Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Cấu hình máy tính sản xuất nhạc

Cấu hình máy tính sản xuất nhạc

Hôm nay ADAM Muzic xin đi sâu về máy tính trong mảng các thiết bị của phòng thu và hy vọng với một số gợi ý sau đây những bạn có đam mê về sản xuất nhạc hay các bạn có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này sẽ có được thông tin bổ ích.

Bây giờ chúng ta hãy cùng đi vào phân tích từng yếu tố

  1. Motherboard: Bo mạch chủ là thiết bị phân phối điện đi các bộ phận linh kiện khác khi được cắm vào nguồn, nó cũng là linh kiện liên kết tất cả các linh kiện khác để làm chiếc máy tính hoạt động. Nếu để tự lắp một chiếc máy tính đơn giản thì việc lựa chọn mua Mainboard là không khó nhưng nếu bạn muốn mua một chiếc máy tính để làm nhạc thì đối với người mới ta nên có một sự đầu tư hợp lí, tiết kiệm nhưng mang tính dài hạn. Với riêng ý kiến của ADAM Muzic về khoản này ta nên chọn những mainboard có thể sử dụng cho Chip CPU dòng Corei7 hoặc Xeon với các tiêu chí như nhiều khe mở rộng, nhiều khe cắm ram để có thể dễ dàng nâng cấp về sau.

    Hình ảnh Mainboard (Asus X99) từ trang web Asus
    Nguồn: https://www.asus.com/vn/Motherboards/X99M_WS/gallery/

  2. Chip CPU: Trên thị trường hiện nay, phần mềm làm nhạc rất nhiều kèm theo đó là các plugin, VST, VSTi đa dạng nhưng vẫn chưa thể đáp ứng hết hiệu năng sử dụng của các chip nhiều nhân đa luồng hiện đại ngày nay. Cho nên trong quá trình để các nhà sản xuất nâng cấp phát triển phần mềm để có thể chạy hết hiệu suất của chip CPU ta nên chọn một chip CPU vừa tiền và hợp lý. Lời khuyên cho lựa chọn này là các chip I3, I5. Nếu sau này nhu cầu tăng lên ta có thể nâng cấp chip lên thành I7, Xeon mà không cần phải thay mainboard vì vấn đề mainboard ADAM Muzic đã đề cập trên. Lựa chọn mainboard tốt để chạy đường dài, dễ dàng nâng cấp mặc dù giá thành cho khoản này hơi cao.

    Hình ảnh chip vi xử lý (Intel Corei7) tại trang web Intel
    Nguôn: https://www.intel.com/buy/us/en/product/components/intel-core-i7-5820k-33ghz-15mb-smart-cache-l3-box-411064

  3. Ram: Đây là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, chức năng của nó là ghi lại và đọc các tác vụ trên phần mềm hiện hành trên bộ nhớ của nó. Và đây là bộ nhớ tạm thời khi tắt máy dữ liệu lưu trên nó sẽ bị xóa. Đối với công việc sản xuất nhạc cũng như các công việc cần máy tính làm việc đa nhiệm thì dung lượng RAM lớn rất cần thiết và gợi ý cho mục này là sử dụng bộ nhớ RAM khoảng 8GB trở lên. Vì khi làm nhạc ta phải bật cùng lúc rất nhiều phần mềm cho nên dung lượng RAM lớn giải quyết cho việc xử lý đa nhiệm các phần mềm tốt hơn.

