Tìm kiếm
Close this search box.
Logo adam Muzic
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Giải mã bí ấn giọng hát (phần 4): Làm sao chúng ta thay đổi cao độ

I. Nhắc lại về cơ nhẫn giáp:

                              Nguồn ảnh: kenhub.com

Vị trí cơ nhẫn giáp nằm ở mặt trước thanh quản, phía dưới sụn giáp, phía trên sụn nhẫn, cơ này nối sụn nhẫn và sụn giáp ở mặt trước của thanh quản. Cơ nhẫn giáp bao gồm hai phần : phần đứng (nằm phía trên) và phần nghiêng (nằm phía dưới).

Hành động của cơ nhẫn giáp:

Khi phần đứng siết lại, sụn giáp sẽ nghiêng về phía dưới. Khi phần nghiêng siết lại, sụn giáp lại bị kéo về phía trước. Khi cơ nhẫn giáp hoạt động, hai phần này đều siết lại, dẫn đến việc sụn giáp sẽ bị kéo ra trước, nghiêng về phía dưới một chút. Lúc này, dây thanh bị kéo căng ra, độ dài cũng chúng tăng lên, và bị mỏng đi (giống như kéo căng sợi dây thun). Điều này làm cho dao động của hai dây thanh tăng lên, tần số dao động tăng nên âm thanh tạo ra cũng cao lên. Vậy cơ nhẫn giáp là cơ chính làm tăng cao độ của âm thanh (nghĩa là còn có những cơ khác cũng tham gia vào việc tăng cao độ nữa, đề cập ở phần sau)

          Chiều co của cơ nhẫn giáp, và độ nghiêng về phía dưới của sụn giáp.

II. Nhắc lại về cơ giáp phễu và cơ thanh âm:

         Cơ giáp phễu (TA) nằm bên ngoài cơ thanh âm, và chiều co của nó
                             Cơ thanh âm (vocali)

Cơ giáp phễu và cơ thanh âm gồm những sợi cơ bắt nguồn từ mặt trong của phần phía trước sụn giáp, chúng chặp vào nhau tại điểm này. Khi bị kéo lại gần nhau để phát âm, dây thanh sẽ bắt đầu khép từ điểm này.

 Hành động của cơ giáp phễu và cơ thanh âm:

Điểm khác nhau, là cơ thanh âm khi co lại sẽ kết nốt hai thanh đới bắt đàu từ điểm tiếp với sụn giáp, đẩy sụn giáp và sụn nhẫn cách xa nhau, làm căng thẳng dây thanh, điều này kết hợp với cơ nhẫn giáp trong quá trình tạo ra âm thanh cao.

Còn khi cơ giáp phễu co lại, cũng sẽ kết nối hai thanh đới, nhưng lại kéo sụn phễu về phía trước, thả lỏng hai thanh đới, chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra âm thanh thấp hơn.

Hai cơ này hoạt động đối kháng với cơ nhẫn giáp, phần này đã đề cập ở bài trước.

III. Chúng ta thay đổi cao độ như thế nào

Cao độ của âm thanh có sự liên hệ tương ứng với tần số dao động của dây thanh. Âm thanh của con người được cấu tạo từ sự kết hợp cùng lúc của nhiều tần số dao dộng. Cao độ mà chúng ta nghe và nhận ra được phụ thuộc phần lớn vào tần số cơ bản (là tần số thấp nhất) được tạo ra tại dây thanh khi phát âm thanh đó. Người ta gọi tần số cơ bản này là f0, nó thay đổi thì tai nghe sẽ nhận ra sự thay đổi của cao độ.f0 có tần số càng cao thì nốt càng cao, f0 có tần số càng thấp thì nốt càng thấp.

