Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Phương pháp tự học Guitar hiệu quả

BlogPost Phương pháp tự học Guitar

Phương pháp tự học Guitar hiệu quả

Danh Sách Nội Dung

 

Trước khi đi vào phương pháp học Guitar hiệu quả thì cho mình hỏi các bạn bắt đầu tự học Guitar như thế nào comment nhé!

Đối với mình là từ ca khúc “Dù Có Cách Xa”. Bảo thằng bạn nó chỉ cho đánh Guitar, chỉ sao đánh vậy. Bấm 4 hợp âm, tay phải thì xuống lên lên xuống… Tự học tập mãi cuối cùng cũng đánh được và mình cứ như thế, mãi mê nhai đi nhai lại có bấy nhiêu cả năm trời. 

Mà một điều thực sự quái lạ là thằng bạn mình đánh chục lần thì khác nhau đủ chục, kiểu nào cũng hay. Từ đó mình nhận ra mình chỉ đang bắt chước nó để đạt được cái tức thời thỏa mãn bản thân thôi. Lúc ấy, cần lắm một phương pháp tự học Guitar hiệu quả rõ ràng bài bản hay một người thầy nhưng thời ấy dưới quê còn chưa có internet thì làm gì có. Sau này có mạng tìm hiểu mới lòi ra các kiến thức về nhạc lý nhưng đọc mỗi chỗ một chút chả biết áp dụng thế nào, thiếu chỗ này thừa chỗ kia.

Nhưng đảm bảo bài này sẽ giúp bạn sẽ không mắc phải những lỗi mình đã trải qua mà có sự chuẩn bị bài bản hơn. Đặc biệt là các bạn muốn phát triển xa hơn. Yên tâm là phương pháp tự học Guitar này cực kỳ đơn giản, hiệu quả, dễ áp dụng. 

Infographic Tự học Guitar hiệu quả

Để tránh bị hổng kiến thức khi tự học Guitar, mình có checklist phần cơ bản cuối bài cho các bạn,Vì mình không thể viết cả cuốn sách ra đây được nên phần nâng cao bạn có thể tìm sách học thêm hoặc tham gia khóa huấn luyện của ADAM Muzic. 

Phương Pháp Tự Học Guitar và Nhạc Lý (Music Theory)

Tưởng tượng lại lần đầu tiên bạn chạy xe máy, bạn được hướng dẫn đạp thắng trước khi chạy xe hay bạn chạy rồi mới lo tìm chân thắng và sẽ ra sao nếu bạn leo lên xe mà chưa biết bất cứ điều gì về xe máy?

Nhạc Lý và Guitar cũng giống vậy, học một chút nhạc lý thì thực hành Guitar luôn thì mới đủ và đúng phương pháp tự học nhanh nhất.

Nếu bạn chỉ biết Nhạc Lý nhưng không tập luyện thì chắc chắn lúc sử dụng sẽ rất khó khăn, chậm chạp. Nhưng lúc đó mới tập thì cũng muộn rồi, không hay, dở, bạn bè chê cười.

Sẽ như thế nào nếu bạn không biết cách tự học mà chỉ lao vào luyện tập. Rõ ràng là chỉ là bắt chước lại những cái đã từng thấy, từng nghe, không có sự sáng tạo, không nắm rõ nguyên tắc, thậm chí tập sai, thói quen xấu.

Một người tập đúng cách đôi khi chỉ mất khoảng 6 tháng để có thể nắm vững căn bản. Còn thiếu 1 trong 2 điều trên có khi phải mất vài năm mà cũng chưa thế sửa xong các thói quen xấu hoặc nhận ra được những chỗ, kiến thức còn thiếu. Mình đã từng gặp một trường hợp đánh Guitar 5 năm nhưng chưa biết bất cứ thứ gì!

Thực sự tai hại ghê gớm, đời người được mấy cái 10 năm nếu không muốn lãng phí nữa thì đọc tiếp!

Phương Pháp Tự Học Nhạc lý Hiệu Quả

Lý thuyết âm nhạc luôn luôn có 2 điều là: Cấu Tạo Âm Nhạc (Music Theory)Hệ Thống Ký Hiệu (Music Notation). Hai cái này rất khó để tách ra học riêng biệt với nhau nếu không hiểu rõ. Vậy nên mình khuyên các bạn nên tìm hiểu đầy đủ.

Mỗi một kiến thức nào cũng đều có cách luyện tập riêng trên từng nhạc cụ.

Ví dụ như bạn tự học Scale thì sẽ có những bài chạy Scale ấy trên cần đàn với mục đích nhớ nốt của scale trên cần đàn để khi cần hoặc gặp ca khúc nào liên quan đến Scale đó bạn có thể sử dụng một cách tinh tế và sáng tạo nhất.

