CÁC LOẠI MV ÂM NHẠC VÀ Ý TƯỞNG XÂY DỰNG MV CỰC CHẤT

Bạn đã xem qua rất nhiều MV (music video) ca nhạc, bạn có để ý đến những “ý tưởng” từ các video đó không? Một MV hay không phải chỉ nhờ dàn diễn viên đẹp, góc máy chuẩn, độ phân giải cao mà cần nhiều yếu tố khác góp phần nâng tầm giá trị của nó. Hôm nay, hãy cùng ADAM Muzic tìm hiểu về các loại MV thường gặp nhé.

Người ta chia MV thành 3 dạng chính:

NARRATIVE – TƯỜNG THUẬT

Đây là dạng MV bạn thường thấy bởi sự đơn giản trong cốt truyện, được sử dụng bởi cả nghệ sĩ chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư.

MV tường thuật thường là dạng MV miêu tả một chuỗi các sự kiện nối tiếp nhau. Thường gặp nhiều nhất là các câu chuyện tình yêu, kể về chuyện chàng trai gặp cô gái, rồi yêu nhau, rồi chia tay, níu kéo…Phần lớn trong câu chuyện thể hiện nhân vật nam cố làm một điều gì đó và nhân vật nữ thì đáp lại hoặc chờ đợi một điều gì đó.

“Narrative videos present a sequence of events. A video may tell any kind of story in linear, cause-effect sequencing. Love stories, however, are the most common narrative mode in music video. The narrative pattern is one of boy meets girl, boy loses girl, boy gets girl back. Action in the story is dominated by males who do things and females who passively react or wait for something to happen (Schwichtenberg, 1992).”

Tất nhiên cũng có nhiều kiểu câu chuyện khác nhau tùy thuộc vào ý nghĩa tác phẩm âm nhạc cũng như mong muốn từ nghệ sĩ, ekip thực hiện. Nói đơn giản, Narrative là dạng MV kể lại một câu chuyện nào đó.

Hãy cùng xem qua MV I’m not the only one – Sam Smith, phát hành năm 2014, đây là một dạng narrative MV khá hay và đẹp.

PERFORMANCE – BIỂU DIỄN

Đây là dạng MV phổ biến nhất, được dùng nhiều bởi nghệ sĩ chuyên nghiệp và phần lớn nghệ sĩ nghiệp dư, các nghệ sĩ hát cover. Mục đích của hình thức MV này nhằm truyền tải cảm giác trải nghiệm bên trong một buổi biểu diễn âm nhạc. MV thường thể hiện hình ảnh người ca sĩ đang hát hoặc các nghệ sĩ đang biểu diễn bản nhạc của mình. Bên cạnh đó cũng có nhiều hình ảnh các nghệ sĩ đang thu âm trong phòng thu nhằm nhấn mạnh rằng, những bản ghi âm vẫn luôn đóng vai trò quan trọng.

“Performance videos, the most common type (Firth 1988) feature the star or group singing in concert to wildly enthusiastic fans. The goal is to convey a sense of the in-concert experience. Gow (1992) suggests “the predominance of performance as a formal system in the popular clips indicates that music video defines itself chiefly by communicating images of artists singing and playing songs” (pp. 48-49). Performance videos, especially those that display the star or group in the studio, remind the viewer that the soundtrack is still important. “Performance oriented visuals cue viewers that, indeed, the recording of the music is the most significant element” (Gow, 1992, p. 45).”

Có 3 dạng Performance Music Video chính:

  • Big stage – Trên sân khấu lớn: thường thấy trong các MV của các nghệ sĩ nổi tiếng vì chỉ có họ mới có đủ tiềm lực tài chính cũng như tận dụng các video quay từ các buổi biểu diễn live hoành tráng. Nếu là một ca sĩ, bạn cũng có thể tranh thủ các buổi biểu diễn live ở các sự kiện lớn để lưu lại một vài video để dùng cho các MV sau này nếu muốn nó sẽ có hình ảnh big stage.

  • Small stage – Sân khấu nhỏ: thường thấy trong các MV của nhiều ca sĩ cover bởi sự đầu tư kinh phí thấp. Small stage có thể là một sân khấu tự dựng lên trong garage hay sân vườn, trong phòng hoặc đôi khi chỉ cần có cây đàn và cái hậu cảnh (background) đẹp tí là xong. Nếu bạn thích có thể tự décor lại căn phòng của mình và làm một MV đơn giản đầy thú vị.