Tần số dao động của dây thanh phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

  • Độ dài của dây thanh
  • Độ căng của dây thanh
  • Độ dày của dây thanh
  • Sự tăng của áp suất dưới dây thanh

Nguyên tắc chung, dây thanh bị kéo tăng độ dài dẫn đến bị giảm độ dày (nghĩa là mỏng đi), và bị tăng độ căng thẳng lên, kèm với đó áp suất dưới dây thanh tăng lên tương ứng với độ căng của thanh đới, tạo ra nốt cao hơn. Ngược lại, khi dây thanh được thả lỏng, chùng xuống, ngắn lại và thư giãn hơn, độ dài dây thanh giảm, độ căng cũng giảm, độ dày tăng lên, kèm với đó, áp suất dưới dây thanh giảm xuống tương ứng với độ thư giãn của thanh đới, tạo ra nốt thấp hơn.

Độ dài, độ căng, độ dày của dây thanh phụ thuộc và sự hoạt động của các cơ mình đã đề cập ở trên. Còn sự tăng của áp suất dưới dây thanh đã đề cập ở những bài trước.

Cụ thể chúng ta sẽ thay đổi cao độ như thế nào:

  • Khi cơ nhẫn giáp CT siết lại, sụn giáp bị nghiêng xuống về phía trước, tăng khoảng cách từ sụn giáp đến sụn phễu, làm tăng chiều dài của thanh đới, tăng độ mỏng thanh đới. Cùng lúc này, cơ thanh âm (vocalis) cũng siết lại, làm tăng thêm độ căng của hai thanh đới. Lúc này cao độ sẽ tăng lên, chúng ta hát cao và nói cao hơn.
  • Khi cơ giáp phễu siết lại, sụn phễu bị đẩy về phía trước, điều này giúp dây thanh được thư giản, chùng lại, dày lên, và giao động chậm hơn, tạo nên nốt thấp.
  • Khi áp suất dưới dây thanh tăng tương ứng với độ căng của dây thanh, chúng ta nói và hát cao hơn. Khi áp suất dưới dây thanh giảm tương ứng với độ thư giãn của dây thanh, chúng ta nói và hát các nốt thấp hơn.

Vậy chúng ta thường gặp vấn đề gì khi lên cao hoặc xuống thấp:

Dựa vào 3 cơ chế đã đề cập phía trên thì những vấn đề thường gặp như sau:

  1. Cơ nhẫn giáp CT và cơ thanh âm chưa hoạt động hiệu quả, làm cho dây thanh chưa đạt được độ căng cần thiết, khiên nốt cao bị rớt xuống, bị phô.
  2. Cơ giáp phễu TA siết quá chặt, âm thanh tạo ra quá dày, dây thanh bị kéo ngắn lại. vì cơ TA và CT hoạt động trái ngược nhau để bảo vệ thanh quản, nên khi cơ TA siết quá chặt cơ CT bị hạn chế hoạt động, làm nốt cao bị rớt nốt, thô và gồng.
  3. Khi xuống thấp, các cơ ở cổ không thả lỏng, thói quen gồng đè thanh quản thấp xuống để cố đạt nốt thấp làm cho cơ TA khó siết lại, dây thanh không đủ độ chùng và độ thư giản cần thiệt để phát ra nốt thấp.
  4. Áp suất dưới dây thanh không đủ để lên nốt cao.
  5. Áp suất dây thanh quá cao, làm dây thanh bị bật xa ra, chúng ta vỡ sang giọng gió, các cơ quanh cổ phải gồng lên. (Bài tập áp suất dưới dây thanh đã được đề cập ở bài trước, các bạn có thể xem lại)
  6. Cơ giáp phễu TA không đủ mạnh nên dù lên cao được, chúng ta cũng bị vỡ sang giọng gió
  7. Các cơ ở cổ, cằm bị căng thẳng làm hạn chế hoạt động hiệu quả của các cơ nội tại của thanh quản.
  8. Cộng hưởng không được tối ưu và không phù hợp. Như chúng ta đã tìm hiểu ở bài trước, khí quản và bộ phận phát âm của con người còn hoạt động như nhạc cụ bộ thổi, âm thanh tạo ra từ dây thanh sẽ được tái tạo và khuếch đại tại các bộ phận phát âm. Khi chúng hoạt động không hiệu quả, hoặc gồng, có thể làm hạn chế âm thanh phát ra từ dây thanh. Ngược lại, khi chúng hoạt động hiệu quả, sẽ làm khuếch đại, bồi đăp thêm âm thanh phát ra từ dây thanh (là tần số cơ bản f0). Phần này sẽ đề cập trong một bài riêng biệt.

