôm na dễ hiểu đó là người chơi không dùng cung vĩ nữa mà dùng ngón tay “khều khều” dây đàn tao ra âm thanh.

Xem đến đây bạn có thấy từ cấu tạo, cách chơi đến kỹ thuật chơi đàn cò giống một loại nhạc cụ phương Tây đúng không nào? Đó chính là cây violin. Chính vì sự tương đồng rất lớn này mà chúng ta hay nghe so sánh vui là cò tây cò ta.

VI/ Vị trí Ðàn Nhị trong các dàn nhạc

Hầu như là không có loại hình âm nhạc dân tộc, âm nhạc cổ truyền nào mà không có mặt của đàn cò. Từ Phường Bát âm đến Nhã nhạc cung đình Huế, từ tuồng, chèo đến cải lương, vọng cổ. Đàn nhị đều góp phần của mình dưới nhiều hình thực độc tấu, song tấu, hòa tấu.

Chính sự mượt mà của đàn cò đã tạo ra cho đàn cò vị thế quan trọng như vậy. Các nhạc cụ khác tuy có âm sắc hay đặc trưng nhưng đa số đều cho ra âm thanh rất gãy gọn, không liền mạch. Chính sự uyển chuyển của đàn cò như một chất keo giúp các nhạc cụ như hòa quyện, kết nối với nhau. Gần như chỉ có đàn bầu có thể làm được điều này tương tự đàn cò nhưng tính kết nối vẫn không bằng.

VII/ Những nhạc cụ tương tự như đàn cò ở các nước khác:

Ở Trung Quốc có Erhu (Nhị hồ) hay Huqin (Hồ cầm):

Ở Thái Lan có Soduang và Sou:

https://www.metmuseum.org/art/collection/search/500926

Kamanche ở Iran:

http://www.celebritypix.us/celebrities/keyhan-kalhor-celebrities-a9b81.html

Sau đây, ADAM Muzic xin mời các bạn xem một vài video clip độc đáo về đàn cò nhé! Nếu chúng ta không chăm chú nghe thì không thể phân biệt được đâu là đàn cò, đâu là đàn violin.

Trong đó, có một clip song đấu giữa đàn cò và vionlin rất tuyệt vời đấy!

Cò tây cò ta

Chắc ai đó sẽ về

See You Again

Xẩm: Sướng Khổ Vì Chồng

Biên soạn: Quân Nguyễn

Phát hành: ADAM Muzic

CÁC KHÓA HỌC NỔI BẬT CỦA ADAM MUZIC

Previous Post
Next Post
Quickom Call Center