Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Dây thanh

I. Tầm quan trọng của dây thanh:

Tất nhiên, dây thanh là bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy phát âm bởi vì nó chính là nguồn âm. Bản thân nó rung động, va đập hai thanh đới vào nhau tạo ra sóng âm, thêm vào đó sự rung động của dây thanh cũng làm rung cột khí chứa trong bộ phận phát âm và các xoang. Không có sự trợ giúp của dây thanh chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc thở, thêm vào đó không thể, phát ra tiếng kêu, tiếng nói và hát được.

Người ta ghi nhận khoảng 100 cơ cùng hoạt động trong lúc con người phát âm, cho nên việc bị tổn thương một cơ nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới việc nói và hát của chúng ta.

Những kiến thức và số liệu từ phần này mình trích dẫn phần nhiều từ sách “The voice and voice therapy” chương 2 “Normal voice: Anatomy and Physiology Throughout the Lifepan”, tác giả Daniel R Boone, Stephen C McFarlane, Shelley L. Von Berg, Richard I. ZRaick. Sách sử dụng ngôn ngữ  tiếng anh, có hình minh họa. Các bạn có thể tìm trên Internet, tìm mua trên Amazon, hoặc tìm tên và liên lạc với tác giả, vì mình không có đường dẫn cụ thể để chia sẻ cho các bạn truy cập. Về việc mượn sách giấy, các bạn có thể liên hệ để được Adam Muzic hoặc tác giả để hỗ trợ.

II. Cấu tạo của hộp dây thanh

Thanh quản nằm trên đỉnh của khí quản, là cánh cổng, van mởkhóa của khí quản, và phổi. Xem lại bài về phổi và hơi thở tại đây

Thanh quản có nhiệm vụ quan trọng:

  1. Đảm bảo việc đóng mở để không khí lọt vào và ra khỏi phổi, đảm bảo quá trình thở
  2. Kết hợp với nắp phân môn bảo vệ đường thở khỏi đồ ăn, thức uống trong quá trình ăn rơi vào đường thở, ngăn chặn các vật lạ rơi vào khí quản.
  3. Phát âm, nói và hát.
  4. Cố định khoang ngực, khép kín, giữ lại khí trong lồng ngực để trợ giúp cho các hoạt động đồi hỏi áp lực mạnh tại phần cơ bụng ví dụ như gồng, nhấc vật nặng, rặn hoặc sinh con,…
  • Điều thú vị ở nhiệm vụ thứ tư là qua đó chúng ta hiểu được, động tác gồng, rặn, làm cho thanh quản có xu hướng khép lại, để cố định lồng ngực, đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể con người. Có một số giảng viên hướng dẫn học sinh phải giữ hơi bằng cách gồng, và tạo cảm giác như rặn, điều này chỉ làm các cơ căng thẳng, làm dây thanh có xu hướng khép lại, gây khó khăn thêm cho việc phát âm, chứ không hề có tác dụng trợ giúp trong việc giữ hơi như chúng ta vẫn tưởng. Đây là hiểu lầm phổ biến mà chúng ta phải chú ý. (Mình đã đề cập sơ lược ở bài 1 bài hơi thở)

III. Cấu tạo của thanh quản (tìm hiểu chung):

         Hình ảnh hộp thanh quản (larynx) và vị trí thanh quản trong cơ thể
                              Nguồn ảnh: anahatoncology.com

a. Năm loại sụn tạo thành thanh quản:

Nhìn chung, thanh quản nằm phía dưới của xương móng, thanh quản là khóa thông giữa ống nói (phần phía trên dây thanh) và ống thở (phần phía dưới dây thanh).

Thanh quản được cấu tạo từ các sụn (có 5 loại), các sụn này gắn vào xương móng và một số cấu trúc bên ngoài dây thanh, cũng như gắn vào với nhau và quan trọng là gắn vào hai thanh đới (vocal fold) bằng các khớp, dây chằng, cơ và màng. Các dây chằng, cơ và màng, có độ co giãn và khả năng chuyển động, làm cho hộp thanh quản không bị giữ cố định trong cổ mà có thể dịch chuyển lên xuống cũng như sang hai bên trái phải trong một giới hạn nhất định. Một số trong các sụn, màng, cơ và dây chằn này chịu trách nhiệm trong việc đóng mở thanh quản, kéo hai dây thanh lại gần nhau trong quá trình phát âm,…

                                  Nguồn ảnh: youmed.vn
Các sụn của thanh quản nhìn từ 3 góc khác nhau, mặt trước, mặt nghiêng, mặt cắt ngang, màu tím là sụn giáp.
       Sụn nhẫn nằm phía dưới sụn giáp gắn thanh quản vào các sụn của khí quản
Sụn phễu kết nối trực tiếp với hai dây thanh, rất quan trọng trong quá trình khép mở dây thanh.
               Sụn nắp (nắp phân môn), giúp phân tách thực quản và khí quản
                     Nguồn ảnh: kienthucykhoacuatoi.blogspot.com

b. Các cơ của thanh quản (hai nhóm ngoại lai và nội tại)