Một sự pha trộn khác giữa yếu tố câu chuyện và một nhóm nhạc biểu diễn bên trong garage xe cũng thường xuất hiện như trong MV Rude của nhóm nhạc Canada – Magic hay trong MV Call me may be của Carley Rae Jepson.


  • External view – Ngoại cảnh: một số nghệ sĩ thích quay cảnh biểu diễn ngoài trời, có thể có hoặc không cần nhiều nhạc cụ, đôi khi có thể vừa đi vừa hát đến hết ca khúc. Hình thức MV này có thể ít tốt kén hơn so với trên sân khấu lớn, nhưng chi phí đưa cả một ekip đi khắp nơi cũng là một vấn đề cân nhắc. Tuy nhiên với công nghệ quay phim di động siêu nhỏ gọn như hiện nay, một số nghệ sĩ cũng tự trang bị cho mình các máy quay mini, vừa đi du lịch, vừa quay lại để lồng ghép vào các MV của mình.


 

CONCEPTUAL – KHÁI NIỆM, Ý TƯỞNG

Conceptual là dạng video dựa trên các hình thức thi vị, ẩn dụ. Các video phần lớn là trừu tượng, khó giải thích hết ý nghĩa. Các video dạng này thường sử dụng nhiều yếu tốt về hình ảnh và âm thanh để kích thích sự liên tưởng của người xem. Các video dạng conceptual này thường không kể một câu chuyện theo kiểu “huỵch tẹt” (thấy sao hiểu vậy) mà thay vào đó, tạo ra các yếu tố tâm lý, cảm xúc nhấn mạnh vào trải nghiệm người xem. Các video conceptual thường mang nhiều hàm nghĩa ẩn dụ, hay các chuổi ẩn dụ nối tiếp, đôi khi nó tạo được sự cộng hưởng của người xem, người nghe thông qua các nhịp điệu và vì thế chúng ta có thể cảm nhận và biểu đạt về nó.

“Conceptual videos rely on poetic form, primarily metaphor (Firth, 1988). The conceptual video can be metaphysical poetry articulated through visual and verbal elements. “These videos make significant use of the visual element, presenting to the eye as well as the ear, and in doing so, conveying truths inexpressible discursively” (Lorch, 1988, p. 143). Conceptual videos do not tell a story in linear fashion, but rather create a mood, a feeling to be evoked in the experience of viewing (Firth, 1988). Conceptual videos contain the possibility for multiple meanings as the metaphor or metaphoric sequence is interpreted by the viewer. “Thus the metaphorical relations between images structured according to musical and visual rhymes and rhythms play a suggestive role in soliciting multiple meanings from us, the viewers/listeners, that resonate with our experience–something we can feel and describe” (Schwichtenberg, 1992 p. 124).”

Hãy xem qua Video Nothing on you – B.O.B ft Bruno Mars với ý tưởng cắt ảnh thành phim…

và Take on me – A-ha với ý tưởng hình ảnh vẽ chì liên kết với đời thật.


 

Ngoài ra, còn có một số video đi theo các xu hướng khác như:

WOMAN/SEX – PHỤ NỮ

Các video này thường đơn giản về nội dung, chủ yếu chỉ có mấy cô gái đẹp khoe dáng gợi cảm hoặc mặc đồ sexy, đi lắc qua lắc lại hoặc nằm ưỡn ẹo từ đầu đến cuối video. Nữ ca sĩ huyền thoại Madona từng là người đi đầu với “Justify my love” vào những năm 1908 – 1990 và tạo ra một làn sóng video sexy. Ngày nay, các video sexy này dường như hết sức bình thường và suất hiện đều đặn trên bảng xếp hạng Billboard.

 

POLICITAL/SOCIAL – CHÍNH TRỊ/XÃ HỘI

Đây là những dạng video mang chủ đề chính trị, xã hội, nói lên ý kiến cá nhân, sự phân biệt đối xử…nhằm hướng đến người xem, giúp họ có những nhận thức xa hơn và bắt tay vào hành động.

 

DANCE/ CHOREOGRAPHY – NHẢY/MÚA

Đây là thể loại MV lồng ghép rất nhiều các hình thức nhảy, múa. Các điệu nhảy có thể được biểu diễn đơn hoặc đôi, nhưng nhiều nhất vẫn là một nhóm người cùng nhảy. Xu hướng này có lẽ bắt phát triển mạnh nhất từ sau thời điểm huy hoàng của ông Hoàng nhạc pop – Michael Jackson, xu hướng này ảnh hưởng lên nhiều thể loại và tầng lớp ca sĩ sau đó và trở thành một xu hướng được dùng rộng rãi trong các MV ngày nay.

