Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Nhạc Phúc Âm (Gospel Music)

Nhạc Phúc Âm (Gospel Music)

Các bạn vừa nghe ca khúc ở clip trên. Đó là một bài Thánh ca cổ điển, nghe rất hài hòa và trang nghiêm. Hôm nay ADAM Muzic xin giới thiệu với các bạn một thể loại nhạc Thánh Ca bắt nguồn từ người Mỹ gốc Phi đã làm nên một nét văn hóa âm nhạc mới tồn tại cho đến ngày nay. Đó là nhạc Phúc Âm (Gospel Music)

Nhạc Gospel là một thể loại Thánh Ca của Thiên Chúa giáo, được tạo ra và có tầm ảnh hưởng cùng với định nghĩa của dòng nhạc này thay đổi tùy thuộc vào văn hóa và bối cảnh xã hội. Nhạc Gospel được sáng tác và trình diễn với nhiều mục đích khác nhau bao gồm tôn giáo, nghi lễ thờ phụng, hay đơn giản là một sản phẩm để đáp ứng nhu cầu giải trí của thị trường. Nhạc Gospel lấy giọng hát là ưu thế và được sử dụng hài hòa với bè cùng với lời bài hát về Thiên Chúa. Gospel có thể được bắt nguồn từ đầu thế kỷ 17 và được truyền miệng từ những người gốc Phi. Các bài thánh ca, những bài hát thiêng liêng được lặp đi lặp lại với cấu trúc phúc đáp rất thời thượng, ngoài ra còn được giữ nhịp bằng tiếng vỗ tay và dậm chân rất nhịp nhàng cùng lối hát acapella đã làm nên đặc trưng của thể loại nhạc này. Thuật ngữ “bài hát phúc âm” có lẻ xuất hiện vào năm 1874 và các bài hát phúc âm đầu tiên được sáng tác bởi các tác giả George F.Root, Phillip Bliss, Charles H.Gabriel, William Howard Doane và Fanny Grosby. Nhạc Gospel bắt đầu nổi lên và thu hút được nhiều thính giả hơn khi công nghệ phát thanh ra đời vào năm 1920. Sau thế chiến thứ II, nhạc Gospel được đưa vào khán phòng lớn, các buổi hòa nhạc gospel cũng được dàn dựng công phu, phức tạp hơn.

Về nguồn gốc chính xác có lẽ ta nên đi sâu hơn về tôn giáo khi vào thế kỉ 16. Martin Luther là nhà thần học  Thiên Chúa Giáo người Đức với quan điểm chỉ kinh thánh là bằng chứng tồn tại duy nhất về Thiên Chúa và không muốn thông qua Giáo Hội nên ông đã đứng lên chống lại Giáo Hội la mã và không công nhận Đức Giáo Hoàng, từ đó nhiều nơi đã phát triển đạo phái mới từ đạo Công Giáo La Mã và mạnh mẽ, phát triển nhất đó chính là đạo Tin Lành, đạo Tin Lành đã lượt bỏ bớt những nghi thức thờ phượng mà họ cho là rườm ra và một số quy tắc quá gò bó trang trọng, thay vào đó là sự thoải mái hơn trong cách thờ phượng cũng như cách truyền đạt Kinh Thánh có lẽ từ đó mà việc hát Thánh Ca trong nhà thờ cũng có một số khác biệt, và có lẻ từ đây mà những cách hát ban đầu của nhạc Gospel dần hình thành.

Sau đây là một bài hát trích trong bộ phim “Sisters Act 2” bộ phim rất nổi tiếng khi sử dụng rất nhiều nhạc Gospel trong phim.

Phúc âm thành thị (đôi khi còn gọi là “black gospel” để phân biệt với các dòng nhạc khác của thánh ca) là một nhánh nhỏ của Gospel đương đại. Cùng với sự pha trộn kết hợp giữa nhạc các dòng nhạc khác như Blue, Country tạo ra các nhánh nhỏ hơn của nhạc Gospel như Blue Gospel, Country Gospel. Nhạc Gospel Bluegrass lại bắt nguồn từ âm nhạc vùng núi nước Mỹ, trong khi Gospel Celtic sự hòa trộn của nhạc phúc âm và văn hóa Celtic bắc Âu, phổ biến ở các nước Ireland, Scotland. Còn British Black Gospel đề cập đến âm nhạc Phúc Âm của người gốc Phi tại Anh. Một số người ủng hộ các bài Thánh ca truyền thống thường không thích nhạc phúc âm cuối thế kỉ 19 đầu 20. Ngày nay với bề dày lịch sự nhạc Gospel dần được chấp nhận hơn và dần hòa vào Thánh ca như dòng nhạc Hymnals chính thống.

