Ứng dụng vòm mềm khi hát

  1. Vòm mềm và chức năng của nó:

Khẩu cái mềm, vòm mềm (soft palate) là một vạt mô mềm di động bám vào bờ sau khẩu cái cứng (hard palate), tỏa xuống dưới và ra sau ở giữa các phần mũi và miệng của hầu. Ở giữa bờ sau của khẩu cái mềm có một mỏm gọi là lưỡi gà (uvula) nhỏ xuống dưới. 

Vòm mềm và lưỡi gà, mặt trước

                                  Vòm mềm và lưỡi gà, mặt nghiêng –       Nguồn ảnh: teachmeantomy.info

Vòm mềm có nhiều chức năng đối với con người. Nguyên tắc chung là khi vòm mềm nhấc lên cao, sẽ đóng cổng thông với khoang mũi, và khi vòm mềm hạ xuống thấp, sẽ mở cổng thông giữa khoang miệng, họng và mũi. Nhờ đó hình thành các chức năng:

  • Đóng đường thở của mũi khi chúng ta nuốt thức ăn.
  • Mở đường thở của mũi khi chúng ta hít thở, trợ giúp bài tiết cho hành động hắt hơi.
  • Đóng mở khoang mũi liên tục và linh hoạt, góp phần định hình các âm thanh khi nói, giúp người ta tạo ra các âm mũi (m,n,ng) và các âm bật không mũi (ví dụ như g, k, c)
  • Tận dụng đặc điểm di động và các chức năng của vòm mềm, trong thanh nhạc, người ta sử dụng vòm mềm để thay đổi âm lượng và màu sắc âm thanh.

         2. Chức năng của vòm mềm khi hát:

Khi phát ra âm phụ âm G, thì vòm mềm nhấc lên, khóa tách biệt xoang mũi và khoang miệngNguồn ảnh: pronuncian.com

a. Vòm mềm cao có tác dụng như thế nào:

Vòm mềm cao, có nghĩa là bạn đang đóng khoang mũi lại, lúc này khoang miệng và họng sẽ rộng ra.

Ưu điểm:

  • Tăng độ rộng của ống nói, giống như một nhạc cụ có thân và bụng lớn, sẽ trợ giúp phát âm được những âm thấp hơn, dày hơn, ấm hơn, có lực hơn.
  • Dẫn tới xu hướng hạ thấp thanh quản, giúp làm thư giãn dây thanh
  • Phù hợp với các phong cách cổ điển, chest belting, cần có âm thanh lớn, dày và nặng.

Nhược điểm:

Có thể làm âm thanh bị tối, không rõ, không được linh hoạt, quá lớn, nặng và trì trệ.

Nếu không hiểu rõ, mà hình thành thói quen có thể khó trình bày ca khúc nhạc nhẹ, có màu sắc hiện đại

Có thể hạn chế các âm mũi, làm mất cộng hưởng mũi, mất độ sắc bén và sáng rõ, không thể thực hiện kĩ thuật twang, và tiếp cận mix voice.

b. Vòm mềm hạ thấp có tác dụng như thế nào:

Đối với các âm “m”, “n”, “ng” thì vòm mềm phải hạ xuống, để phát ra được âm tại xoang mũiNguồn ảnh: elc.polyu.edu.hk

Vòm mềm hạ, có nghĩa là bạn đang mở cổng thông xoang mũi, khoang miệngvà họng. Lúc này chúng ta sẽ đạt được cộng hưởng mũi trợ giúp cho việc phát âm.

Ưu điểm:

  • Có sự trợ giúp của xoang mũi, làm cho âm thanh mỏng đi, nhưng âm thanh lại sáng hơn.
  • Là điều kiện cần thiết khi thực hiện kĩ thuật twang, mix voice, thông qua twang để tăng âm lượng.
  • Trợ giúp cơ chế nhẹ của dây thanh ở những đoạn tình cảm, nhẹ nhàng.
  • Trợ giúp nốt cao.

Nhược điểm:

  • Âm thanh có thể bị gắt gây khó chịu, quá mỏng, không có độ ấm, không đủ lực.
  • Quá nhiều âm mũi, làm cho âm thanh gắt, gây cảm giác nghẹt cho người nghe.
  • Khó hát các nốt thấp.

3. Nên hát với một vòm mềm như thế nào:

Khi hát chúng ta hãy sử dụng vòm mềm một cách thật linh hoạt.

Cần biết hạ xuống, để sử dụng xoang mũi trợ giúp các nốt cao, trợ giúp kĩ thuật twang, mix voice trong việc chuyển đổi cơ chế quãng giọng. Các đoạn trình bày nhẹ nhàng, tình cảm, cũng cần phải hạ vòm mềm một chút.

Bên cạnh đó cũng cần biết nâng lên khi muốn tạo ra những âm thanh có lực, dày, và nặng, trong các cơ chế nặng của headvoice khi hát cổ điển, và khi thực hiện chesty belting.

