Dạo gần đây, Fanpage Trường Âm nhạc ADAM MUZIC đã nhận được rất nhiều câu hỏi quan tâm về vấn đề cơ thể bị gồng khi hát lên những nốt cao. Các bạn muốn biết rõ hơn vì sao mình lại bị như thế và cách khắc phục là gì để hát được những nốt cao với âm thanh phát ra đẹp nhất có thể.
Trong bài viết này, hãy cùng ADAM MUZIC khám phá ra nguyên nhân và cách khắc phục nhé.
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng gồng khi hát lên những nốt cao. Nhưng hôm nay, mình sẽ đề cập đến một lý do rất quan trọng nhưng thường không được chú ý đến. Đó là vị trí của hàm dưới của chúng ta. Nghe qua thì có vẻ như chẳng quan trọng gì lắm, nhưng nếu khắc phục được việc này thì bạn chắc hẳn giảm được từ 40% – 60% tình trạng gồng khi hát đó.
Vậy thì, hàm dưới của chúng ta phải như thế nào thì mới hỗ trợ giọng hát được tốt nhất?
Bây giờ, hãy thử hát một nốt duy nhất với cao độ mà bạn nghĩ là cao so với giọng của mình. Sau đó hãy nhìn vào gương, bạn có thấy hàm dưới của mình di chuyển nhiều về phía trước và làm lộ rõ hai bên xương quai hàm ra không?
Xin chúc mừng bạn nếu như bạn không gặp phải tình trạng này.
Còn các bạn còn lại ơi, xin hãy đừng lo lắng nhé, vì chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng này sớm thôi, miễn là bạn kiên trì cùng ADAM MUZIC.
A. NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC HÁT BỊ GỒNG
Các bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao mình lại “tự động” đưa hàm dưới ra như thế mỗi khi lên nốt cao chưa? Mặc dù bản thân không muốn xíu nào nhưng cơ thể vẫn tự phản xạ theo cách đó? Để “bào chữa” cho hành động đó của cơ thể, mình sẽ đưa ra những lý do sau đây:
- Xác định điểm bám:
Bình thường, khi hát lên nốt cao, nhiều người sẽ có xu hướng đưa hàm dưới ra để cảm nhận “điểm bám” trong giọng hát của mình.
Đã bao giờ bạn hát mà cảm thấy bị “mông lung”, giọng hát “trôi tuột” đi đâu mất tiêu, không còn cảm giác và cũng không điều khiển được nó chưa?
Cơ thể của bạn đã tự động loại bỏ cảm giác mông lung đó bằng cách cho bạn một điểm tựa: Hàm dưới.
Đây là một điểm tựa mà mình và các bạn không hề mong muốn. Bởi vì khi đó, một là bạn sẽ cảm thấy rất mệt và rất mỏi ở các cơ vùng miệng. Âm thanh bạn gửi đến người nghe cũng sẽ không được thoải mái. Và đặc biệt, nếu tiếp tục bám vào vị trí này thì bạn sẽ khó mà lên được những nốt cao hơn.
2. Sử dụng hơi quá nhiều:
Về lý do này thì nghe hơi…kì lạ, vì: Dùng hơi nhiều thì tốt chứ tại sao lại là một lý do dẫn đến việc gồng trong giọng hát?
Giờ hãy tưởng tượng bạn đang cầm trên tay một quả bong bóng. Tay trái của bạn đang bóp chặt đầu không cho không khí thoát ra, tay phải đang cầm phần thân của quả bóng. Nếu tay trái buông ra một cách bất chợt thì quả bóng sẽ như thế nào? Không khí trong bóng thoát ra nhanh chóng, nhưng lực của không khí trên đường thoát ra lúc này sẽ rất rất nhẹ.
Nhưng nếu như tay trái bạn để hở ra một lỗ nhỏ để không khí thoát ra, đồng thời tay phải dùng lực bóp vào phần thân của quả bóng, thì mình cá là lượng không khí thoát ra tuy ít, nhưng lực của nó hướng ra bên ngoài sẽ mạnh hơn nhiều. Các bạn thấy đó, hơi thở thoát ra càng nhiều, trái bóng càng mau xẹp và lực không khí thoát ra lúc đó cũng rất ít.
