Bạn là một cameraman, một producer hay một editor… Bạn muốn giao tiếp với các arranger, music producer hay composer về các hạng mục âm nhạc. Tuy nhiên, một thực tế hay diễn ra là râu “ông này cắm cằm bà kia”, nghĩa là bạn diễn tả 1 đằng nhưng bên kia tiếp nhận một nẻo, vấn đề là thật sự 2 đơn vị rất khó hiểu ý nhau, để nắm bắt và bàn luận vì đa số làm việc qua mail và từ chuyên ngành không nắm rõ. Vì vậy, để giúp các bạn có một quy trình sản xuất âm nhạc cho TVC hiệu quả, hôm nay ADAMMuzic sẽ chia sẻ với các bạn những việc cần chuẩn bị và các thuật ngữ âm nhạc cơ bản để chúng ta dễ trao đổi với nhau nhé.
Những hạng mục cần chuẩn bị:
1. Storyboard
Thật sự, nếu ở điều kiện tối ưu thì nên có phim final trước, thì khi compose nhạc sẽ đúng hơn và “vào” hơn so với từng khoảnh khắc, vì lúc này Composer có thể cảm nhận được tính cách nhân vật, tình tiết phim một cách rõ ràng và chân thật nhất.
Tuy nhiên, hấu hết các phim đều sản xuất song song với nhạc, nghĩa là đã phải compose nhạc song song với việc dựng phim vì lý do thời gian hạn chế và chạy kịp deadline ra final. Vì vậy, ít nhất bạn cần phải có được Storyboad để hình dung và dựng nhạc trên Storyboad đó.
Đối với Storyboad thì phải fix được thời lượng từng cảnh quay, từng góc máy,…và rõ hơn có thể chú thích bằng lời văn hoặc miêu tả kỹ cảnh quay đó có các điểm gì đặc biệt. Mục đích để Composer có thể đo tính được tốc độ nhạc, mood nhạc cũng như thể loại âm nhạc phù hợp.
2. Reference Music
Bởi vì mỗi nhãn hàng có mỗi đặc trưng khác nhau về âm nhạc. Ví dụ, Điện máy xanh đặc trưng là vui, “lầy”, Vinamilk thường hơi hướng nhạc thiếu nhi và tươi sáng,… Vì thế, để dễ hình dung và tiến hành đúng hướng phần nhạc cho TVC thì bạn nên tham khảo ý kiến khách hàng và chuyên gia âm nhạc, để đưa ra 1 bài nhạc mẫu cho là phù hợp nhất, ngoài ra có thể “input” các đặc điểm bạn muốn thêm vào hoặc bớt ra trên bản nhạc đó.
Việc kím các bản nhạc reference rất đơn giản.
Cách đầu tiên, bạn có thể tìm các Clip có sẵn trên Youtube hoặc các clip ca nhạc để lột tả ý tưởng của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các bản nhạc demo trên các kho nhạc trực tuyến miễn phí như ADAMMuzic, Audio Jungle, Audio Network,… Sau đó “ướm” thử vào phim sao cho bạn cảm thấy phù hợp nhất.
3. Những điểm cần tránh
a. Thay đổi thời lượng nhiều lần:
Thật sự, không dự án nào tránh được việc thay đổi thời lượng và thời gian chuyển cảnh đã fix ở storyboad. Tuy nhiên, việc thay đổi này cần hạn chế càng ít càng tốt. Bởi vì sao? Nếu phim được tính bằng frame/khung hình, và việc kéo giãn ra hay thu ngắn lại khá dễ dàng thì âm nhạc không thật sự đơn giản như vậy.
Bởi vì tốc độ âm nhạc được tính bằng Bbm (Beat per Minuter) – Số phách trên phút, hay nói nôm na là tính bằng tốc độ bạn dậm chân hay vỗ tay, và nó thường “đều đăn” và không thay đổi tốc độ quá nhiều lần trong một bài nhạc được. Bạn hãy tưởng tượng, khi bạn nghe bài nhạc mà phần tốc độ cứ lúc nhanh rồi chậm rồi nhanh rồi lại chậm,… Thì bạn sẽ có cảm giác một thứ đó không chắc chắn để có thể enjoy được bài nhạc trọn vẹn. Việc không chắc chắn này nằm ở phần tốc độ bài nhạc.
Vì thế, để có thể sửa phần nhạc ở một đoạn video bị kéo thêm 2-3 giây thì Composer có thể phải edit cả một đoạn nhạc dài mới có thể fix được đoạn video bị kéo ra đó. Và tất nhiên, âm nhạc bây giờ không được “lành lặn” như lúc đầu nữa. Có vài trường hợp khi fix cảnh này lại bị lêch cảnh kia, gây mất thờ gian rất nhiều nhưng rốt cuộc lại không mang lại hiệu quả cao.
b. Người trực tiếp làm việc không có khả năng quyết định.