  • Cơ ngoại lai:

Các cơ ngoại lai có một đầu dính với các sụn thanh quản, một đầu dính với các cấu trúc bên ngoài dây thanh, cho nên được gọi là cơ ngoại lai. Các cơ này có nhiệm vụ hỗ trợ và ổn định trong việc thay đổi vị trí của dây thanh trong cổ. Hộp dây thanh có thể thay đổi vị trí theo bốn hướng sau: nhấc lên cao, hạ xuống thấp, kéo ra phía trước, kéo ra phía sau. Việc gồng các cơ ở cổ khi hát, khi lên cao, hoặc xuống thấp, liên quan đến một số cơ cụ thể trong nhóm cơ này, mà chúng ta sẽ tìm hiểu về sau.

  • Cơ nội tại:

Các cơ nội tại chịu trách nhiệm nối các sụn với nhau. Thêm vào đó, mức độ co hay thả lỏng của các cơ này, ảnh hưởng đến sự tách ra, kéo lại gần, cang thẳng hay thả lỏng của hai thanh đới. Bởi vậy nhóm cơ này rất quan trọng. Cơ nội tại bao gồm 5 cơ chính:

  1. Cặp cơ nhẫn phiễu sau – posterior crioaryreniod (PCA) – giúp tách hai thanh quản ra xa, để một luồng hơi lọt vào phổi, và ra khỏi phổi. Nếu cặp cơ này bị liệt hoặc bị tổn thương, chắc chắn là chúng ta phải nhờ vào máy để hỗ trợ việc thở.
  2. Cặp cơ nhẫn phiễu bên – lateral cricoarytenoid (LCA) – hoạt động ngược lại với PCA, kéo hai thanh đới gần lại với nhau để hỗ trợ cho việc phát âm và giữ vị trí này trong quá trình sử dụng giọng nói hoặc giọng hát.
  3. Cơ phễu ngang (đơn lẻ, không theo cặp) – Interarytenoid (IA), cơ này có nhiệm vụ kéo hai thanh đới gần lại với nhau hỗ trợ cho việc phát âm, cụ thể là khi cơ này siết co lại, thì sụn phễu sẽ bị kéo gần lại theo chiều ngang.
  4. Cặp cơ giáp phễu – Thyroarytenoid (TA) – theo liền bên trong là cơ thanh âm, giáp trong cùng với cơ thanh âm chính là thanh đới (hoặc gọi là dây chằn thanh âm, dây này có độ đàn hồi nhất định), là nguồn phát âm của chúng ta. Cơ giáp phễu siết lại làm giảm độ dài của thanh đới, và tăng độ dày của thanh đới khi phát âm, tạo âm thanh dày và thấp hơn.
  5. Cặp cơ nhẫn giáp – Cricothyroid (CT) bao gồm hai phần: cơ nhẫn giáp phần đứng (thẳng) và cơ nhẫn giáp phần nghiêng (hoặc chếch). Cơ này hoạt động ngược lại với cơ giáp phễu (TA) phía trên. Cặp cơ này siết lại, làm tăng độ dài dây thanh, mỏng dây thanh, tạo rung động nhanh hơn, góp phần quan trọng trong việc tăng cao độ của âm thanh.
                                    Cơ nhẫn giáp
                    Nguồn ảnh: kienthucykhoacuatoi.blogspot.com 

c. Mạch máu và dây thần kinh

Mạch máu: Thanh quản được nuôi dưỡng bởi động mạch thanh quản trên là nhánh của động mạch giáp trên và động mạch thanh quản dưới là nhánh của động mạch giáp dưới.

Thần kinh: bao gồm hai phần

+ Thần kinh thanh quản trên: Cảm giác trên dây thanh, làm vận động cơ nhẫn giáp. Nếu dây thần kinh này bị tổn thương, cơ này bị liệt, sẽ gặp khó khăn trong việc thay đổi cao độ, đặc biệt là nói cao giọng, hát cao.

+ Thần kinh thanh quản quật ngược: Cảm giác dưới dây thanh, vận động các cơ nội tại còn lại, trừ cơ nhẫn giáp. Nếu dây thần kinh này bị tổn thương, các cơ này bị liệt, sẽ mất tiếng, vì dây thanh không thể kéo lại gần nhau và rung động được.

Chú ý:

Hai dây thần kinh thanh quản này hoạt động trái ngược nhau, cơ nhẫn giáp và nhóm các cơ: cơ nhẫn phễu sau, cơ nhẫn phễu bên, cơ giáp phiễu, cơ phễu ngang, hoạt động trái ngược nhau, hạn chế hoạt động của nhau.

Đây là cơ chế tự vệ của thanh quản, hiểu đơn giản, là chúng ta không thể cùng một lúc tạo ra một âm thanh quá lớn và quá cao được.