    Hình ảnh Ram của hãng Corsair tại trang web của Corsair
    Nguồn: http://www.corsair.com/en-us/memory/vengeance

  4. Hard Drives (Ổ cứng): Đối với việc làm nhạc cũng như làm Film chúng cần lưu trữ dung lượng rất khủng, và cũng không có gì lạ khi máy tính sản xuất nhạc thường sử dụng 2 ổ cứng trở lên. Gợi ý cho đề mục này là 1 ổ SSD (Soild State Drive) ổ cứng có khả năng ghi/đọc dữ liệu ở tốc độ cao để cài hệ điều hành và các chương trình cần thiết; 1 hay nhiều ổ cứng SSHD (Soild State Hybird Drive) hay còn gọi là ổ cứng lai (lai giữa SSD và HDD) cho ta dung lượng lưu trữ lớn kèm theo việc truy xuất dữ liệu tốc độ khá nhanh. Và đừng quên lựa chọn thiết lập RAID hợp lí để truy cập dữ liệu và backup những dự án của bạn một cách an toàn. Hãy thử tưởng tượng nếu 1 ngày ổ cứng của bạn bị hư và dữ liệu trong ổ cứng không còn … chắc chắn rất là bức bối và rắc rối.

    Hình ảnh ổ cứng WD Black từ trang web của hãng Western Digital
    Nguồn: https://www.wdc.com/en-um/products/internal-storage/wd-black-desktop.html

  5. PSU (Nguồn): Nguồn có chức năng cung cấp điện cho bo mạch chính, nếu nhu cầu máy tính của bạn sử dụng nhiều cổng USB, nhiều khe mở rộng, quạt tản nhiệt thì lựa chọn PSU có công suất thực và mạnh là cần thiết. Gợi ý là trên 550W

    Hình ảnh nguồn Corsair từ trang web của hãng Corsair.
    Nguồn: http://www.corsair.com/en-us/ax1500i-digital-atx-power-supply-1500-watt-fully-modular-psu

  6. VGA (Video Card): Làm nhạc thì VGA cũng không mấy cần thiết vì các mainboard hiện nay đều tích hợp VGA trên đó, tuy là không mạnh nhưng đủ để chạy giao diện các phần mềm làm nhạc một cách phà phà. Về sau nếu các bạn có lấn sân sang công việc làm Clip, Xử lý phim, ta có thể mua thêm card màn hình rời cắm vào khe mở rộng
  7. CD/DVD Drive: Ngày nay linh kiện này dường như đang được lượt bỏ vì sức mạnh gia tăng của Internet. Ta có thể lên mạng tìm kiếm rất nhiều thứ mà không cần phải ra ngoài mua đĩa
  8. Keyboard/Mouse: Cái này mua loại bình thường để sử dụng là được
  9. Monitor (Màn hình): Nếu nhu cầu sử dụng của bạn cần phân chia nhiều màn hình để quản lý và kiểm soát công việc thì ta có thể mua 2 màn hình trở lên để sử dụng.
  10. Một số linh kiện phụ khác như quạt tản nhiệt, vỏ máy,v.v…

Từ những điều trên ta có thể mua linh kiện và lắp cho mình một chiếc máy có thể giải trí đơn giản nhưng cũng có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất nhạc với giá từ 12tr – 15tr đồng, nhiều bạn cho rằng phải là máy hiện đại như của Apple thì mới sản xuất được nhạc và đó là một suy nghĩ lệch lạc. Các sản phẩm của Apple là các sản phẩm cao cấp về thiết kế cũng như chất lượng, nhưng quan trọng là hiệu năng bạn sử dụng có đến mức phải bỏ ra 40,50tr – 100,200tr để mua 1 chiếc Imac hay MacPro hay không. Vì với số tiền đó bạn có thể mua được 1 chiếc workstation có cấu hình cao hơn rất nhiều. Không phải cầm trong tay các thiết bị xịn nhất bạn có thể làm một bài nhạc hay nhất, yếu tố con người mới là điều quyết định trước tiên, hãy cố gắng trao dồi kiến thức về nhạc lý, sử dụng phần mềm, trao dồi kỹ năng, cảm xúc âm nhạc, và cuối cùng là nhảy vào máy và làm ra sản phẩm của mình. Bài viết trên của ADAM Muzic hy vọng giúp các bạn bổ sung thêm mộ số kiến thức về máy tính cơ bản cũng như biết được máy tính quan trọng thế nào với người sản xuất nhạc. Vì vậy lựa chọn hợp lí và vừa với túi tiền của mình để điều đáng lưu ý.

Quickom Call Center