Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Những phương pháp dùng âm nhạc để khơi gợi cảm xúc và kích thích tư duy

Những phương pháp dùng âm nhạc để khơi gợi cảm xúc và kích thích tư duy

Những phương pháp dùng âm nhạc để khơi gợi cảm xúc và kích thích tư duy

Sau một khoảng thời gian dài làm việc trong lĩnh vực âm nhạc và đào tạo âm nhạc, đặc biệt là với đối tượng trẻ em trong khoảng từ 4 tới 10 tuổi, tôi nhận thấy một điều rất rõ, đó là phần đông ba mẹ khi cho con học âm nhạc, vẫn thường nghĩ rằng, đây là một kỹ năng phụ, một môn học giải trí hoặc chỉ mong muốn con trở thành một người có thể đàn hay hát giỏi để trẻ nổi bật hơn trong các hoạt động văn nghệ của lớp, trường. Chính những điều này tạo nên một hệ quả thấy rõ là, trẻ em khi học âm nhạc thường bị rơi vào sự khuôn khổ theo mong muốn của cha mẹ, hay thiếu sự định hướng rõ ràng hoặc thiếu sự phát triển tổng quan vì cha mẹ cho rằng đây chỉ là thú vui không giúp ích nhiều cho cuộc sống như những môn học khác.

Trên thực tế nếu tìm hiểu và quan sát, các bạn sẽ thấy các quốc gia phát triển và cả ở Việt Nam trong những năm gần đây, đang thực sự chú trọng vào việc phát triển nghệ thuật, trong đó âm nhạc đóng một vai trò không nhỏ. Chúng ta đang thấy sự thay đổi trong chương trình giáo dục hiện nay khi bắt đầu có sự xoay chuyển, dành nhiều thời gian hơn cho trẻ em có cơ hội tiếp xúc với âm nhạc, nghệ thuật. Các trường âm nhạc mở ra nhiều hơn với quy mô ngày càng lớn đã cho thấy âm nhạc đã và đang đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ em.

Qua bài viết hôm nay ADAM Music hi vọng sẽ đem đến cho các bậc cha mẹ một cái nhìn rõ ràng hơn về giáo dục âm nhạc và phương pháp tiếp cận đối với trẻ nhỏ cũng như những hiệu quả mà nó sẽ mang lại.

Phương pháp 1: Để trẻ hình thành cảm xúc và tâm lý khi giới thiệu về mình trước mọi người dựa trên xúc tác Âm Nhạc.

Ví dụ cụ thể nhất trong trường hợp này đó là ba mẹ hãy mở một vài bài nhạc vui hoặc buồn và tập cho trẻ giới thiệu về mình trên nền của bản nhạc đó Hãy hướng dẫn trẻ khi nhạc tươi vui với nhịp điệu nhanh sôi nổi với âm thanh cao trong trẻo khi âm nhạc buồn trẻ hệ giới thiệu chậm lại với âm lượng vừa phải giọng nói trầm hơn 9 cách tiếp xúc này giúp cho trẻ hình thành cảm nhận, biết lắng nghe, thấu hiểu và lựa chọn cách truyền tải phù hợp trong từng tình huống. Bắt đầu với âm nhạc, dần dần trẻ sẽ có được thói quen và hình thành kỹ năng khi ứng biến trước những tình huống giao tiếp thực tế trong cuộc sống.

Phương pháp 2: Để trẻ hình thành tư duy sáng tạo giờ xúc tác âm nhạc

Ví dụ cụ thể trong tình huống này: bạn hãy mở một bản nhạc vui hoặc buồn như trên và đưa cho trẻ một tờ giấy trắng kèm theo một hộp bút chì màu. Lúc này, bạn hãy hỏi trẻ xem con nhận thấy gì từ bài nhạc trên? Con thấy đám mây hay con thấy ánh mặt trời? Con thấy ngôi nhà hay cửa sổ? Con thấy dòng sông hay lũy tre?… Hãy hỏi trẻ và kích thích gợi mở để trẻ tự do sáng tạo khi lắng nghe âm nhạc. Mỗi đứa trẻ sẽ có cách nhìn và cảm nhận khác nhau khi nghe âm nhạc. Với một đoạn nhạc tươi vui, có đứa trẻ sẽ vẽ một chú chó dễ thương, có đứa trẻ sẽ vẽ một chú chim và cũng có đứa trẻ vẽ một con đường với hàng cây hai bên… đây là lúc trẻ sáng tạo, liên kết kí ức, tư duy và kết nối các mảng kiến thức nhỏ lẻ, rời rạc từ cuộc sống của mình. Chính những điều này giúp cho trẻ dần dần có được khả năng sáng tạo dựa trên xúc tác chính là âm nhạc. Lúc này, âm nhạc không còn là một môn học nặng tính kỹ thuật hay chỉ là thú vui mà trở thành một chất kích thích khả năng sáng tạo tuyệt vời cho trẻ.

Phương pháp 3: Để trẻ phát triển ngôn ngữ cơ thể qua âm nhạc

Ví dụ cụ thể nhất là các lớp dạy nhảy múa. Khi trẻ nghe một bản nhạc sôi động, trẻ sẽ bị kích thích và hoạt động nhanh hơn. Hãy để trẻ cử động tay, chân nhịp nhàng theo nhạc, đừng hối thúc màm hãy để trẻ dần hòa vào với nhạc. Nếu nhạc nhanh, hãy để trẻ thể hiện các  động tác dứt khoát, mạnh mẽ, nhạc nhẹ, hãy để trẻ chơi đùa nhẹ nhàng. Cha mẹ nên là người bạn chơi cùng trẻ, đu đưa theo nhịp cùng trẻ để trẻ cảm thấy có bạn thêm vui. Tuy nhiên, trong trường hợp không đến lớp học nhảy múa được, bạn vẫn có thể thực hiện điều này tại nhà chỉ với chiếc loa và vài bài nhạc, tất nhiên là ba mẹ cũng phải tìm hiểu trước về các kiến thức âm nhạc và giáo dục âm nhạc cơ bản, tránh dạy sai cách cho trẻ. Chính quá trình này, lâu dần, sẽ rèn luyện cho trẻ khả năng vận động, thao tác, ngôn ngữ cơ thể…

Đây chỉ là 3 trong nhiều ví dụ về phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ em mà nếu được làm đúng, đủ, sẽ giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng khác trong cuộc sống.

Bạn có thể áp dụng thêm việc kể chuyện, tô tượng, nặn đất sét, gõ vào các đồ vật xung quanh, nói về cảm nhận của mình….

ADAM Muzic hy vọng với những chia sẻ về phương pháp giáo dục âm nhạc trẻ em trên, các bậc phụ huynh sẽ thấu hiểu hơn và dành nhiều cơ hội hơn cho trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc để phát triển cảm xúc, tư duy, cá tính của mình. Ngoài việc hát hay, đàn giỏi và cảm nhận tốt hơn về mọi thứ xung quanh, âm nhạc chính là món quà tinh thần giúp trẻ trở nên vui vẻ, hạnh phúc, thân thiện và nhìn nhận mọi thứ qua một góc nhìn ý nghĩa và sáng tạo hơn.

Nếu các bậc cha mẹ mong muốn con mình được giáo dục âm nhạc theo các phương pháp trên thì đừng ngần ngại liên hệ Trường Âm Nhạc ADAM Muzic qua số điện thoại: 0283 6683 0183 hoặc hotline 0908 909 925 để được tư vấn và xếp lớp.

 

Biên soạn: Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý

Phát hành và sở hữu bản quyền: ADAM Muzic

Quickom Call Center