Làm sao để hát nhạc Jazz?

Nhạc Jazz, một thể loại âm nhạc khá nổi tiếng, hầu như ai yêu nhạc cũng đã từng nghe qua một vài bản nhạc Jazz ít nhất một lần trong đời. Nhưng các bạn có biết, thể loại nhạc này có nguồn gốc rất đặc biệt không? Trước khi đến với các điểm cần lưu ý khi hát Jazz, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của thể loại nhạc này nhé. 

1. Nguồn gốc nhạc Jazz:

Nhạc Jazz là một thể loại âm nhạc có nguồn gốc từ các cộng đồng người Mỹ gốc Phi của thành phố New Orleans. Khi đó, người da đen Châu Phi bị bắt sang Châu Mỹ trở thành nô lệ của những người da trắng. Họ sống một cuộc đời đầy đau thương, nghèo khó và tối tăm,…họ tìm đến âm nhạc và từ đó, nhạc Jazz ra đời. Lúc bấy giờ, âm nhạc của họ đều là những bài hát nói về thói đời bội bạc hoặc cuộc tình tan vỡ trong hơi men,… (xem thêm bài viết về nhạc Jazz tại đây)

Và từ năm 1920, nhạc Jazz đã trở thành một thể loại âm nhạc phổ biến và được đông đảo quần chúng đón nhận.

Nét đặc trưng của thể loại nhạc này đó chính là những “nốt nhạc buồn” hay còn gọi là “Blue Note” kèm với những đoạn ngẫu hứng (Improvise). Ngoài ra, nhạc Jazz thường xuất hiện những đoạn nhạc với nhịp điệu thay đổi liên tục không theo quy tắc, được gọi là Polyrhythm và có thêm đảo phách (Syncopation) cho bài nhạc thêm phong phú. 

Nghe có vẻ phức tạp, nhưng các bạn yên tâm nhé. Để hát được nhạc Jazz, các bạn không cần có một giọng hát quá cao, quãng giọng quá rộng hoặc một kỹ thuật nào quá cao siêu. Ngay cả khi trước đây bạn chưa bao giờ hát nhạc Jazz, bạn vẫn có thể làm được nếu như bạn biết được những đặc trưng của Jazz, áp dụng nó vào bài hát và cá nhân hóa bài hát theo cách riêng của mình.

2. Một số kỹ thuật cơ bản trong Jazz:

  • a. Làm chủ nhịp điệu trong nhạc Jazz

Ca sĩ hát nhạc Jazz thông thường sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật đảo phách (Syncopation) trong bài hát để tạo nét đặc trưng riêng. Vì vậy, chúng ta không thể nào nhầm lẫn nhạc Jazz với bất kỳ thể loại nào khác bởi nét đặc biệt của nó. Bằng cách hát hơi lệch nhịp đi một tí (Offbeat) hoặc bắt đầu hát ở những phách không nằm đầu ô nhịp (Upbeat), các bạn đã thể hiện được một trong những đặc trưng của nhạc Jazz rồi đó. 

Để luyện tập, các bạn hãy đặt chân xuống đất và bắt đầu gõ theo nhịp 1-2-3-4. Trong lúc đạp nhịp, các bạn hãy hát “na” theo mỗi lần chân đụng đất đi nào. Đúng rồi. Bây giờ hãy làm ngược lại. Khi chân các bạn nhấc lên khỏi mặt đất, các bạn hát “na” một lần. Vậy là các bạn đã làm được đảo phách rồi đó.

Hãy nghe và cảm nhận Syncopation, Offbeat, Upbeat trong bài nhạc sau đây các bạn nhé.

  • b. Swing – một nhánh nhỏ của Jazz:

Vào năm 1930, Thời kỳ Đại suy thoái bùng nổ cũng gây nên một vài khó khăn với những người nghệ sĩ nhạc Jazz. Lúc này, Jazz không còn quá phức tạp về đường giai điệu và nhịp phách thì cũng không còn sử dụng quá nhiều nhịp lở nữa. Sự thay đổi này tạo ra một nhánh nhỏ hơn của Jazz, nghe mượt mà, thoải mái hơn, đó là nhạc Swing. Ví dụ như ở nhịp 4/4 trong nhạc Ballad, chúng ta thường nhấn mạnh ở phách 1 và mạnh vừa ở phách thứ 3. Trong khi với nhạc Swing, bạn nên nhấn mạnh ở phách thứ 2 và phách thứ 4 để ra được tính đặc trưng của dòng nhạc này. Hãy thử làm cùng ADAM MUZIC một ví dụ nhé. Các bạn vừa vỗ tay theo nhịp và hát với một cao độ bất kỳ các chữ: “một, hai, ba, bốn” nhé. Sau đó, với số “hai” và số “bốn”, các bạn hãy hát mạnh hơn số “một” và số “ba” nhé. 