Khi hát cũng vậy.
Hiệu quả sử dụng hơi thở được xác định không phải bởi hơi thở thoát ra nhiều bao nhiêu, mà là lượng hơi thở được giữ lại trong cơ thể còn lại bao nhiêu sau mỗi câu hát. Việc nén hơi này thường sẽ được các cơ quanh vùng bụng và cơ hoành đảm nhiệm. Nhưng nếu bạn không có thói quen này, cơ thể sẽ tự động giao trách nhiệm đó lại cho hàm dưới của bạn.
Vì vậy, nếu muốn hàm dưới không cần phải gồng lên để tránh thoát hơi nữa thì bạn phải tập cách sử dụng cái cơ quanh vùng bụng và cơ hoành.
3. Tạo độ nén cho giọng hát:
Sẽ có những lúc bạn lên nốt cao sẽ bị vỡ giọng. Điều đó chứng tỏ bạn đang không có đủ những sự hỗ trợ từ cơ hoành, cơ vùng bụng, khẩu hình miệng, hơi thở,….và để khắc phục tất cả những yếu tố kể trên thì phải cần một khoảng thời gian nhất định. Nhưng ngay trong lúc đó, điều duy nhất bạn có thể làm đó chính là gồng hàm dưới lại để tạo độ nén cho giọng hát, để không bị vỡ nữa. Điều đó, nếu được bạn thực hiện lâu dài, nó sẽ trở thành một thói quen. Và đây là một thói quen xấu cần từ bỏ nó càng sớm càng tốt.
B. CÁCH KHẮC PHỤC VIỆC GỒNG KHI HÁT
Để khắc phục được tình trạng này, mình cần các bạn cùng làm với mình một vài động tác sau:
Đầu tiên, bạn hãy giơ hai tay lên và co lại thành hình nắm đấm. Sau đó mở miệng ra và để hai nắm đấm đó vào hai bên má. Làm sao cho nắm đấm của bạn ngăn không cho bạn ngậm miệng lại được.
Sau đó hãy lựa chọn một bài hát bất kì mà bạn thích, hãy thể hiện ca khúc đó với một khẩu hình miệng luôn mở như thế. Lúc này, hai nắm đấm của bạn sẽ đóng vai trò như một vật cố định lại xương quai hàm. Giúp ngăn không cho hàm dưới đưa ra cũng như đóng miệng lại.
Với bài tập này, bạn có thể tạm gác lại vấn đề phát âm qua một bên. Không cần tròn vành rõ chữ, không cần phát âm đúng từng từ nữa. Hãy chuyển sự chú ý đến hàm dưới, quan sát và cảm nhận vị trí đúng của nó và từ từ thả hai tay ra, đảm bảo sau khi hai tay thả ra, hàm dưới của bạn vẫn giữ nguyên vị trí là được.
Bạn cũng có thể sở hữu 1 dụng cụ tập hơi qua Link này
Nếu như nó lại gồng, và chắc chắn là như vậy vì đâu ai luyện tập một lần là thành công rực rỡ đúng không nào, khi đó, bạn hãy tiếp tục co tay lại như nắm đấm và để lên hai bên má như nãy giờ chúng ta làm nhé.
Hãy kiên trì luyện tập để đạt được kết quả tốt nhất nhé.
Hoặc các bạn có thể tham gia khoá học tại Trường Âm nhạc ADAM MUZIC để nhận được sự hướng dẫn tận tình, chi tiết của các Giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm.
Để biết thêm thông tin về các khoá học, hãy liên hệ:
Địa chỉ: 192 Võ Thị Sáu, Phường 07, Quận 03, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 028.6683.0183 – 0908.909.925
Email: [email protected]
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hy vọng sẽ được gặp bạn tại ADAM MUZIC trong khoảng thời gian sắp tới nhé.