Hiện tại lý thuyết cơ bản đã có rất nhiều trên Internet và sách tiếng việt. Mình cũng đang viết một bài “Trọn bộ nhạc lý cơ bản” chỉ trong một bài viết. Website ADAM Cũng có nhiều bài viết liên quan. Bài này chỉ hướng đến Phương Pháp Tự Học Guitar Đúng Cách.Lý thuyết nâng cao là các kiến thức cũng giống như lý thuyết cơ bản nhưng sẽ phức tạp hơn được biết đến như: Scale nâng cao, Hợp Âm nâng cao, các tiết tấu khó và phức tạp…. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như: Hòa âm, Voicing, Mode và cuối cùng chắc chắn là sáng tạo ra cái của riêng bạn.

Tự học nhạc lý hiệu quả

Phương Pháp Tự Học Guitar Chuẩn

Guitar cơ bản lại chia thành 2 nhánh nhỏ:

  1. Các bài luyện 2 tay trên Guitar để có 1 nền tảng ngón tốt, khỏe, linh hoạt. Các bài luyện tập dựa theo lý thuyết cơ bản để có nền tảng tốt khi áp dụng vào ca khúc.
  2. Các kỹ thuật đặc trưng của Guitar nhưng nằm ở mức dễ áp dụng dễ tập như: Slide, Hammer-on, Pull-off, Gallop….

Guitar nâng cao:

  1. Các kỹ thuật dựa theo lý thuyết nâng cao.
  2. Các kỹ thuật đặc trưng của Guitar hoặc các kỹ thuật do những danh thủ Guitar sáng tạo như: Tapping, bend…

Các kỹ thuật mình sắp liệt kê sẽ nằm ở khía cạnh nền tảng ai cũng cần phải tập. Còn nếu là Guitar Classic hoặc Fingerstyle sẽ có những đặc trưng riêng nhưng vẫn cần nền tảng chung.

 

Các môn khác cần tự luyện tập nếu muốn Chuyên Nghiệp

Song song với lộ trình trên thì nếu bạn là một người quyết tâm sống chết với Guitar và Âm Nhạc thì chắc chắn phải bổ sung cho mình thêm các môn này một cách bài bản đúng phương pháp nhất có thể. Mình sẽ nói riêng mỗi môn ở các bài viết khác.

Ký xướng âm

  1. Ký âm

Đây là một kỹ năng sử dụng rất nhiều nếu bạn hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp và làm việc ở những công ty âm nhạc. Thậm chí là biểu diễn Guitar ở những sân khấu có quy mô đều cần làm việc trên bản nhạc để thống nhất âm nhạc với nhau. Vì thực tế mỗi người có một ưu điểm nhược điểm khác nhau. Thói quen và loại âm nhạc yêu thích cũng vậy. Nếu làm việc với nhau mà không có sự thống nhất rất dễ dẫn đến tình trạng đánh khác nhau khi biểu diễn.

Ví dụ: Hòa Âm (Harmony)Voicing là 2 cái rất dễ thấy giữa Guitar và Piano. 

Các bạn Guitar sẽ có xu hướng thích thay đổi Voicing(bạn có thể hiểu là thế bấm hợp âm) để tạo ra màu mình muốn mà không quan tâm đến Voicing Piano như thế nào. Thành ra 2 Voicing hòa lại với nhau nghe như cái chợ, chỉ ồn chứ không hay. Cái này cũng cần khả năng nghe rất nhiều.

Ngược lại các bạn Piano, Keyboard lại có xu hướng tự ý thay đổi Hòa Âm của bài, hoặc thêm những hợp âm chuyển (Passing chord) mà không cần sự thống nhất giữa mọi người và Tác Giả. Dẫn đến, một là sai luôn chord hoặc ở góc độ khán giả sẽ không hay và ồn. Đã gọi là hòa âm thì phải thống nhất cả tập thể. Cụ thể Guitar đang bấm Am và Piano tự ý chuyển sang A7 thì Hòa Âm thành A7(#9).

  1. Xướng âm

Xướng âm được cũng là lúc mà bạn nghe được chính xác. Quá trình đơn giản là tai người nghe được âm thanh, não bộ sẽ nhớ âm thanh đó và điểu khiển thanh quản hát ra chính xác cao độ, âm thanh đó. Thì 2 yếu tố chính cần luyện tập.

  • Nghe để não bộ ghi nhớ chính xác.
  • Xướng để thanh quản hát ra chính xác cao độ.

Não bộ có một chức năng lúc ngủ đó là thanh lọc những thông tin mà nó cho rằng là không cần thiết. Vì vậy muốn não bộ hiểu được thông tin cần thiết bạn cần lặp lại thông tin đó mỗi ngày để não bộ ghi nhận và nhớ.

Kỹ năng này thực sự rất, rất, rất quan trọng đối với những người theo đuổi âm nhạc chuyên nghiệp. Vì khi bạn có thể nghe được giai điệu chính xác, hòa âm cụ thể thì bạn sẽ biết ngay là mình cần làm gì tiếp theo. Vô tình hình thành nên các thói quen tốt và giúp hoạt động âm nhạc của bạn nhanh, dễ dàng và đặc biệt là hay hơn người nếu có kỹ năng này.

