- Thói quen tăng âm lượng, đẩy hơi:
Hiện tượng này rất dễ thấy khi hát đến các đoạn cao của giọng ngực và các nốt đầu tiên của giọng mix voice, có nhiều người mắc phải, và có thể bạn thân bạn đã từng trải qua.
Khi giọng ngực bắt đầu lên cao, càng lên cao bạn càng đẩy nhiều hơi và hát lớn hơn các nốt thấp trước đó. Bạn nghĩ rằng hát to và đẩy hơi như vậy mới có thể lên tới nốt cao đó, càng cao bạn càng cho rằng phải dùng thêm nhiều sức hơn.
Kết quả là bạn bị căng thẳng, hết hơi, âm thanh thì càng lớn, khiến bạn tốn lực, nhưng nốt cao vẫn vỡ, và càng cố hát lớn hơn, dùng nhiều hơi hơn thì bạn càng bị vỡ.
Nguyên nhân:
Như chúng ta đã tìm hiểu ở những bài nguyên lý (từ 1-5, đặc biệt là bài 2), áp suất dưới dây thanh phải phù hợp vừa phải, không được quá thấp, không được quá cao. Khi chúng ta hình thành thói quen càng lên cao càng tăng âm lượng, càng đẩy hơi, lúc này áp suất dưới dây thanh sẽ đột ngột tăng rất cao, khiên cho dây thanh bị bật ra xa và khó kết nối trở lại. Thêm vào đó hơi thở ma sát mạnh vào mép dây thanh, làm cho dây thanh bị đau, giọng bị khàn, âm thanh phát ra bị vỡ.
Nguồn ảnh:
Bài viết “Differences Among Mixed, Chest, and Falsetto Registers: A Multiparametric Study” – Những sự khác biệt đối với giọng ngực, giọng pha, và giọng gió, nghiên cứu trên đa dạng đại lượng.
Link tham khảo:
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0892199720304860?dgcid=rss_sd_all
Chest voice có âm lượng lớn nhất, falsetto có âm lượng nhỏ nhất, còn mix voice có âm lượng nhỏ hơn chest voice và lớn hơn falsetto. Vậy khi chuyển từ chest voice sang mix voice, mà giữ thói quen hát lớn, tăng âm lượng thì rất khó thành công.
- Nên giữ âm lượng như thế nào khi thực hiện mix voice:
Khi thực hiện mix voice, nên tập trung cao độ giảm âm lượng dần dần ở những nốt bắt đầu cao ở giọng ngực, sau đó giữ âm lượng vừa phải này để bước vào đoạn chuyển mix voice- passaggio mà bạn mong muốn. Thật tập trung để giữ âm lượng, không được hát lớn hơn, khi bạn không cố hát lớn, thì bạn sẽ tự ý thức không tống nhiều hơn qua thanh quản, hai điều này thường đi đôi với nhau. Giữ âm lượng vừa phải này, cho đến khi giọng chuyển dần sang falsetto hoặc là headvoice.
Tập đi tập lại, để đoạn chuyển ngày có âm lượng thay đổi thật mượt mà, khó nhận ra.
Mix voice và nốt cao có lẽ không tốn nhiều sức, nhiều hơi và âm lượng như bạn nghĩ. Nhẹ nhàng với nó chúng ta sẽ thực hiện được.
- Bài tập mix voice, giữ âm lượng, hạn chế đẩy hơi:
Bài tập âm “Gru-a”. Thực hiện một quãng 5 lùi lại (5-4-3-2-1)
Mục đích của bài tập này, là duy trì âm lượng của âm u và a được tương đối ngang bằng nhau. Tuyệt đối không được thực hiện âm “Gru” nhỏ chênh lệch với “a”. Âm G-r sẽ giúp bạn có được một áp suất dưới thanh quản vừa phải, và dễ kết nối hai dây thanh, chúng ta không thể tống hơi khi đọc âm G-r và âm “u”, sau đó, giữ cảm giác này nối với âm a, phải tập trung vào cảm giác trước đó để không tống hơi ra.
Bài tập này còn giúp các bạn luyện tập độ linh hoạt của cơ miệng, cơ má, các cơ xung quanh miệng. Đây có lẽ là một bài tập khởi động hiệu quả, trước khi tập các bài tập nặng hơn của mix voice- passaggio.
- Tác giả: Nhật Thanh
- Nguồn bài viết tổng hợp