- Nhắc lại khái niệm chest voice – giọng ngực là gì:
Chúng ta đã tìm hiểu về chest voice – giọng ngực, cũng như quen thuộc với thuật ngữ này ở series bài giải mã bí mật giọng hát rồi, ở đây mình sẽ nhắc lại khái niệm và giải thích sâu hơn
- Về tính chất âm thanh:
Chest voice là những âm thanh ở tầm nốt trung trầm, nốt trầm, hoặc nốt trung cao, nó còn có tên gọi là modal speaking voice (nghĩa là giọng nói chuyện ta thường sử dụng).
Chest voice có tính chất như sau: dày, ấm, hơi tối, rõ, khỏe và không nhiều hơi, có âm lượng ở những nốt trung và trung cao tương đối lớn.
- Về cảm nhận trong cơ thể:
Đối với cảm nhận trong thân thể, khi thực hiện chest voice, người ta dường như cảm thấy phần lồng ngực rung động mạnh. Bởi vậy nó có tên là giọng ngực.
Cảm nhận trong thân thể chỉ có người hát mới thấy được, không có quy định nào cho tất cả mọi người, người ta chỉ ghi chép là những cảm nhận giống nhau ở nhiều người mà thôi.
Nhưng khoa học sẽ cụ thể hóa vấn đề này. Các bạn cùng xem phần c nha!
- Về khoa học:
Các bạn có thể tham khảo bài viết đầy đủ ở các link bên dưới. Các bài viết này giải thích rõ rang về cơ chế của giọng ngực (chest voice), giọng óc (head voice) và giọng gió (falsetto)
Adjustment of Glottal Confgurations in Singing – tác giả Christian T. Herbst and Jan G. Švec – http://vocped.ianhowell.net/wp-content/uploads/JOS-070-3-2014-301.pdf
What are Head and Chest voice – tác giả Andy Follin – https://www.vocalskills.co.uk/What-is-head-chest-voice.html
Theo dõi và đo đạc qua nhiều nghiên cứu, cụ thể là hai bài kể trên chúng ta có thể tóm tắt lại như sau:
- Chest voice là loại giọng có âm sắc dày, tối, khỏe, rõ, được tạo ra bằng cách kích hoạt sự co lại của cơ thanh âm và cơ giáp phiễu – gọi là cơ TA – các bạn hãy xem lại bài Dây thanh ở đây để hiểu thêm nhé.
- Đồng thời các sụn tạo một lực mạnh kéo hai dây thanh lại với nhau.
- Cơ thanh âm của chúng ta (chính là dây thanh) có phần thân dày và phần màng xung quanh, đặc biệt ở mép. Khi thực hiện chest voice, dây thanh rung động cả phần thân và màng, đặc biệt phần thân rung động mạnh, trong khi ở head voice (bài sau chúng ta sẽ nói kĩ) chỉ rung động mạnh ở phần màng còn phần thân hầu như không rung động.
Cơ giáp phễu TA đang co lại để tạo ra âm sắc của giọng ngực
Nguồn ảnh: VoiceScienceWorks.org
Bạn nhìn vào khung chest voice, khung sụn của hộp thanh quản tạo lực kết nối rất lớn, so với falsetto
Nguồn ảnh: Adjustment of Glottal Confgurations in Singing – tác giả Christian T. Herbst and Jan G. Švec –
Dây thanh có phần thân là phần cơ màu đỏ, và phần màng là phần màu tím hồng bao xung quanh, khi thực hiện giọng ngực- chest voice, phần màu đỏ và màu tím cùng rung động, đặc biệt là phần màu đỏ rung động mạnh
Nguồn ảnh: clevelandvoiceandsleep.com
Khi nào chúng ta nên dùng chest voice:
Chúng ta sẽ sử dụng chest voice trong những trường hợp và mục đích sau đây
- Khi cần âm thanh ở những nốt trung ấm hơn và dày hơn
- Các nốt thấp
- Các nốt trung cao có lực (với điều kiện thể lực phù hợp)
Chúng ta không nên cố sử dụng chest voice ở những nốt ở những nốt trung cao khi thể lực của dây thanh không đảm bảo, khi dây thanh chưa qua thời gian rèn luyện đủ hoặc có vấn đề bệnh lý (hạt, viêm, sung, phù dây thanh). Chỉ khi chúng ta cảm thấy khỏe mới nên dung chest voice ở những nốt này
Chúng ta càng không nên sử dụng chest voice ở những nốt cần phải chuyển cơ chế giọng sang head hoặc mix, điều này không hợp tự nhiên của thanh quản, giọng bạn sẽ bị đau, rát, tổn thương, hoặc là nốt bị vỡ làm hỏng phần trình diễn của bạn.
Đây là lý do vì sao chúng ta cần tập thêm giọng óc (head voice), falsetto (giọng gió), và giọng pha (mix voice) để mở rộng quãng giọng của mình, và hát thoải mái hơn
Bài tập rèn luyện chest voice:
- Nốt thấp:
Bài tập âm “mê” kết hợp với vocal fry (1-2-3-2-1)
Bài tập này giúp bạn học thư giãn dây thanh, làm dây thanh trùng đủ độ cần khi hát nốt thấp, và kết nối hai dây thanh để nốt thấp được rõ ràng hơn, không bị mờ
Thực hiện bài tập: Các bạn làm vocal fry ở đầu câu luyện và thực hiện câu luyện, nếu nốt thấp bị mất chữ, chưa rõ, hãy thêm nhiều vocal fry hơn và duy trì cảm giác vocal fry đã làm trong suốt câu hát còn lại.
- Nốt trung cao:
Bài tập âm “Ma” đơn giản, thực hiện một quãng 5 lùi lại (5-4-3-2-1)
Bài tập này luyện tập cơ nhẫn giáp và là áp suất làn hơi để bạn có cột hơi “chắc” hơn.
Khi tập bài này, các bạn hãy để miệng dọc khi đọc âm “ma”, điều này giúp các bạn tang độ dày vang cho giọng ngực.
Khi lên cao hãy dùng sự hỗ trợ của cơ thẳng bụng để tăng áp suất làn hơi, bạn hãy nén cơ thẳng bụng vào bên trong.
- Bài tập tăng âm lượng từ vừa đến lớn:
Bài tập đọc âm “A” ở 1 nốt bất kì và thay đổi âm lượng từ vừa đến lớn dần
Lưu ý không làm âm thanh từ quá nhỏ đến lớn mà phải từ vừa, điều này tránh tình trạng bạn bắt đầu hát quá nhỏ và yếu, bạn sẽ không đi vào cơ chế giọng ngực mà nhầm sang giọng gió, giọng óc
Bài tập này giúp các sụn của bạn luyện tập được lực kéo hai dây thanh lại với nhau khi bạn tăng áp lực của làn hơn lên dây thanh.
Nhật Thanh
Nguồn tổng hợp