Tự học Guitar đệm hát

Hiểu biết về các thể loại âm nhạc (Gengre)

Chắc chắn là có rất nhiều thể loại âm nhạc tính cho đến thời điểm hiện tại. Nhưng có những loại được cho là nền tảng và bắt buộc bất kỳ người hoạt động âm nhạc nào cũng cần phải nắm rõ.

Thể loại cũng được chia thành dễ và khó. Chúng đều có những kỹ thuật đặc trưng riêng. Hãy tập luyện cho bản thân một vốn đặc trưng ấy để khi cần có thể sử dụng. Còn thể loại bạn yêu thích thì không cần quan tâm nó là gì hãy tìm hiểu hết tất cả mọi thứ có thể và làm cho nó hay hơn.

Các thể loại cũng được trộn (Mix) với nhau rất nhiều như: Disco funk, funk rock, jazz funk, latin funk….Mỗi người tự học Guitar sẽ có điểm mạnh và yếu khác nhau. Mục tiêu cuối cùng vẫn là sáng tạo.

Hiểu biết về nhạc cụ khác

Tự học Guitar không có nghĩa là bạn không cần biết các nhạc cụ khác đánh như thế nào?

Vì khi bạn hiểu được các nhạc cụ khác 1 cách tổng quan bạn sẽ hiểu được 1 phần nào đó ý đồ của những người biểu diễn khác tạo nên sự tinh tế cho phần biểu diễn của bạn nếu bạn có thể nghe, hiểu và kết hợp với các nhạc cụ ấy. 

Cái này cần kinh nghiệm nhiều trong quá trình đi diễn. Mình chắc chắn bạn cũng sẽ khó chịu khi gặp một người chỉ biết phần của mình mà không quan tâm đến phần của những người xung quanh.

Một số nhạc cụ đề xuất: Piano, violin, Saxophone, Bass, drum….

Lên Lịch tập luyện

Từ các nội dung mình liệt kê, các bạn phải cho mình một cái lịch tập luyện cụ thể mỗi ngày bao nhiêu phút cho phần nào. Có người luyện tập 1 ngày tận 8 tiếng. Có người luyện tập một ngày 2 tiếng. Có bạn luyện được 1 chút. Có người chả luyện tập gì. Dù bạn tập như thế nào nó cũng có kết quả tương xứng.

Lịch luyện tập mình tối thiểu:

  • 30p học, luyện tập nhạc lý, ký xướng âm
  • 30p các bài exercise nền tảng 2 tay
  • 30p các bài cơ bản dựa trên nhạc lý
  • 30p nghiên cứu và luyện tập ca khúc dựa theo thể loại âm nhạc

Lịch luyện tập đề xuất

  • 2 tiếng nhạc lý, ký xướng âm
  • 1 tiếng exercise
  • 1 tiếng các bài exercise dựa theo nhạc lý
  • Tập mỗi ngày 1 bài mới dựa theo thể loại.

Dưới đây là checklist về phương pháp tự học của Guitar cơ bản. Vì mình học nhạc lý bằng tiếng anh nên mình sẽ ghi bằng tiếng anh sẽ đầy đủ hơn.

Checklist Tự Học

Nhạc lý Cơ bản:

  • Elements of music
  • Pitch
  • Note value
  • Rhythm
  • Scale(Natural, Harmonic, melodic, Pentatonic) 
  • Degrees of the scale
  • Key Signature
  • Bar and Time Signature
  • Stave and Clef
  • Accidental
  • Intervals
  • Time division
  • Chords (Triads, 7th)
  • Note on stave
  • Dynamic
  • Irregular Time Division
  • Grouping of notes
  • Transposition
  • Articulation mark
  • Performance Directions
  • Ornament
  • Sheet Music (Chord chart, Lead sheet)

Kỹ thuật Guitar Cơ bản

Các bài luyện 2 tay nền tảng Guitar

  • Left hand Exercise
  • Right hand Exercise
  • Picking Exercise
  • Strumming Exercise

Các bài Luyện Guitar dựa theo nhạc lý

  • Rhythm
  • Chords
  • Arpeggios
  • Chords changed
  • Scale, Scale partten
  • Lick
  • Melody
  • Chords progressions
  • Các bài tập nhìn bản nhạc

Các kỹ thuật Guitar đặc trưng cơ bản:

  • Hammer-on
  • Pull-Off
  • Slide
  • Palm Mute
  • Mute Picking
  • Finger Picking
  • Bend

Kết:

Để giỏi một môn gì đó bạn cần 10,000 giờ luyện tập. Chúc các bạn thành công.

Mọi thắc mắc có thể để lại comment hoặc gửi thắc mắc về email: guitarclub@adammuzic.vn. 

Biên soạn: Trần Khắc Thái Sơn

Biên tập: Trần Khắc Thái Sơn

Phát hành và sở hữu bản quyền: ADAM Muzic

Quickom Call Center