Trò chơi rèn luyện trí não chắc hẳn là một trong những sự lựa chọn của các bạn học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng để vừa bổ ích vừa mang tính giải trí sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi. Nhưng trên thực tế, vào năm 2016, công ty Lumosity – một công ty chuyên sản xuất những trò chơi rèn luyện trí não đã bị phạt 2 triệu đô la vì quảng cáo sai tác dụng của trò chơi. Lumosity đã tuyên bố rằng các trò chơi rèn luyện trí não có thể giúp người dùng cải thiện tốt hơn trí nhớ và sự hoạt động của não. Đồng thời ngăn chặn các căn bệnh như Alzheimer, chấn thương sọ não và giải tỏa sự căng thẳng sau chấn thương. Sau đó, Đại học Illinois đã xác định rằng có rất ít hoặc có thể là không có những tác dụng như Lumosity đã tuyên bố.
Nếu những trò chơi không giúp được nhiều cho chúng ta trong việc rèn luyện não bộ, thì việc học thêm một nhạc cụ chính là cách giúp bạn vừa giải trí vừa có ích cho não đó. Sau đây, các bạn hãy cùng ADAM MUZIC tìm hiểu lý do tại sao học nhạc cụ lại bổ ích đến như vậy nhé.
Nhà giải phẫu thần kinh Catherine Loveday tại Đại học Westminster đã từng nói: “Âm nhạc có thể làm nên điều gì đó độc đáo.” Bà khẳng định thêm: “Âm nhạc kích thích não bộ một cách rất mạnh mẽ vì nó có mối liên hệ cảm xúc mật thiết với chúng ta.”
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, việc học nhạc cụ có thể thay đổi cấu trúc và chức năng của não bộ để có thể phát triển tốt hơn. Đồng thời, điều đó còn giúp cải thiện trí nhớ dài hạn của mỗi người trong chúng ta. Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Montreal, các nhạc sĩ có tinh thần tỉnh táo hơn và tập trung hơn. Hơn nữa, nhà nghiên cứu Simon Landry cung cấp thêm thông tin rằng. Học nhạc cụ sẽ giúp chúng ta phản ứng nhanh hơn khi về già. Việc học nhạc cụ đồng thời cũng sẽ giúp những người lớn tuổi cải thiện chứng phản ứng chậm của mình.
Việc luyện tập chơi một nhạc cụ mang lại cho chúng ta nhiều trải nghiệm phong phú và phức tạp hơn khi các trò chơi trí tuệ trên chiếc smartphone của chúng ta đó. Nó tác động đến nhiều giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác,…điều này khiến cho bộ não của chúng ta hoạt động một cách toàn diện hơn. Lâu dần sẽ tạo thành thói quen cho não, khiến cho não làm việc hiệu quả hơn.
Chụp cắp lớp điện toán (CT Scanner) là một kỹ thuật đặc biệt cho phép ta nhìn thấy hoạt động của não bộ trên một cơ thể sống. Nhờ có kỹ thuật này, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu về cấu trúc não của một nhạc sĩ và thấy phần nối giữa 2 nửa bán cầu của họ có kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước bình thường. Lúc đầu, các nhà nghiên cứu không thể khẳng định rằng việc học nhạc là nguyên nhân gây nên những khác biệt đó. Mãi cho đến khi các nhà khoa học thực hiện thêm một nghiên cứu dài hạn trên những em bé 14 tháng tuổi. Kết quả cho thấy, những bé được học âm nhạc có sự thay đổi mạnh mẽ về chức năng cũng như cấu trúc của não.
Tóm lại, kết quả của những nghiên cứu trên đã chứng mình rằng học nhạc cụ làm tăng khối lượng chất xám cho não. Đồng thời, tăng cường các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.
Để nhấn mạnh vào tầm quan trọng của âm nhạc đến não, nhà nghiên cứu Loveday có nói: “Âm nhạc chạm đến từng ngõ ngách trong não bộ của chúng ta. Nó là một chất kích thích mạnh mẽ nhất để phát triển não bộ mà không có gì có thể làm được.”
Qua bài viết này, ADAM MUZIC hy vọng sẽ mang đến cho các bạn một góc nhìn mới về lợi ích của việc tiếp xúc với âm nhạc.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Refrence: John Rampton, The Benefits of Playing Music Help Your Brain More Than Any Other Activity, 21/8/2017.