3 nguyên nhân 1 2 3, là những nguyên nhân chính liên quan đến việc gặp khó khăn trong thanh đổi cao độ. Ngoài ra còn có các nguyên nhân  4 5 6 7 8 như trên.

Trong phần bài tập: chúng ta sẽ tập các bài tập để giải cải thiện 3 nguyên nhân chính a b c, các phần còn lại sẽ được đề cập trong những bài tìm hiểu tiếp theo. Riêng nguyên nhân d, e liên quan áp suất dưới dây thanh đã được đề cập và có bài tập ở bài trước.

IV. Bài tập cơ nhẫn giáp CT:

Đây là bài khởi động chúng ta nên làm thường xuyên trước khi luyện thanh, hoặc hát và trình diễn.

Bài tập tên là kéo nốt. (1-5-1)

Thực hiện bài tập:

Chúng ta thực hiện kéo âm “ma” một quãng năm (1-5-1)

Yêu cầu : giữ âm lượng vừa phải suốt quá trình hát, không hét lên, không tống hơi, kết hợp với điều tiết hơi đã học ở bài trước. Đừng gồng mà hãy hát thật nhẹ và để giọng chuyển sang giọng gió thật tự do, giữ giọng mỏng vừa phải. Vì đây là bài tập tập trung vào cơ nhẫn giáp CT, nên chúng ta không nên cố hát to, làm dày giọng, điều này sẽ kích hoạt cơ giáp phễu TA, và hạn chế hoạt động của cơ CT mà ta đang cần tập. Hãy thả lỏng cổ để cơ CT được hoạt động hiệu quả nhất. Quan trọng của bài tập này là hãy làm thật nhẹ nhàng.

Nguyên âm “a” giúp chúng ta dễ thả lỏng khoang miệng, các cơ ở cằm và hàm, còn giúp chúng ta dễ tiếp cận với âm twang hỗ trợ cho việc lên cao (sẽ có một bài riêng về twang, các bạn đón đọc ở phần sau). Phụ âm “m” giúp chúng ra hạ vòm mềm, có cộng hưởng mũi, giúp giảm áp lực cho dây thanh và kết nối dây thanh.

V. Bài tập cơ vocalis kết hợp cơ TA (thường gọi là bài tập chest voice):

Bài tập gọi “Hey” (5-4-3-2-1)

Thực hiện bài tập:

Chúng ta thực hiện một quãng 5 lùi lại, bắt đầu bằng nốt cao nhất được hát như đang gọi “hey – ey –ey –ey –ey”. Đừng hát quá cao, hãy lên cao đến khi bạn thấy cổ hơi căng thẳng thì trở lại, sau đó lên lên trở lại, từ từ để cơ TA làm quen với áp lực.

 

Yêu cầu: Hát rõ chữ, giữ độ dày đều đặn, đạt một độ lớn nhất định, nhưng vẫn phải chú ý hạn chế tống hơi ra khi lên cao, không hét lên, giữ cao độ lớn đều tự nhiên, như chúng ta đang gọi một người bạn đứng ở xa. Không hát giọng gió, phải giữ độ dày của âm thanh. Kết hợp với việc điều tiết hơi thường làm.

 

Phụ âm “h” và nguyên âm kép “ey” đều giúp các bạn kết nối với xoang mũi, giảm áp lực cho dây thanh, giúp bạn tập giọng ngực nhưng cũng không quá gồng và gây tổn thương cho nó. Sự khác biệt của hai bài tập 4 và 5 sẽ giúp chúng ta cảm nhận rõ và phân biệt được âm thanh dày, mỏng, nhẹ, nặng, của hai cơ chế giọng ngực (giọng thật), và giọng gió (falsetto và headvoice). Nên tập hai bài tập này liên tiếp với nhau. Ở các bài sau chúng ta sẽ tìm hiểu các loại giọng khác nhau là gì (voice register), tính chất khác nhau của các loại giọng như thế nào (voice quality), điều gì chi phối lên đặc tính của âm thanh.

