Tóm tắt gọn và nhanh nhất về 5 vấn đề thường gặp khi tập hát, thông tin được tổng hợp từ các cuốn sách uy tín nói về các khó khăn khi luyện thanh. Cùng AdamMuzic tìm hiểu ngay nha!
Cảm âm
Cảm âm là vấn đề phổ biến nhất đối với người đam mê ca hát không chuyên. Cảm âm có liên quan đến việc hát đúng nốt, cảm đúng nhịp. Người gặp khó khăn với vấn đề cảm âm thường nghe không kĩ, hoặc bị áp lực tâm lý khi nghe, hoặc không nhớ được giai điệu và tiết tấu. Hoặc nhớ được, nhưng không thể mô phỏng được âm thanh
Để sửa chữa vấn đề cảm âm, chúng ta cần tập nghe nhiều, rèn luyện tâm lý và sức tập trung khi nghe, ngoài ra tập ghi nhớ từ những câu nhỏ, sau đó tăng độ dài và độ khó của câu lên. Rèn luyện thói quen mô phỏng âm thanh, đưa ra nhận xét về âm thanh, cảm nhận về ca khúc. Các bạn còn có thể tập chơi một loại nhạc cụ, học nhạc lý, gia tăng bài tập cảm âm trong quá trình học thanh nhạc.
Một trong những tiết dạy và cao độ, cảm âm cho thiếu nhi tại AdamMuzic
Kiểm soát hơi thở
Thực tế, ca hát là bộ môn kiểm soát, điều chỉnh hơi thở, dây thanh, và diễn cảm trong phát âm, ngôn từ. Bởi vậy nên hơi thở là rất quan trọng khi luyện tập thanh nhạc.
Để hát hay, chúng ta cần có khả năng hít vào nhiều hơi, khả năng chứa đựng nhiều hơi trong phổi, và khả năng điều tiết hơi mạnh, nhẹ, dài, ngắn, … để có thể diễn tả ca khúc của mình. Luyện tập cơ hoành đóng vai trò rất quan trọng để có một hơi thở tốt. Chúng ta còn phải chú ý nên tránh các tình trạng lấy hơi hổn hển, lấy hơi nông, hớp hơi tạo tiếng, hụt hơi, lấy hơi quá ngắn hoặc tống quá nhiều hơi – bạo lực khi hát (điều này làm hại dây thanh).
Luyện tập hơi thở với dụng cụ học tập tại AdamMuzic
Căng thẳng trong giọng hát
Căng thẳng trong giọng hát là một khó khăn phổ biến chỉ sau cảm âm và hơi thở. Sự căng thẳng các nhóm ở bên ngoài thanh quản gây khó khăn cho thanh quản hoạt động và làm cho người hát bị đau các cơ này, khó linh hoạt trong giọng hát, làm xuống cấp màu giọng và làm giọng hát không đẹp. Cẳng thẳng có thể xuất hiện ở nốt thấp, nốt cao, nốt trung, các nốt chyển giọng,…
Để cải thiện tình trạng căng thẳng khi hát, cần phải có những bài tập thả lỏng, và cần tập rất lâu, bởi vì đây là thói quen cơ. Cần tập cả thả lỏng tâm lý khi hát, vì khi căng thẳng tinh thần các cơ sẽ gồng lên
Một bài viết về thả lỏng khi hát trên trang web adammuzic.vn
Dây thanh yếu và quãng giọng hạn chế
Dây thanh không thể hiện được lực hát, các nốt nhạc thường bị vỡ khi hát lên cao, quãng giọng không đủ số nốt để hát được các ca khúc thông thường. Đây chính là tình trạng của các bạn hay đặt câu hỏi “Tại sao giọng em lại bị yếu?”
Để cải thiện tình trạng này, cần phải có nhưng bài luyện tập rèn cơ dây thanh, mở rộng quãng giọng một cách từ từ, thường xuyên, liên tục được duy trì, không thể tập quá nặng trong một thời gian ngắn sẽ gây áp lực lên dây thanh.
Luyện tập thường xuyên để mở rộng quãng giọng
Phát âm và chính tả
Khi hát, phát âm rõ và chính xác rất cần thiết, đây là kĩ năng cơ bản cần đạt được trước khi đến với các kĩ năng hoa mỹ khác. Bằng cách chú trọng phát âm, tìm hiểu nguyên và phụ âm kĩ càng, đồng thời tìm hiểu lời ca khúc và luyện tập ca khúc nhiều lần sẽ giúp các bạn sửa lỗi chính tả, hiểu và cảm nhận sâu sắc tác phẩm hơn.
Một ví dụ học về thanh dấu trong Tiếng Việt
Những thông tin trên được lọc ra từ các cuốn sách đưa ra nhiều nhận xét tổng quan về các khó khăn thường gặp khi luyện tập thanh nhạc. :
- “The problem book” – tác giả Karen Sellinger
- “Solutions for Singers: Tools for Performers and Teacher” – tác giả Richard Miller
- “The Singing Book” tác giả Meribeth Bunch Dayme và Cynthia Vaughn.
Nhật Thanh