Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Anatomy – Giải Phẫu Học – Giải mã bí mật giọng hát

Anatomy – Giải Phẫu Học – Giải mã bí mật giọng hát

1. Giới thiệu chung về series:

Rất nhiều bạn mong muốn và siêng năng tập luyện để có được một giọng hát hay. Thường ngày, khi các bạn luyện thanh, đa phần chúng ta tập trung thực hiện một mẫu luyện từ thấp đến cao và quay ngược lại, nhưng lại không hiểu rõ nguyên lý của mẫu luyện đó (vì sao chọn nguyên âm, phụ âm đó để luyện kĩ thuật này, khi sử dụng các âm này chúng ta đang tác động vào nhóm cơ nào, xoang nào,… và khi áp dụng vào bài hát thì chúng ta sẽ áp dụng ra sao,… liệu có nên lấy hơi đầy căng thường xuyên không,… Thêm vào đó là những chỉ dẫn của giảng viên có phần khó hiểu và mơ hồ, mình tin rằng ai cũng đã trải nghiệm qua sự bối rối này dù bạn là giáo viên hay là học viên thanh nhạc. Nguyên nhân là ở việc chúng ta chưa tìm hiểu tận gốc nguyên lý phát âm của con người, chúng ta chỉ mới cảm nhận được âm thanh trong trí tưởng tượng của mình mà thôi chứ chưa nắm bắt các cơ sở khoa học của nó.

Series này sẽ làm được những điều mà các bài giảng khác chưa có như sau:

  • Có thêm kiến thức về nguyên lý hoạt động của giọng nói, giọng hát con người.
  • Giải mã những hiểu lầm, những lỗi sai thường gặp khi luyện tập, giảm bớt những âu lo và bối rối khi học cũng như khi hát hoặc trình diễn.

Từ đó chúng ta hiểu rõ hơn các kĩ thuật dùng trong giọng hát, nhờ vậy mà việc luyện tập được khoa học, dễ hiểu và dễ thực hành hơn,

Hy vọng các bạn sẽ theo dõi và yêu thích series này!

2. Bài giới thiệu chung về giọng nói:

Giọng nói hoạt động như thế nào?

Trên đời có rất nhiều loại âm thanh, trong đó có giọng. Các loài động vật đều có tiếng kêu riêng nhưng chỉ có con người là có ngôn ngữ nói rõ ràng trong giao tiếp. Giọng hát là nhạc cụ duy nhất có thể kết hợp được lời ca và giai điệu, cũng là nhạc cụ duy nhất mang âm sắc riêng biệt, của cá nhân (giọng người này có thể phân biệt được với người khác, dù nói và hát cùng một câu)

                             Nguồn ảnh: Pinterest.com

Giọng nói, hay tiếng kêu, được cấu tạo từ ba phần

a. Thanh quản

Thanh quản nằm bên trong cuống họng, ở trên đỉnh của khí quản. Thanh quản nằm trong hộp chứa thanh quản – cấu tạo bằng sụn, trong hộp này, có hai dây thanh. Hai dây thanh trên chính là nguồn phát âm, chúng chặp lại, va vào nhau để tạo nên sóng âm.

b. Phổi và khí quản

Phổi và khí quản dẫn khí lên, tạo áp lực dưới dây thanh, khiến cho nó tách ra rồi đóng lại, va chạm vào nhau để tạo ra tiếng.

c. Bộ phận phát âm

Bao gồm tất cả các bộ phận nằm phía trên dây thanh, chúng góp phần truyền âm thanh và khuếch đại, cộng hưởng âm thanh, một điều thú vị nữa là bản thân chúng cũng tạo ra âm thanh, như một nhạc cụ bộ thổi vì chúng có khoảng trống, và có cổng thông ra bên ngoài môi trường. Giọng nói con người khác những loài động vật khác ở chỗ, bộ phận phát âm của chúng ta phát triển và rất linh hoạt.

                                 Nguồn ảnh: https://ktla.com/

Khi luyện tập giọng hát, chúng ta sẽ luyện tập ba phần này, thay đổi, tối ưu hóa, tăng sức bền và sức mạnh cho chúng.

Ba phần này hoạt động nhờ vào hệ thần kinh tác động lên các cơ bao xung quanh chúng (đây cũng là một phần thú vị, chúng ta sẽ tìm hiểu về sau).  Chỉ một tổn thương nhỏ gây liệt hoặc khuyết tật một dây thần kinh nhỏ, cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ sự hoạt động của dây thanh và ống thở cũng như việc hô hấp, cho nên chúng ta phải luyện tập đúng cách, nhẹ nhàng, kiên trì, từ tốn, đừng quá sức hoặc la hét và lạm dụng dây thanh. Đôi khi cứ cố gắng hì hục và bạo lực không phải là sẽ đạt được, đối với thanh quản, chúng ta hãy tinh tế, nhẹ nhàng, yêu thương một chút.

Chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu về cấu tạo và cách hoạt động của ba phần cấu tạo nên giọng hát, giọng nói đã đề cập phía trên theo thứ tự:

  1. Phổi và khí quản, các cơ liên quan, khung xương, hoạt động hít thở thường ngày và hoạt động hít thở chủ động (hít thở sâu), nguyên lý khí động học trong phát âm.
  2. Thanh quản, dây thanh, các cơ liên quan, và cách hoạt động
  3. Bộ phận phát âm và cộng hưởng

Hiểu rõ những kiến thức này, chúng ta sẽ thuận lợi trong việc tiếp cận các loại giọng, các kĩ thuật sử dụng giọng hát mà các bạn vẫn hay thắc mắc. Ví dụ như mixvoice là gì, belting là gì, headvoice là gì, nên làm sao để ngân dài, để rung giọng,…

  • Bài viết được người viết tổng hợp kiến thức ở nhiều nguồn, mình sẽ để nguồn ảnh, và đường dẫn kiến thức hoặc là tên sách mình trích dẫn thường xuyên để các bạn có thể tìm đọc.
  • Tác giả : Nhật Thanh

Bấm vào đây để đi đến bài viết đầu tiên trong series !

Quickom Call Center