Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Cằm và hàm dưới khi hát

Cằm và hàm dưới khi hát

  1. Cằm và hàm dưới:

Cằm và hàm dưới là nhóm xương duy nhất của hộp sợ có thể hoạt động linh hoạt được. Cằm, hàm dưới cùng với lưỡi, và vòm mềm, trợ giúp cho việc phát ra những âm khác nhau khi nói

Phần tô màu cam là hàm dưới và cằm, nhóm xương duy nhất có thể chuyển động linh hoạt của sọ

Hành động của cằm và xương hàm dưới:

Hàm dưới có thể lách sang trái và phải, đồng thời có thể hạ xuống thấp, kéo lên đập răng hàm dưới vào hàm trên, gồng nghiến chặt với hàm trên, và có thể trườn ra phía trước.

Hàm dưới có thể kết hợp nhuần nhuyễn các hành động trên với nhau, nhất là khi nhai thức ăn.

Nguồn tham khảo: https://sen842cova.blogspot.com/2020/04/anatomy-of-jaw-and-neck.html

2. Những căng thẳng thường gặp đối với cằm và hàm dưới:

Một số người có thói quen trườn cằm ra trước khi hát điều này sẽ kéo xương móng ra phía trước, làm hộp thanh quản cũng bị trườn ra phía trước. Tình trạng trườn cằm này còn xảy ra ở những người có thói quen gù lung, co ngực, cúi đầu. Cho nên chúng ta nên giữ một tư thế cổ thẳng, ngực thẳng nở, tránh cúi về phía trước hay gù lưng, điều này không tốt cho sức khỏe và cũng không tốt khi hát.

Nhai chữ, gồng cứng cằm, hạn chế khoang miệng.

Trái ngược lại với điều trên, há miệng quá lớn cũng làm cho cằm, xương hàm dưới và các cơ xung quanh hàm bị căng thẳng.

Thói quen xấu trườn cằm về phía trước khi hát ( đối với một số ca sĩ việc ngước cổ lên khi feel mang tính chất biểu diễn, cổ chúng ta phải được tự do di chuyển lên xuống theo cảm xúc còn cằm luôn thả lỏng, khác với việc có thói quen trườn ra khi hát)

Tư thế đầu, vai và xương sống xấu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự căng thẳng hàm dưới khi hát.

Nguồn ảnh: benevidawellness.com

3. Nên hát với cằm và hàm dưới như thế nào

Tốt nhất là chúng ta học cách để cằm và xương hàm được hoạt động tự do và thả lỏng thoải mái, đừng cố gồng hạn chế khoang miệng, cũng được cố mở thật lớn. Đặc biệt phải lưu ý không được trườn cằm ra phía trước.

Hãy để cằm và hàm dưới feel cùng bạn khi hát, hình trên miêu tả một ca sĩ đang hát với cổ hơi ngước tự nhiên nhưng cằm không hề cố trườn ra phía trước.

Ca sĩ đang belting, để khoang miệng được thoải mái mở rộng tự nhiên, không cố mở to quá sức, cũng không hạn chế nó nhỏ lại, nhai chữ, hay là sợ gương mặt bị xấu.

  • Bài tập thư giãn cằm,khởi động cằm::

Bài tập một quãng 3 kết hợp âm “A” và lắc hàm sang hai bên trái, phải. Lưu ý đảm bảo tốc độ và độ linh hoạt, không trườn cằm về phía trước. Thực hiện theo câu 1-2-3-2-1.

Bài tập này sẽ giúp bạn khởi động cằm trước khi hát rất tốt.

  • Bài tập thay đổi trạng thái hạn chế khoang miệng sang trạng thái thoải mái của cằm:

Bài tập kết hợp hai âm “Nu-a”.

Thực hiện bài tập quãng 5 lùi lại mỗi nốt tương ứng một cặp âm “Nu-a”, câu 5-4-3-2-1 Nu a- Nu a- Nu a- Nu a- Nu a.

Yêu cầu, phải thả cho cằm hạ xuống tự nhiên khi chuyển sang âm a.

Âm “Nu” sẽ bắt buộc chúng ta hạn chế khoang miệng, trong khi âm “a” lại buộc chúng ta phải thả cằm xuống để phát âm.  Từ đó người học cảm nhận được cảm giác khi cằm chuyển từ trang thái hạn chế sang thả lỏng.

Kết luận: Chúng ta phải thường thả lỏng cằm thoái mái.  Tuy nhiên cũng cần biết hạn chế khoang miệng và cằm ở những âm cần phải phát âm như vậy (ví dụ như “u” hay “i”), và quay lại thả lỏng ở những âm khác, ngay cả việc thả lỏng cũng đừng nên quá máy móc. Lưu ý rằng thả lỏng khác với cố mở miệng thật to, hạ cằm thấp quá mức cần thiết.  

Tác giả: Nhật Thanh

Nguồn tổng hợp.

Quickom Call Center