Các Thể Loại Nhạc Jazz Theo Từng Giai Đoạn

Nhạc jazz có nhiều phân nhánh (sub-genre) khác nhau, các phân nhánh này vẫn giữ nguyên kiểu thể hiện ngẫu hứng, chỉ khác nhau ở phong cách của từng thời kỳ trong lịch sử, cũng như xu hướng phát triển của xã hội. Cùng điểm qua các phân nhánh của jazz được chia theo từng giai đoạn.

Blues (xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ 19 đến nay)

  • Tương tự như jazz, blues bắt đầu xuất hiện từ khoảng thế kỷ 19 và được ngân nga bởi những người nô lệ, và sau đó là nông dân. Khi người Nam Mỹ học chơi các nhạc cụ Châu Âu, thông dụng nhất là guitar. Nhạc blue ra đời khi người ta nghêu nghao bên cạnh cây guitar.  Phong cách chung của nhạc blues là luôn đánh theo các quy cách nhất định, cũng như có đặc trưng riêng với nốt trầm gọi là “blue note”, mang đến cảm xúc buồn man mác khó tả.
  • Nhạc blues phát triển song song với nhạc jazz trong khoảng cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, và lúc đó các nghệ sỹ jazz cũng thường sử dụng những đặc điểm của blues để pha trộn vào phong cách jazz của mình nhằm tạo nên sự mới lạ.
  • Các nghệ sỹ jazz-blues nổi bật có thể nhắc đến gồm W.C. Handy, Huddie “Lead Belly” Leadbetter hay Bessie Smith.

Lead Belly

Ragtime (giai đoạn 1895 – 1918)

  • Ragtime cũng là tiền thân của phong cách jazz hiện nay, được chơi chủ yếu bằng piano tuy nhiên đôi khi cũng được thể hiệ n bởi các nhạc cụ khác. Ragtime có cách thể hiện ngắn gọn súc tích, tạo ra sự độc đáo khó đoán trước. Các kỹ thuật piano ragtime sau đó có ảnh hưởng rất lớn đến kỹ thuật chơi piano jazz.

Scott Joplin – cha đẻ của phong cách piano ragtime nguyên bản

Các tác phẩm nên nghe thử là “Maple Leaf Rag” hoặc “The Entertainer”.

New Orleans Jazz (giai đoạn 1900 – 1920)

  • New Orleans Jazz bắt nguồn từ phong cách chơi lạ lẫm của các ban nhạc mới xuất hiện thời đó ở New Orleans. Các nhạc cụ như cornet (giống kèn trumpet) được sử dụng thường xuyên trong New Orleans Jazz. New Orleans Jazz sau đó chịu ảnh hưởng của ragtime (xuất hiện cùng thời nhưng được yêu thích hơn) và bắt đầu chuyển sang phong cách chơi tương tự. Nó chỉ khác biệt ở chỗ là đôi khi được điểm thêm 1 chút chất blues.

Jelly Roll Morton – chủ nhân tác phẩm Wolverine Blues

  • New Orleans Jazz được thể hiện với tiếng đàn banjo, string bass, drums, piano và 1 số nhạc cụ cổ điển khác. Các ban nhạc New Orleans cũng chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, và cũng không có các nghệ sỹ solo hay tác phẩm nào nổi bật, vì thế nó ít được biết đến hơn các phân nhánh khác. New Orleans Jazz chỉ được biết đến ở Mỹ sau khí chiếc máy hát phonograph được phát minh. Nhiều nghệ sỹ New Orleans Jazz sau đó cũng rời New Orleans đến Chicago trong đợt di cư Great Migration.
  • Các tác phẩm được nghe nhiều nhất có Dipper Mouth Blues (Joe “King” Oliver), King Porter Stomp hay Wolverine Blues (Jelly Roll Morton).

Chicago (giai đoạn năm 1920)

  • Các ban nhạc jazz ở Chicago có phong cách chơi khác biệt so với New Orleans khi thay thế đàn banjo bằng chiếc guitar, thêm saxophone và chuyển nhịp 4/4 về 2/4. Một đổi mới nữa là sự xuất hiện của phần solo.