Bình thường, chúng ta nên để nó thật tự nhiên, chỉ nhấc lên để khóa xoang mũi lại, hoặc hạ xuống thật thấp để mở rộng hết mức xoang mũi trong những đoạn thật sự cần thực hiện những kĩ thuật phù hợp. Không nên lạm dụng nhấc lên hoặc hạ quá thấp thành thói quen cứng nhắc mà không hiểu rõ bản chất vấn đề. Điều này làm cho màu sắc của giọng hát không được phong phú.

  • Bài tập nhấc vòm mềm:

Bài tập chữ Ga, thực hiện một quãng năm ngân dài 1 ô nhịp (đếm đến 5) rồi lùi lại, (5 –ngân 1 ô -4-3-2-1)

Phụ âm G sẽ giúp các bạn nâng vòm mềm lên, hạn chế khoang mũi để âm thanh của bạn, có lực và dày hơn, thanh quản hạ thấp xuống tạo điều kiện cho âm lượng lớn và cơ chế giọng nặng. Không nên tập quá cao, đến khi thấy hơi mệt chúng ta nên lùi lại.

Kiểm tra hiệu quả bằng cách, bịt mũi lại, nhưng âm thanh vẫn thoát và rõ thì bạn đã làm đúng rồi.

  • Bài tập hạ vòm mềm: 

Bài tập chữ “Nây”, thực hiện 1 quãng 8 (1-3-5-8).

Phụ âm N sẽ buộc các bạn phải hạ vòm mềm khi phát âm, khoang mũi đc thông với khoang miệng, khiến cho giọng nhẹ nhàng hơn, các bạn có thể dễ dàng tạo một câu có chứa quãng 8 với nốt cao, mà các bài tập trước chúng ta chưa tiếp cận.

Nguyên âm “ây” sẽ hạn chế độ gắt của giọng mũi. Bạn vẫn có thể luyện hạ vòm mềm qua phụ âm “N”, sử dụng khoang mũi nhưng lại không phát ra âm thanh quá gắt gây khó chịu mà các bạn vẫn thường muốn tránh.

  • Bài tập vòm mềm trung tính, linh hoạt giữa vị trí cao và thấp của vòm mềm.

Bài tập (ƯNG-A), một quãng 4 đúng lùi lại, với nốt đầu tiên ban đầu được phát âm ƯNG rồi chuyển sang A (ưng –a – a – a) – (1- 1-4-1).

Âm ƯNG bắt buộc các bạn phải hạ thấp vòm mềm, sau đó bạn đọc âm a, hãy giữ âm lượng đường cố gằn hay đọc to lên, lúc này vòm mềm sẽ không hạ thấp như âm “ưng” mà sẽ nâng lên một chút, chỉ hạ thấp vừa đủ, ở vị trí trung tính, sau đó bạn giữ vị trí trung tính này lùi lại một quãng 4 rồi trở về chủ âm.

Khi lên cao hay xuống thấp lúc bình thường, chúng ta sẽ giữ vòm mềm ở vị trí ko quá cao và cũng ko quá thấp này. Thường xuyên làm bài tập này, để ôn lại cảm giác di chuyển của vòm mềm, trước khi hát hay biểu diễn đều rất tốt.

          Tác giả: Nhật Thanh

Học nhạc 1 kèm 1 - Adam Muzic

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    *Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

    Nếu xảy ra lỗi trong quá trình đăng ký

    Bạn vui lòng liên hệ với Adam Muzic qua SĐT

    0902.451.599 hoặc Zalo


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?


      Nếu bạn cần tìm một nơi học nhạc chuyên nghiệp, cùng đội ngũ giảng viên có bằng cấp, với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong nghề. Thì hãy đến với chương trình: Học nhạc 1 kèm 1

      Adam Muzic sẽ biến việc học hát của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào:

      • Việc kết hợp những phương pháp hiện đại, khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu những kiến thức âm nhạc một cách nhanh chóng
      • Việc đưa các ứng dụng thu âm, phần mềm đo đạt vào việc học sẽ giúp bạn quan sát được giọng hát và theo dõi sự tiến bộ của giọng hát một cách rõ ràng, trực quan
      • Hệ thống phòng thu chuyên nghiệp, hiện đại chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm học đẳng cấp

      Còn nếu bạn muốn trở thành một Ca sĩ chuyên nghiệp và muốn được học trực tiếp với Thầy Đoàn Nhược Quý – Nghệ sĩ với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ca hát và biểu diễn. Hãy đến với Chương trình “Phát triển nghệ sĩ“. Bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện từ thanh nhạc, sáng tác đến sản xuất âm nhạc. Chương trình không chỉ giúp bạn nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển tư duy sáng tạo và một phong cách âm nhạc độc đáo.

      Hãy để Adam Muzic biến ước mơ ca hát của bạn trở thành hiện thực bạn nhé!

      Quickom Call Center