Bài viết sẽ giới thiệu cho các bạn 10 cách quan trọng nhất mà bạn luôn được học qua trong bộ môn thanh nhạc giúp bạn hát hay hơn. Cùng Adam Muzic tìm hiểu ngay nhé!
1. Kiểm soát hơi thở
Kiểm soát hơi thở là kĩ năng nền tảng hầu như được nhắc đến nhiều nhất trong thanh nhạc. Khi học kiểm soát hơi thở chúng ta cần phải học qua các phần này: lấy hơi sâu, giữ hơi, nén hơi chắc, bật hơi, phân bố hơi thở hợp lý theo câu hát.
Cơ hoành và các cơ hô hấp vùng bụng rất quan trọng trong kĩ năng kiểm soát hơi thở.
Luyện tập hơi thở – kĩ thuật appoggio – support. Link tham khảo: -https://www.youtube.com/watch?v=oDrhkt8KIA4&t=581s
2. Vị trí âm thanh
Vị trí âm thanh là nơi chúng ta hướng làn hơi và âm thanh tới. Vị trí âm thanh sẽ giúp người hát dễ dàng truyền âm thanh đến tai người nghe, hoặc thiết bị thu âm ( như micro chẳng hạn). Ngoài ra vị trí âm thanh thoát ra ngoài sẽ giúp dễ dàng phát âm, thư giản các cơ ở cổ, cằm, giúp hát rõ chữ, có lực hát hơn.
Cần phải luyện tập vị trí âm thanh khi học thanh nhạc
3. Khẩu hình – Phát âm – Nguyên âm và phụ âm
Vị trí âm thanh không bao giờ tách rời khỏi khẩu hình, phát âm, các nguyên âm và phụ âm trong lúc hát. Khi hát, đọc chứng ta phải đảm bảo rõ lời, dễ hiểu như vậy mới có thể truyền đạt ý nghĩa ca khúc đến với người nghe.
Ngoài ra khẩu hình có ảnh hưởng đến âm sắc giọng hát và phong cách âm nhạc.
Nguồn ảnh: wiseGEEK
4. Lực dây thanh
Dây thanh là nguồn phát âm nên chúng ta phải chăm sóc, bảo vệ và luyện tập cơ dây thanh. Để tạo lực hát, lực cơ dây thanh thì cần phải nắm rõ cảm giác về độ khép mở của dây thanh. Dây thanh cần được khép tốt ở cả giọng ngực, giọng óc, giọng pha,… Ngoài các bài tập chúng ta phải tìm hiểu các thói quen tốt cho dây thanh, tránh né các thói quen xấu, tìm hiểu các loại thực phẩm tốt cho dây thanh và không tốt cho dây thanh, đồng thời thường xuyên để ý đến sức khỏe dây thanh và bệnh lý dây thanh
Thăm khám sức khỏe dây thanh
5. Độ vang
Độ vang là một phần quan trọng giúp giọng hát của bạn được sử dụng hiệu quả, bền hơn, bắt micro hơn. Khoảng vang, độ vang giúp tăng chất lượng âm thanh và lực hát của bạn bằng cách tạo lập hộp cộng hưởng hiệu quả.
6. Âm khu
Âm khu hay là cơ chế dây thanh là một phần cần tìm hiểu để người hát có thể xác định được loại giọng sử dụng, âm sắc trong lúc hát. Âm khu bao gồm: Vocal fry, giọng ngực (chest voice), giọng gió- giọng óc (falsetto – headvoice), giọng pha (mix voice), giọng hót (flageolet), giọng sáo (whistle)
Học âm khu, các bạn sẽ khám phá được nhiều khía cạnh của giọng hát chính mình hơn.
Phổ phân tích – spectrogram của các âm sắc và âm khu giọng khác nhau
7. Kết nối các âm khu
Các âm khu bị chia cắt riêng lẻ bằng các đoạn cầu nối (bridge) nên nhiệm vụ quan trọng để giọng hát được liên tục khi ca hát, chính là kĩ năng kết nối các âm khu này.
Đây cũng là cốt lõi của kĩ năng mix voice
Một bài viết về mix voice trên trang web AdamMuzic.vn
8. Nhạc lý- thường thức âm nhạc- Phong cách âm nhạc
Kiến thức về nhạc lý, thường thức văn hóa âm nhạc và tìm hiểu phong cách âm nhạc rất quan trọng. Văn hóa âm nhạc, phong cách âm nhạc được biểu hiện qua: cách sử dụng thang âm, mô thức, cách tạo lập giai điệu và tiết tấu, cách phát âm, cách hát, cách luyến láy, chơi nhạc cụ,…
Nếu bạn tham gia làm nghệ thuật mà không biết cách thưởng thức, phân tích và bóc tách nghệ thuật thì rất có thể bạn sẽ không thể hiểu trọn vẹn và làm ra các sản phẩm xuất sắc được.
Trường độ trong kí hiệu âm nhạc phương Tây
9. Hiểu rõ giọng hát cá nhân
Bên cạnh việc phát triển kĩ năng các bạn phải khám phá, tìm hiểu và trân trọng giọng hát cá nhân. Hiểu biết cách chọn bài hát, thể loại âm nhạc phù hợp với điểm mạnh của giọng mình, thể hiện được điểm khác biệt trong giọng hát của mình.
Mục đích cuối cùng của giọng hát không phải là thi đua về kĩ năng mà là hát đẹp hát tốt nhất với khả năng cá nhân của mình, tạo lập được các thể hiện cá tính âm nhạc của chính mình.
Xây dựng giọng hát cá nhân giúp bạn phát huy tốt nhất thế mạnh của mình
10. Hát với cảm xúc và sắc thái
Kĩ năng cao nhất của âm nhạc là chơi và hát bộc bạch được cảm xúc. Cài cắm được nhiều hiệu ứng hoa mỹ, giọng hát có nhiều sắc thái, đa dạng màu sắc cảm xúc. Đây là yếu tố mang tính quyết định của một giọng hát hay.
TỔNG KẾT
Vậy là bài viết đã giới thiệu đến bạn 10 CÁCH GIÚP BẠN HÁT HAY HƠN. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn được những thông tin bổ ích và thiết thực để bạn có thể phát triển giọng hát của bản thân một cách hiệu quả.