    Louis Armstrong – một trong những lão làng của Chicago Jazz 

  • Nghệ sĩ nổi tiếng của dòng nhạc Chicago Jazz chính là Louis Armstrong. Bạn đọc có thể tìm nghe 2 album được đánh giá rất cao của ông là The Hot 5s và The Hot 7s.

3.5 New York (giai đoạn năm 1920)

  • Phong trào jazz ở Chicago lan tỏa đến New York và cũng được thêm vào những đổi mới độc đáo hơn, trong đó có phong cách stride-piano. New York Jazz cũng quy tụ nhiều ban nhạc với tầm cỡ lớn hơn và có đầu tư chất lượng hơn.
  • Một số bản hit nên nghe là The Charleston, Carolina Shout (James P. Johnson) hay Flaming Youth (Duke Ellington).

Duke Ellington với tác phẩm Flaming Youth là siêu phẩm không thể bỏ qua của New York Jazz

  • Các tên tuổi nổi tiếng có thể nhắc đến như James P. Johnson và Duke Ellington. Một số bản hit nên nghe là The Charleston, Carolina Shout (James P. Johnson) hay Flaming Youth (Duke Ellington).

Swing / Big Band Era (giai đoạn 1930 – 1945)

  • Từ những năm 1930, nhạc jazz rất được yêu thích bởi 1 số tầng lớp trung lưu người Mỹ do có sự kết nối sâu sắc với văn hóa Mỹ gốc Phi. Big Band Era ra đời với các ban nhạc có lượng nhạc công hùng hậu, bắt nguồn từ thời kỳ Great Depression khiến nhiều nhạc công jazz mất việc và phải tập hợp lại thành những nhóm lớn để kiếm sống đồng thời theo đuổi niềm đam mê.
  • Khác với kiểu chơi nhanh gọn trước đó, các nhóm trong thời kỳ Big Band Era chơi nhạc 1 cách thoáng và “phiêu” hơn. Kiểu chơi này chính là nhạc swing, 1 kiểu nhạc dance có ảnh hưởng đến nhiều phân nhánh nhạc dance xuất hiện sau nó (ví dụ Lindy Hop). Ngoài jazz, các nhóm trong thời kỳ Big Band Era còn chơi theo tiêu chuẩn nhạc Mỹ, càng mang đến chất jazz nhiều hơn nữa.

Benny Goodman và dàn nhạc giao hưởng của ông

  • Bạn có thể tìm hiểu thêm các tên tuổi như Fletcher Henderson, Benny Goodman, Count Basie, Duke Ellington và Cab Calloway. Các ca khúc nên nghe có It Don’t Mean a Thing (Duke Ellington), Sing Sing Sing (Benny Goodman) và Minnie the Moocher (Cab Calloway).

Jazz sau thời kỳ Big Band Era

  • Ngay từ khi mới xuất hiện, jazz đã luôn nhắm đến mục tiêu trở thành dòng nhạc xu hướng. Điều này có nghĩa là nó phải khiến người nghe nhún nhảy theo, hay ít nhất là cũng phải nhịp chân hay gục gặc đầu. Tuy nhiên trong những năm 1940, nhạc jazz đã chuyển sang 1 hướng đi mới. Thay vì sáng tác theo thị hiếu công chúng, các nghệ sỹ jazz lúc này lại sáng tác theo những gì mình thích. Điều này vô tình giúp jazz trở nên đa dạng hơn, không còn chỉ gói gọn ở 1 chủ đề hay phong cách đang ăn khách nữa.
  • Phong cách chơi jazz bắt đầu trở nên trừu tượng, điều mà các nghệ sỹ và người yêu nhạc jazz gọi chung là “sự ngẫu hứng”. Nhiều phong cách thử nghiệm mới bắt đầu xuất hiện, thành công có, mà thất bại cũng có. Nhạc jazz thực sự chưa bao giờ phong phú đến vậy.
  • Trong thời kỳ này các nghệ sỹ cũng bắt đầu pha trộn các phong cách jazz khác nhau để tạo ra hình thái cho riêng mình, cũng như các tác phẩm được sáng tác bằng cách “nhồi nhét” càng nhiều kiểu chơi nhạc cụ càng tốt. Nói chung từ thời điểm này khó có thể phân chia rõ ràng các nhánh con trong nhạc jazz nữa.

