Chào các bạn, chắc hẳn các bạn đặc biệt là các bạn yêu ca hát có thể dễ dàng cover những bài hát của các ca sĩ mình yêu thích, nhưng nếu một lúc nào có các bạn “va chạm” hay “đụng mặt” một bản nhạc mới “leng keng” thì việc xướng âm và vỡ bài là một kỹ năng rất cần thiết để các bạn có thể đi nhanh và xa hơn trên con đường này. Hôm nay, ADAM Muzic sẽ chia sẽ với các bạn một số vấn đề về tiết tấu cũng như làm sao để các bạn có thể bước đầu làm quen với việc xướng âm nhé.
Chúng ta thường nghe người ta nói về phách mạnh, phách nhẹ, nhẹ vừa,…bla bla bla… Đây chính là một khái niệm khá đơn giản về tiết tấu. Vậy tiết tấu là gì?
Đầu tiên để dễ hiểu, bạn hãy hát thử 1 đoạn bài hát bạn yêu thích nào, giả sử 1 câu trong bài hát Baby do Justin Bieber trình bày như sau: “Baby…Baby…Baby…Ohhh”
Bây giờ thay vì hát thành giai điệu, bạn chỉ cần “Nana…Nana..Nana…Naaa” một cách “ngang như cua” tức là không hề có cao độ, mà tất cả chỉ có một cao độ chung thôi…Thì lúc này, bạn đang hát theo “tiết tấu” đấy. Nói nôm na, tiết tấu được tạo thành khi móc nối giữa các note nhạc với nhau chỉ bằng trường độ (độ dài note nhạc), lúc này bạn chỉ cần để ý về phách mạnh nhẹ, nhịp mà không cần bận tâm nhiều về cao độ của note nhạc (Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đố). Đây là bước căn bản để bạn có thể vỡ được bài nhạc, bạn có vỡ được tiết tấu thì mới mường tượng và vỡ tiếp về cao độ của note nhạc để sau đó mới có thể xướng âm một cách hoàn chỉnh một tác phẩm.
Vậy để có thể vỡ được tiết tấu thì cần những kỹ năng/kiến thức gì?
Bạn có để ý các nhạc công hoặc các ca sĩ, khi người ta đàn/hát họ thường dậm chân không nào? Đây chính là cách mà hầu hết các nghệ sĩ thường dùng để giữ vững nhịp cũng như tiết tấu của bài hát. Trong một bài hát có các phách gọi là phách mạnh và phách nhẹ, khi bạn dậm chân xuống sẽ là phách mạnh và nhấc chân lên sẽ là phách nhẹ, và khi đưa 2 khái niệm này vào tương ứng với trường độ note nhạc bạn sẽ vỡ ra được tiết tấu một cách dễ dàng.
Vấn đề thứ 2 là về nhạc lý, như đã nói ở trên, để có thể đọc được tiết tấu bạn phải đặc biệt chú ý đến trường độ của note nhạc và kết hợp trường độ đó vào việc dậm chân tương ứng các bạn sẽ hoàn thành kỹ năng này. Trước hết chúng ta xem qua các loại note nhạc nhé:
Đây là những hình note thường dùng nhất trong một bản nhạc, và dấu lặng là những đoạn chúng ta sẽ không hát và những đoạn lặng này tất nhiên cũng có trường độ tương ứng như các hình note. Lúc vỡ tiết tấu, người ta thường dùng note đen để làm chuẩn và các note còn lại sẽ dựa trên note đen này để quy định trường độ. Bây giờ chúng ta sẽ đến trường độ của các hình note này nhé:
Đây là những hình note thường dùng nhất trong một bản nhạc, tất nhiên có một số các hình note khác như liên ba, móc 3, móc tứ,…Nhưng trong phạm vi bài này, ADAM Muzic sẽ chia sẻ đến các bạn những kiến thức cơ bản nhất để các bạn khỏi rối cũng như sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu cao hơn nhé.
Xong, bây giờ chúng ta cùng “ướm” trường độ các note nhạc trên vào việc dậm chân nào…Quy ước rằng note đen sẽ làm chuẩn, tương ứng với 1 phách mạnh + 1 phách nhẹ và cũng bằng với một lần bạn dậm chân xuống (↓) rồi nhấc chân lên (↑), thì các note còn lại sẽ quy thành việc dậm chân như sau (hãy vừa đọc và vừa dậm thử nhé):
Bạn hãy nhớ kỹ bản giátrị này để có thể vận dụng nhuần nhuyễn vào bản nhạc nhé.
Sau đây là một số bài tập tiết tấu cơ bản để các bạn có thể tập luyện nhé, thay vì dùng tiếng dậm chân mình sẽ dùng tiếng close hihat (↓) và open hihat (↑). Hãy thử dùng từ “Na” cho mỗi note tương ứng mũi tên bên dưới kết hợp với việc dậm chân, cố gắng dậm chân thật đều giống như bạn đang nghe nhạc vậy và hát theo hết sức có thể rồi đối chiếu với đáp án ở cuối bài nhé …Bắt đầu nào!
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Bài tập 3:
Bài tập 4:
Bài tập 5:
Bải tập 6:
Đáp án:
Trên đây là một số những chia sẻ của ADAM Muzic về vấn đề vỡ tiết tấu trong một bài hát. Các bạn hãy thường xuyên luyện tập để có thể quen với hình note và kết hợp một cách nhuần nhuyễn vào các bài viết về giai điệu tiếp theo của ADAM Muzic nhé.