Phong cách của dòng nhạc này nằm ở giọng hát chiếm ưu thế. Một số hình thức của Gospel đặc trưng như sử dụng ca đoàn, đàn piano, organ hammond, tambourine, trống, guitar bass và guitar điện. So với những bài thánh ca truyền thống. Một bài hát gospel thường có phần điệp khúc và sử dụng nhịp đảo phách nhiều hơn.

  • Thế kỉ 19:

Việc sử dụng thuật ngữ “Bài hát phúc âm” vào năm 1874 khi Phillip Bliss phát hành một cuốn soongbook tựa đề Gospel Songs. Đây là bộ sưu tập những bản Thánh Ca, sử dụng để mô tả một phong cách mới của Thánh Ca nhà thờ, các bài hát này đã dễ dàng để hát hơn các bài Thánh Ca truyền thống, bắt nguồn từ các cuộc phục hưng đại chúng với Dwight L.Moody, có một nhạc sĩ là D. Sankey, ông và Moody gặp nhau vào năm 1870 và trước đó phong trào phục hưng mạnh mẽ nổ ra ở các vùng nông thôn và biên giới của Mỹ, các cuộc họp trại và hát khá phổ biến, nhưng các bài hát phúc âm lại thuộc một lĩnh vực khác và nó cũng phục vụ nhu cầu của các cuộc phục hưng đại chúng tại các thành phố lớn. Các phong trào phục hưng này làm cho các ca sĩ và bài hát trở nên nổi tiếng, và một trong số đó là Ira D.Sankey. Các bài hát phúc âm đầu tiên sáng tác bởi George F. Root, Philip Bliss, Charles H. Gabriel, William Howard Doane, and Fanny Crosby. Như một phần mở rộng của Gospel Songs, Phillip Bliss đã hợp tác với D. Sankey xuất bản 6 cuốn Gospel Hymnals vào năm 1875. Bộ sưu tập của Sankey và Bliss có thể tìm thấy trong nhiều thư viện ngày nay.

Hình ảnh cuốn songbook Gospel Hymns no2 tại trang web Pinterest
Nguồn: https://www.pinterest.com/pin/210261876327059910/

Sự phổ biến của các ca sĩ và cởi mở hơn của các nhà thờ ở nông thôn đến loại nhạc này đã hình thành các nhà sản xuất nhạc thể loại này vào cuối thể kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 tiêu biểu như Homer Rodeheaver, EO Excell, Charlie Tillman và Charles Tindley. Họ sản xuất cho lượng lớn cho thị trường âm nhạc này và tạo lối thoát cho công việc sáng tạo cho nhiều nhạc sĩ và nhà soạn nhạc.

  • Thế kỉ 20:

Các phong trào thánh hóa, kêu gọi những người không hòa nhập được với các phiên bản Âu hóa của âm nhạc nhà thờ da đen, sử dụng các thiết bị khác mà các thành viên cộng đoàn mang lại như tambourine, guitar điện. Tiêu biểu là nhà thờ Pentecostal đã góp phần sản xuất các ấn phẩm nhạc phúc âm những năm đầu thế kỉ 20. Nhiều nhạc sĩ cuối thế kỉ 20 thừa nhận họ được lớn lên hay được ảnh hưởng từ môi trường này như Elvis Presley, Jerry Lee Lewis, Mahalia Jackson, Andrae Crouch, Blackwood Brothes.

Sự ra đời của phát thanh năm 1920 tăng lên rất nhiều thính giả cho nhạc Gospel, James D. Vaughan sử dụng radio như một kênh kinh doanh không thể thiếu của mình, trong đó có chuyến du lịch tứ tuần để công bố các sách phúc phâm mà ông xuất bản nhiều lần trong năm. Tem Virgil O và Jesse R. Baxter cũng đã nghiên cứu mô hình kinh doanh tương tự và sự canh tranh đua nhau mở ra. Những năm 1920 cũng chứng kiến sự xuất hiện của các nhóm Ca đoàn như Ca đoàn Family.