Bebop (giai đoạn 1939 – 1950)

  • Bebop xuất hiện từ khoảng đầu những năm 1940, bắt đầu bằng việc giới nghệ sỹ trẻ cùng nhau tập luyện trong các jam-session, cùng lúc chơi chung và thử nghiệm các phong cách mới. Các nghệ sỹ phong cách bebop tận dụng lối chơi nhạc cụ theo từng lượt, đồng thời cũng chú trọng đến phần biểu diễn solo hơn. Phần tempo cũng được tăng lên khiến tiết tấu tác phẩm rất nhanh và có phần hơi “loạn”, trái ngược hẳn với kiểu nhún nhảy hay dance của thời Big Band Era.

Dizzy Gillespie

  • Các nghệ sỹ nổi bật gồm Coleman Hawkins, Charlie Parker, Dizzy Gillespie, Thelonious Monk, Bud Powell, Max Roach. Tác phẩm nên nghe là Blue Monk, Round Midnight (Thelonious Monk), Night in Tunisia, Shaw ‘Nuff (Dizzy Gillespie, Charlie Parker).

Cool (giai đoạn 1949 – 1955)

  • Cool Jazz trái ngược hẳn với Bebop bằng tiết tấu thư giãn chứ hoàn toàn không gấp gáp làm người nghe hụt hơi. Các nhạc công giảm tiết tấu tác phẩm và chú trọng hơn vào giai điệu, đồng thời sử dụng thêm các nhạc cụ cổ điển. Cool jazz có 1 thời gian còn được gọi là “West Coast Jazz”, tuy nhiên người quen nghe jazz sẽ nhận ra ngay những điểm khác biệt giữa 2 phân nhánh này.

Miles Davis

Hard Bop (giai đoạn 1951 – 1958)

  • Trong giai đoạn này khá nhiều các nghệ sỹ jazz cảm thấy rằng Cool Jazz nghe có vẻ quá cổ điển và đậm chất châu  u, và thế là họ quyết định dung hợp lại phong cách Hard Bop vào nó. Hard Bop mang đến cho nhạc jazz chất blues nguyên bản, cộng thêm hơi hướm châu Phi. Phân nhánh này ngoài ra còn có 1 chút ảnh hưởng từ gospel và rhythm nữa.

Art Blakey

  • Một số tác phẩm nổi bật có thể nhắc đến gồm Moanin’ (Art Blakey), Nica’s Dream(Horace Silver), St. Thomas (Sonny Rollins), Giant Steps (John Coltrane).

Modal (cuối những năm 1950)

  • Trong khi các tác phẩm Bebop và Cool Jazz được sáng tác và chơi theo 1 quy tắc (progression) nhất định nào đó thì Modal Jazz lại dựa trên các mode, từ đó phần nào khiến tác phẩm dễ chơi và cũng dễ nghe hơn. Ngoài ra, các mode trong Modal Jazz cũng chuyển biến rất chậm rãi chứ không gấp gáp như Bebop hoặc ngay cả Cool Jazz. Nghệ sỹ Modal Jazz cũng chỉ phải nghĩ cách hòa trộn 7 nốt trong mỗi mode nên sẽ có thể giành nhiều thời gian hơn cho các sáng tạo ngẫu hứng.

​Miles Davis vẫn tiếp tục là người đi đầu xu hướng với Modal Jazz

  • Nổi tiếng nhất với Modal Jazz  là Miles Davis và John Coltrane; Impression (John Coltrane) là 1 tác phẩm cực kỳ đáng nghe.