Trong một quy trình làm việc, nếu quy trình càng ngắn gọn thì càng tiết kiệm nhiều thời gian. Đối với mỗi cá nhân, việc hay/dở, cảm nhận của mỗi người đều khác nhau, vì vậy nếu quy trình quá nhiều sub bên dưới, khi các sub này trực tiếp nhúng tay vào việc input idea cho Composer, nhưng khi đem final lên cho người duyệt cuối cùng thì nhiều trường hợp rất “nhọ” là phải edit lại giống version cũ đã làm trước đó. Chính việc lủng củng trong khâu duyệt sản phẩm này là tác nhân hàng đầu gây mất đoàn kết cũng như mất thời gian rất nhiều trong việc sản xuất một sản phẩm.
Do đó, phương án tối ưu nhất đưa ra là người có quyền hạn duyệt sản phẩm sẽ là người đứng ra làm việc trực tiếp với Composer hoặc giao “khoán” cho một sub bên dưới – người được tin tưởng sẽ làm tốt công việc này, cũng như có chính kiến trong việc chịu trách nhiệm sản phẩm. Tránh trường hợp chỉ là người “vận chuyển ý kiến” khiến cho Composer và người duyệt không kết nối với nhau hiệu quả.
c. Người duyệt không có căn bản về âm nhạc.
Khi bạn mua một chiếc xe, bạn cần phải tìm hiểu sơ qua về loại xe đó trước, có những ưu nhược điểm gì, vận hành thế nào, ăn xăng bao nhiêu,…Hoặc đi cùng một người có chuyên môn thì chắc chắn bạn sẽ không lầm trong việc chọn mua.
Âm nhạc cũng vậy, việc biết căn bản về âm nhạc cũng rất quan trọng, nó giúp cho bạn đánh giá rủi ro tốt hơn, giao tiếp với Composer thuận lợi hơn, cũng như rút ngắn thời gian hiểu nhau giữa các team.
Việc biết này không cần phải quá chuyên sâu, chí ít bạn chỉ cần vài kiến thức cơ bản như từ chuyên ngành, tính năng các nhạc cụ cơ bản và cảm xúc các nhạc cụ đó mang lại. Các bạn có thể đăng ký học các lớp về cảm thụ âm nhạc tại các trường nhạc để thu thập và củng cố các kiến thức vững hơn, giúp cho phần công việc được hiệu quả hơn.
Và một cách hiệu quả nhất là bạn để các “chuyên gia âm nhạc” làm tốt phần việc của họ, bởi vì họ là người có nhiều kinh nghiệm nhất ở lĩnh vực này, các ý kiến của chuyên gia cũng cần được tôn trọng và xem xét một cách nghiêm túc.
Một số từ chuyên ngành cơ bản trong âm nhạc:
– Intro: đoạn nhạc mở đầu bài nhạc.
– Gian tấu: Đoạn nhạc dạo giữa bài nhạc trước khi vào phần 2 bài nhạc.
– Tempo: Tốc độ bài nhạc, được tính bằng Bbm (số phách/phút), một phách ở đây bằng một lần dậm chân xuống rồi nhấc chân lên. Khi tempo càng nhanh thì việc “nhịp” chân cũng sẽ nhanh theo. Ví dụ: Tempo = 60Bbm, nghĩa là trong 1 phút sẽ có 60 phách, hay nói cách khác sẽ có 60 lần nhịp chân/phút.
– Legato: các note được chơi liền nhau không ngắt quãng, tao cảm giác mềm mại.
– Staccato: Các note chơi ngắt quãng, rời rạc, tạo cảm giác giật, nảy, dứt khoát.
– Hook: đoạn nhạc lặp đi lặp lại một giai điệu, tạo cảm giác “ghi dấu” trong đầu người nghe. Ví dụ, trong quảng cáo Điện Máy Xanh, thì cuối mỗi câu đều có câu “Điện Máy Xanh” vang lên, làm cho người nghe bị “tiêm nhiễm” từ khóa này trong trí nhớ.
– Instrumentals: Nhạc nền, hay bình dân gọi là nhạc Karaoke, hoặc nhạc không lời.
– Giai điệu/melody: Giai điệu của giọng hát.
– Lyric: Lời bài hát.
Trên đây là vài chia sẻ theo kinh nghiệm của ADAMMuzic trong quá trình thực hiện các dự án từ trước tới nay, hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp cho các bạn nắm được những yếu tố cần thiết và cần lưu ý trong quá trình sản xuất âm nhạc cho một TVC. Nếu có thắc mắc bạn có thể comment hoặc liên lạc với chúng tôi theo thông tin liên hệ trên Website nhé.