Hiện nay không khó để có thể tìm được những bộ sample sound hoặc thư viện sound về dàn giao hưởng, có những bộ lên đến 20gb, hoặc thậm chí hơn cả trăm gb với âm thanh thực nhưng có thể nói đối với một vst về dàn giao hưởng với dung lượng vỏn vẹn hơn 100mb thì nghe có vẻ hơi cùi bắp một chút. Nhưng đó lại là sự thật, cho đến ngày nay vẫn rất nhiều nhà sản xuất nhạc trên thế giới vẫn tin tưởng vào Edirol Orchestral và đưa nó vào trong bản mix của mình. Hôm nay ADAM Muzic xin giúp các bạn tìm hiểu sơ lược về Vsti này nhé.
Ra mắt vào đầu những năm của thế kỉ 21 chính xác hơn là khoảng vào năm 2003, 2004 và cho đến nay nó vẫn được sử dụng rộng rãi bởi nhà sản xuất Roland. Chắc chắn khi nhắc đến hãng Roland nhiều bạn sẽ biết ngay về hãng chuyên sản xuất nhạc cụ âm nhạc nổi tiếng của Nhật Bản. Ta có thể tìm thấy rất nhiều nhạc cụ trong dàn giao hưởng trong Vsti này phải kể đến bộ Strings (bộ dây) , Woodwinds (bộ sáo), Brass (kèn đồng), Percussion (bộ gõ) và cả đàn piano nữa. Với tổng cộng 16 output đầu ra thì hầu như là ta có thể thiết kể một dàn giao hưởng khá là chuẩn trong vst này. Đặc biệt với dung lượng nhẹ và ít tốn ram, thì so ra VSTi này khá là phù hợp cho những bạn đam mê nhạc cổ điển classic muốn tập tành làm nhạc trên máy tính.
Giao diện đầu tiên đập vào mắt ta là một hang dọc dài đánh số thứ tự từ 1 đến 16, đây là ngõ ra của 16 channel mà vsti sử dụng. Ta có thể lựa chọn 16 nhạc cụ để phát ra 16 kênh khác nhau. Kế bên mỗi khung tên là hình chiếc kính lúp, khi click vào sẽ hiện tab nhạc cụ ra cho chúng ta lựa chọn để đặt vào channel đó, trong đó bao gồm các loại nhạc cụ sau:
Strings Section: Bao gồm Violin, Viola, Cello, Contrabass với các kiểu đánh Slow, Piccato, Pizzcato, Tremolo hoặc là sự kết hợp tất cả các nhạc cụ trong bộ dây để xuất ra trong 1 channel.
Solo String: Đây là các nhạc cụ riêng lẻ dùng để chơi những đoạn solo trong bản nhạc cũng với nhiều kiểu đánh như Vibrato, Spiccato, Pizzcato, Harmonics của Violin, Viola, Cello, Contrabass và đàn dây Harp
Brass Section: Dàn kèn đồng bao gồm Trumpet, Trumbone, Tuba, French Horn với nhiều kiểu thổi khác nhau
Solo Brass: bao gồm Trumpet, Trombone, Tuba, French horn, Cornet.
Woodswind: Gồm có Piccolo, Flute, Clarinet, Oboe, English horn, Saxophone, Bassoon
Key & Percussion: Đàn piano, đàn Harpsichord, Celesta, Marimba, Xylophone, Glocken, Tubular bell, trống Timpani.
Rhythm bao gồm Orchestral kit, Marching kit và Timpani Kit
Kế bên công cụ chọn nhạc cụ là thanh volume để điều chỉnh âm lượng và núm vặn pan để điều chỉnh pan trái phải của từng nhạc cụ.
Khi click vào ô edit sẽ hiện hộp thoại để điều chế âm thanh của nhạc cụ đó với mức độ mềm mại khi đánh midi, envelope của âm thanh, velocity (tốc lực khi đánh midi), bộ lọc filter, bộ chỉnh EQ, Độ rung Vibrato, Modulation, Bend range v.v.. hầu như là rất đầy đủ các hiệu ứng để điều chế tùy chỉnh âm thanh để có được chất lượng tốt nhất.
Phía bên phải là các nút Style, Output, System. Khi nhấn vào nút style sẽ hiện tap để set up thiết lập vị trí của dàn giao hưởng, các loại nhạc cụ sẽ được sắp xếp ở vị trí từ trái sang phải sao cho khi âm phát ra sẽ được tự động pan theo vị trí của nhạc cụ đó trong Style sắp xếp.
Nút output giúp ta cài đặt đầu ra của các channel
Nút System cho ta load các thiết lập được cài sẵn từ bên ngoài vào VST như các thông số reverb, chorus.
Phía dưới là các hiệu ứng Reverb và Chorus.
Phía dưới cùng là thanh Master để ta có thể kiểm soát âm lượng của tổng thể VST
Hy vọng bài viết này của ADAM Muzic sẽ giúp các bạn có thể hiểu một phần nào đó rõ hơn về VST Edirol Orchestra và một phần nào hình dung được để làm nhạc cổ điển cũng như giao hưởng thì cần những nhạc cụ nào.