Free Jazz (giai đoạn 1959 – 1970)

  • Các nghệ sĩ nhạc jazz luôn luôn tìm cách “bứt phá” ra khỏi các rào cản âm nhạc, và Free Jazz chính là đỉnh điểm của mục tiêu đó. Thay vì sáng tác theo các khuôn khổ có sẵn, Free Jazz hoàn toàn dựa trên âm nhạc, nghĩa là chỉ cần nghe hay là được không cần đúng quy tắc gì cả. Free Jazz thường làm người nghe phải trầm trồ vì nó vượt qua tất cả những suy đoán của họ. Nó giống như sự trở lại của New Orleans Jazz – chất rượu tinh túy cũ trong 1 cái bình mới đẹp mắt hơn.

Ornette Coleman

  • Nổi bật trong phân nhánh này có Ornette Coleman, Cecil Taylor, Charles Mingus và John Coltrane. Bạn đọc cũng nên nghe thử Lonely Woman (Ornette Coleman) hay Enter Evening (Cecil Taylor).

Fusion (giai đoạn 1969 – 1990)

  • Sau hơn 3 thập kỷ khám phá các giới hạn của phong cách âm nhạc cấp tiến, các nghệ sỹ jazz của những năm 70′ bắt đầu mang nhạc jazz đến tiếp cận với đại chúng bằng Fusion. Fusion là sự hòa trộn của jazz với các thể loại nhạc phổ biến khác, chủ yếu là rock và funk. Về trình bày, Fusion Jazz kết hợp sức mạnh, âm điệu và sự đơn giản của rock’n’roll với sự ngẫu hứng tinh tế sẵn có của nhạc jazz. Các thiết bị điện tử của nhạc rock và funk cũng mang đến cho jazz 1 âm thanh hoàn toàn mới.
  • ​Nhiều nhà phê bình âm nhạc và người nghe chuyên nghiệp cho rằng Fusion Jazz chỉ là 1 thể loại “ăn theo”, không phải jazz mà cũng chẳng phải thứ mà nó đang kết hợp. Tuy nhiên không thể phủ nhận 1 điều rằng chính Fusion Jazz đã giúp nhạc jazz được nhiều người biết đến hơn, trong đó có giới trẻ đã quen nghe các dòng nhạc thị trường.

Herbie Hancock

  • Các nghệ sỹ đáng chú ý gồm có Miles Davis, Weather Report, Herbie Hancock, Chick Corea và Freddie Hubbard. Các ca khúc nên nghe gồm Bitches Brew (Miles Davis), Birdland (Weather Report), Chameleon (Herbie Hancock), Mr. Clean(Freddie Hubbard).

Tác giả: Tuấn Luân

Học nhạc 1 kèm 1 - Adam Muzic

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    *Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

    Nếu xảy ra lỗi trong quá trình đăng ký

    Bạn vui lòng liên hệ với Adam Muzic qua SĐT

    0902.451.599 hoặc Zalo


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?


      Nếu bạn cần tìm một nơi học nhạc chuyên nghiệp, cùng đội ngũ giảng viên có bằng cấp, với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong nghề. Thì hãy đến với chương trình: Học nhạc 1 kèm 1

      Adam Muzic sẽ biến việc học hát của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào:

      • Việc kết hợp những phương pháp hiện đại, khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu những kiến thức âm nhạc một cách nhanh chóng
      • Việc đưa các ứng dụng thu âm, phần mềm đo đạt vào việc học sẽ giúp bạn quan sát được giọng hát và theo dõi sự tiến bộ của giọng hát một cách rõ ràng, trực quan
      • Hệ thống phòng thu chuyên nghiệp, hiện đại chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm học đẳng cấp

      Còn nếu bạn muốn trở thành một Ca sĩ chuyên nghiệp và muốn được học trực tiếp với Thầy Đoàn Nhược Quý – Nghệ sĩ với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ca hát và biểu diễn. Hãy đến với Chương trình “Phát triển nghệ sĩ“. Bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện từ thanh nhạc, sáng tác đến sản xuất âm nhạc. Chương trình không chỉ giúp bạn nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển tư duy sáng tạo và một phong cách âm nhạc độc đáo.

      Hãy để Adam Muzic biến ước mơ ca hát của bạn trở thành hiện thực bạn nhé!

      Quickom Call Center