VI. Bài tập cơ TA trong trường hợp hát nốt thấp:

Khác với hai bài tập các nốt cao như ở trên, đây là bài tập để chúng ta làm quen với việc xử lý các nốt ở quãng thấp.

Bài tập Vocal fry kết hợp với âm “Mê” (1-2-3-2-1)

Thực hiện bài tập:

Chúng ta thực hiện bài một quãng ba đi lên rồi đi xuống, kết hợp với hành động tạo vocal fry ở phía trước “Mê-ê-ê-ê-ê”. Bắt đầu từ các nốt quãng trung xuống các nốt thấp.

Yêu cầu: tạo vocal fry rõ, rồi nối âm Mê nhẹ nhàng theo sau. Giữ độ dày, không để tiếng bị mờ, nếu tiếng bị mờ, hãy tạo vocal fry lại. Thả lỏng cổ để tạo điệu kiện cho cơ giáp phễu TA được hoạt động thoải mái, khống cố cúi thấp đầu, nhưng để đầu được cúi tự nhiên nhẹ nhàng, không cần thiết phải cố giữ cứng đờ cổ và đầu.

Giải thích bài tập:

  • Vocal fry là quãng giọng phía dưới giọng nói bình thường (giọng ngực hay giọng thật), lúc phát ra âm thanh của vocal fry, thanh quản của chúng ta sẽ ở tình trạng ngắn nhất và dày nhất, hai dây thanh kết nối lỏng lẻo với nhau, các cơ làm nhiệm vụ kéo dây thanh lại gần nhau hoạt động trung bình, không bị căng thẳng, áp lực dưới dây thanh cũng là mức thấp nhất. Nhờ vậy mà khi thực hiện vocal fry, hai dây thanh sẽ được kéo lại gần nhau, dễ dàng kết nối, rung lên nhưng cổ và các cơ xung quanh đều được thư giãn, tạo cảm giác tốt để hát nốt thấp một cách nhẹ nhàng không gằn giọng, không đè thanh quản xuống thấp như chúng ta vẫn thường làm.
  • Nguyên âm “ê” là một nguyên âm vừa mở vừa đóng, giúp dễ dàng kết nối với xoang mũi, còn tăng thêm độ tối và dày của âm thấp.

.

Qua ba bài tập trên chúng ta sẽ học được cách thay đổi cao độ nhẹ nhàng dù thấp hay lên cao, trong ba bài tập này chúng ta học lên cao bằng giọng gió và luyện một phần độ căng của giọng ngực. Sự kết hợp của hai điều này gọi là mix voice mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở các phần sau.

Phần cộng hưởng cũng sẽ được đề cập trong một bài riêng.

Mời các bạn đọc phần cuối của chuỗi bài viết này ở đây !

Học nhạc 1 kèm 1, khoá học hát, khoá học thanh nhạc, học hát, thanh nhạc

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    Học Hát Online 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Kỹ Năng)Học Hát Online 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu giảm còn 12tr8 (giảm 20% nếu không nhận Học Bổng Kỹ Năng)Học Hát Offline 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Ký Năng)Học Nhóm 6tr9 (Nhóm 4 người, nhận 2 Học Bổng Kỹ Năng)Học Guitar 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Kỹ Năng)Học Piano 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu giảm còn 12tr8 (giảm 20% nếu không nhận Học Bổng Kỹ Năng)Thu âmSản xuất âm nhạcTư Vấn


    Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?

      Tin Tức Âm NhạcNhạc CụThanh NhạcLý Thuyết Âm NhạcSản Xuất Âm NhạcTheo Dõi

      Bài viết liên quan:

      Quickom Call Center