Người đầu tiên ảnh hưởng ragtime để đệm Thánh Ca và chơi piano trong Cospel là Arizona Dranes

Trong âm nhạc của người Mỹ gốc Phi, tứ ca phúc âm đã phát triển phong cách hát acapella sau sự thành công trước đó của Fisk Jubilee Singers sau đó những năm 1930 là sự xuất hiện của những Fairfield Four, the Dixie Hummingbirds, The Five Blind Boys of Missisippi, The Five Blind Boys of Alabama, The Soul Stirrets, The Swan Silvertones, the Charioteers, và the Golden Gate Quartet. Sự phân biệt chủng tộc đã phân chia đất nước và nó cũng không bỏ qua nhà thờ. Được xem là thấp kém trong nhà thờ của người da trắng, sau khi được giải phóng người da đen đã thành lập các nhà thờ riêng. Ngoài những tứ ca nổi tiếng đã có nhiều nhạc sĩ phúc âm da đen biểu diễn trong thập niên 1920 và 1930 thường chơi đàn guitar và hát trong các đường phố khu vực phía nam nước Mỹ. Nổi tiếng trong đó là Blind Willie Johnson, Blind Joe Taggart,v.v…

Trong những năm 1930, ở Chicago, Thomas A. Dorsey (được biết đến là tác giả của bài hát “Precious Lord, Take My Hand”), người đã trải qua những năm 1920 viết và trình diễn nhạc blues dưới cái tên “Georgia Tom”, quay sang nhạc gospel, thành lập một nhà xuất bản. Ông đã trải qua nhiều thử thách trong cuộc sống của mình, bao gồm cả cái chết của vợ ông. Thomas hiểu biết Kinh Thánh từ cha mình, một người linh mục tin lành, và được dạy chơi đàn piano bởi mẹ mình. Ông bắt đầu làm việc với blues khi gia đình chuyển đến Atlanta. Những năm 1930 là năm mà nhạc phúc âm hiện đại bắt đầu, bởi vì giáo phái Tin Lành quốc tế đầu tiên công khai tán thành âm nhạc tại cuộc họp năm 1930. Dorsey chịu trách nhiệm cho việc phát triển sự nghiệp âm nhạc của nhiều nghệ sĩ Mỹ gốc Phi, như Mahalia Jackson. 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhạc Gospel di chuyển vào khán phòng lớn, và các buổi hòa nhạc phúc âm trở nên khá phức tạp. Năm 1950, Gospel đen đã được giới thiệu tại Carnegie Hall khi Joe Bostic sản xuất Negro Gospel và Lễ Hội Âm Nhạc Đức Tin. Ông tiếp tục tổ chức nó vào năm sau đó với một danh sách mở rộng của các nghệ sĩ biểu diễn năm 1959 và chuyển đến Madison Square Garden. Ngày nay, Black Gospel và White Gospel là 2 thể loại phân biệt, với khán giả riêng biệt. Trong White Gospel, có một Hiệp hội lớn Gospel Music và một Gospel Music Hall of Fame, trong đó bao gồm một vài nghệ sĩ da đen, như Mahalia Jackson, nhưng mà bỏ qua hầu hết các nghệ sĩ da đen. Trong các cộng đồng da đen, James Cleveland thành lập hội thảo Nhạc Phúc Âm của Mỹ trong năm 1969. Video clip ngắn sau đây có thể cho các bạn hình dung được phần nào sự khác nhau giữa nhạc Gospel của người da trắng và nhạc Gospel của người da màu.

Ở Việt Nam giáo hội Tin Lành cũng có từ lâu, nhưng việc ca hát trong đạo Thiên Chúa cũng như Tin Lành vẫn trong khuôn khổ tôn nghiêm trang trọng và cũng một phần do nền văn hóa của Việt Nam chưa thoát khỏi những định kiến cũ cho nên nhạc Gospel ở Việt Nam là chưa có. Nhiều người có thể lẫn lộn giữa nhạc Gospel và các nhánh của Christian Music đặc trưng là Nhạc Christian đương đại mang nhiều phong cách Pop, Rock và một số thể loại khác vì các nhánh này đã được phát triển tại Việt Nam tuy không nhiều. Hy vọng qua bài viết này ADAM Muzic có thể mang đến những thông tin bổ ích hơn về một dòng nhạc có tuổi thọ cũng khá lâu và vẫn đang phổ biến cũng như phát triển hiện nay.

Bài viết được tổng hợp và biên soạn từ các nguồn của Google, Wikipedia bởi Đức Nguyễn

Quickom Call Center