  • c. Hát những nốt ngoài hợp âm (Non-harmonic Tones): 
Trong nhạc Jazz, ca sĩ thường sử dụng những nốt ngoài hợp âm (Non-harmonic Tones) để bỏ vào bài hát của mình. Nghe có vẻ như cao độ hơi chênh một xíu, nhưng để làm được cái “chênh” đó yêu cầu khả năng nghe và khả năng giữ giai điệu phải vững để không bị “bay” ra khỏi bài hát. Ví dụ với hợp âm C (Đô Trưởng).Ngoài 3 nốt C (Đô), E (Mi), G (Sol), các bạn hãy thử hát lên nốt ở quãng 7 (Nốt B – Si) hay quãng 9 (Nốt D – Rê) xem. Khá là khó đúng không nào. Vì vậy, hãy luyện tập thường xuyên cùng ADAM MUZIC để có được kết quả như mong đợi các bạn nhé. 

Ngoài ra, khả năng sáng tạo ngẫu hứng, ứng tấu (Improvise) là vô cùng quan trọng trong nhạc Jazz để thể hiện đặc tính tự do của Jazz. Bài Feeling Good dưới đây là một ví dụ điển hình cho kỹ thuật này.

  • d. Cảm xúc – phần quan trọng nhất của một bài hát nhạc Jazz:

Nhạc Jazz được ra đời trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và chủ nhân của thể loại này chính là nạn nhân của chế độ đó. Những người nô lệ da đen. Âm nhạc của họ không nhất thiết phải sử dụng những kỹ thuật gì quá cao siêu, quá vi diệu bởi vì nhạc Jazz đơn giản chỉ là một phương tiện để giải bày nỗi lòng, để truyền tải cảm xúc. Lúc bấy giờ, nhạc cụ được sử dụng trong nhạc Jazz chỉ đơn thuần là một cây đàn Guitar và thêm một cái kèn đồng. 

Một số lời khuyên mà các nghệ sĩ thường đưa ra, đó là trước khi lên sân khấu, hãy tưởng tượng về câu chuyện mà bài hát đang nói đến, đưa nó vào cuộc sống của chúng ta. Cá nhân hóa bài hát đó và để cảm xúc làm những việc còn lại thay bạn.

 

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. 

Học nhạc 1 kèm 1 - Adam Muzic

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    *Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

    Nếu xảy ra lỗi trong quá trình đăng ký

    Bạn vui lòng liên hệ với Adam Muzic qua SĐT

    0902.451.599 hoặc Zalo


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?


      Nếu bạn cần tìm một nơi học nhạc chuyên nghiệp, cùng đội ngũ giảng viên có bằng cấp, với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong nghề. Thì hãy đến với chương trình: Học nhạc 1 kèm 1

      Adam Muzic sẽ biến việc học hát của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào:

      • Việc kết hợp những phương pháp hiện đại, khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu những kiến thức âm nhạc một cách nhanh chóng
      • Việc đưa các ứng dụng thu âm, phần mềm đo đạt vào việc học sẽ giúp bạn quan sát được giọng hát và theo dõi sự tiến bộ của giọng hát một cách rõ ràng, trực quan
      • Hệ thống phòng thu chuyên nghiệp, hiện đại chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm học đẳng cấp

      Còn nếu bạn muốn trở thành một Ca sĩ chuyên nghiệp và muốn được học trực tiếp với Thầy Đoàn Nhược Quý – Nghệ sĩ với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ca hát và biểu diễn. Hãy đến với Chương trình “Phát triển nghệ sĩ“. Bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện từ thanh nhạc, sáng tác đến sản xuất âm nhạc. Chương trình không chỉ giúp bạn nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển tư duy sáng tạo và một phong cách âm nhạc độc đáo.

      Hãy để Adam Muzic biến ước mơ ca hát của bạn trở thành hiện thực bạn nhé!

      Quickom Call Center