 

FACE/BODY – GƯƠNG MẶT/CƠ THỂ

Đây là thể loại mà người nghệ sĩ trình diễn phải tập trung nhiều nhất. Vì mọi thứ khán giả nhìn thấy chỉ là gương mặt hoặc cơ thể họ. Họ phải dùng gương mặt/cơ thể mình để biểu đạt cảm xúc nội tâm, ý nghĩa ca khúc và truyền tải đến khán giả. Điều này nghe thì đơn giản nhưng lại không dễ dàng và đôi khi, người nghệ sĩ cần phải được huấn luyện qua một khóa diễn xuất mới thể hiện được hết những gì cần bày tỏ.


PARODY/ COMEDY – NHÁI LẠI/HÀI

Những Music Video này chủ yếu chỉ là những tác phẩm làm nhái lại một bộ phim, một MV khác hay một câu chuyện nào đó, hoặc pha trộn nhiều yếu tố gây cười, một số pha gây cươi đôi khi cũng khá lố bịch J.

Bạn có thể xem qua MV The Bad Touch của nhóm Bloodhound Gang. MV này cũng đạt được số lượt view youtube khá lớn – 170 triệu dù đã phát hành từ cách đây 15 năm (1999).

 

DREAMY/ SURREALISTIC – MƠ MÀNG/KÌ QUÁI

Đây là dạng MV theo chủ nghĩa siêu thực, những hình ảnh, bố cục, góc máy, cảnh quay mơ hồ, kì quái. Là một sự pha trộn nhiều yếu tố khác nhau để tạo nên không khí, tâm trạng, cảm xúc cho người xem.

 

STOPMOTION/ANIMATION – VIDEO TĨNH VÀ HOẠT HÌNH

Dạng MV này cần đầu tư nhiều cho giai đoạm tiền kì và hậu kì trong sản xuất, tất nhiên với những ý tưởng như vậy, chi phí đầu tư cũng như thời gian đều khiến người thực hiện phải cân nhắc. Nhưng nghệ thuật cần những điều như thế J.

Hãy cùng xem qua MV Strawberry Swings của nhóm Coldplay nhé –  Một ban nhạc khá chất với MV siêu nhân dùng ảnh tĩnh vẽ trên nền đất.


Ngoài những dạng trên, chúng ta còn gặp vô số các MV “lai” sử dụng sự pha trộn nhiều chất liệu với nhau tạo nên sự đa dạng cho các tác phẩm video âm nhạc hiện đại.

Hy vọng với những kiến thức trên, ADAM Muzic đã giúp các bạn có được cái nhìn rộng hơn về các hình thức làm video nhạc, và với các bạn đang có ý định thực hiện MV, hãy tự quyết định lựa chọn cho mình một phong cách thật chất và hợp thời nhé :).

Biên dịch và biên soạn: Đoàn Nhược Quý

Bài viết có tham khảo thông tin từ:

https://30yearsofmusicvideos.wordpress.com/category/types-of-mv/

Học nhạc 1 kèm 1 - Adam Muzic

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    *Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

    Nếu xảy ra lỗi trong quá trình đăng ký

    Bạn vui lòng liên hệ với Adam Muzic qua SĐT

    0902.451.599 hoặc Zalo


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?


      Nếu bạn cần tìm một nơi học nhạc chuyên nghiệp, cùng đội ngũ giảng viên có bằng cấp, với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong nghề. Thì hãy đến với chương trình: Học nhạc 1 kèm 1

      Adam Muzic sẽ biến việc học hát của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào:

      • Việc kết hợp những phương pháp hiện đại, khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu những kiến thức âm nhạc một cách nhanh chóng
      • Việc đưa các ứng dụng thu âm, phần mềm đo đạt vào việc học sẽ giúp bạn quan sát được giọng hát và theo dõi sự tiến bộ của giọng hát một cách rõ ràng, trực quan
      • Hệ thống phòng thu chuyên nghiệp, hiện đại chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm học đẳng cấp

      Còn nếu bạn muốn trở thành một Ca sĩ chuyên nghiệp và muốn được học trực tiếp với Thầy Đoàn Nhược Quý – Nghệ sĩ với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ca hát và biểu diễn. Hãy đến với Chương trình “Phát triển nghệ sĩ“. Bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện từ thanh nhạc, sáng tác đến sản xuất âm nhạc. Chương trình không chỉ giúp bạn nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển tư duy sáng tạo và một phong cách âm nhạc độc đáo.

      Hãy để Adam Muzic biến ước mơ ca hát của bạn trở thành hiện thực bạn nhé!

      Quickom Call Center