Khi chúng ta muốn tạo một âm thanh lớn, cơ nhẫn phễu sau, cơ nhẫn phếu bên, cơ phễu ngang sẽ kéo hai dây thanh lại với nhau, đặc biệt là cơ giáp phễu (TA) sẽ co chặt lại, kéo ngắn dây thanh, tăng độ dày dây thanh. Khi chúng ta muốn hát ở một nốt cao, nghĩa là cơ nhẫn giáp (CT) sẽ co lại để kéo mỏng và dài dây thanh. Các cơ hoạt động trái ngược để đảm bảo tính chat đàn hồi của hai thanh đới. Giống như khi chúng ta kéo một cọng dây thun vậy, càng kéo dài và căng thì chúng phải mỏng lại, như vậy dây mới không đứt. Điều này lý giải vì sao khi hát lên cao đến một mức nhất định, cơ TA sẽ bị cơ CT hạn chế hoạt động, lúc này chúng ta phải chuyển đổi cơ chế giọng dày sang cơ chế giọng gió, nghĩa là chúng ta vỡ sang giọng gió (lý do vì sao có đoạn bridge), chính cơ chế này đã bảo vệ dây thanh của chúng ta. 

Cho nên muốn có thể hát vừa cao vừa to, như các bạn vẫn thường gọi là belting, thì chúng ra phải giảm độ căng thẳng của cơ TA nhưng lại không quá thả lỏng, tăng sức mạnh của ở CT, và sử dụng thêm sự trợ giúp của cộng hưởng để khuếch đại âm thanh,giảm áp lực cho thanh quản. Trong những bài tới, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về cơ CT, TA, các bài tập liên quan, và tìm hiểu thêm về cộng hưởng.

d. Ổ thanh quản, thanh thất và thanh đới:

  • Ổ thanh quản: hiểu đơn giản là một khoảng bao gồm một phần khí quản và mặt dưới dây thanh (gọi là khoang dưới thanh môn) , cùng với khoảng từ nắp phân môn cho đến dây thanh (gọi là tiền đình thanh quản).

.

  • Thanh thất – ventricular (false) vocal folds:

Là phần nếp gấp tiền đình trong hình trên. Thanh thất không tham gia tạo ra âm thanh trong phát âm (chúng có thể phát ra tiếng, nhưng tiếng này đơn giản là một tiếng rè rè, hoạt tiếng kêu rít nhỏ, nên chúng không tham gia trong việc phát âm phục vụ cho nói và hát). Thanh thất có nhiệm vụ chính là làm ẩm ướt và bôi trơn dây thanh phía dưới để chúng hoạt động dễ hơn, không bị khô. Thanh thất còn tự động đóng kính, để bảo vệ dây thanh khi chúng ta nuốt đồ ăn thức uống.

  • Thanh đới (dây chằn thanh âm) – true vocal folds:

Quan trọng nhất trong hộp thanh quản, phần trực tiếp rung động tạo ra sóng âm. Bản thân nó được bao bọc bởi lớp đệm niêm mạc, lớp này lại có tới 1 lớp nhỏ khác. Phải nói là vì tầm quan trọng của mình nên thanh đới được bảo vệ rất kĩ

                              Nguồn ảnh: anatomynote.com

Thanh đới được bao bọc bởi nhiều lớp bên ngoài nó.

Thanh đới và niêm mạc của nó được cấu thành bởi những sợi cơ có tính đàn hồi đặc biệt, chúng có thể giãn ra, bị kéo mỏng ra, rồi bung trở lại vị trí cũ. Tính đàn hồi này rất quan trọng trong nguyên lý khí động học- cơ chế của việc phát âm, đã đọc ở bài trước, khi thanh đới bị liệt, hoặc bị yếu, có khả năng do tính đàn hồi của nó bị mất đi.

Nếu quan sát trên mặt cắt ngang, trong lúc phát âm, thanh quản mở ra từ dưới lên trên và cũng đóng lại từ dưới lên trên

Qua bài này, chúng ta đã tìm hiểu được cấu tạo chung của thanh quản, các sụn, dây chằn, cơ và màng quan trọng của thanh quản. Vì vậy mà chúng ta hiểu được, muốn luyện tập hát cần luyện tập 5 nhóm cơ trên, khi lên càng cao giọng phải càng mỏng (cơ chế tự vệ). Bài kế tiếp chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về hai cơ nhẫn giáp và cơ nhẫn phễu (CT và TA) hai nhóm cơ ảnh hưởng chính đến các cơ chế hát cao hơn, mỏng, và hát lớn hơn, thấp hơn, dày hơn.

  • Bài viết được người viết tổng hợp kiến thức ở nhiều nguồn, mình sẽ để nguồn ảnh, và đường dẫn kiến thức hoặc là tên sách mình trích dẫn thường xuyên để các bạn có thể tìm đọc.
  • Tác giả : Nhật Thanh

Cùng đi đến phần 4 của chuỗi bài viết bằng cách bấm vào xem thêm !!!

Học nhạc 1 kèm 1 - Adam Muzic

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    *Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

    Nếu xảy ra lỗi trong quá trình đăng ký

    Bạn vui lòng liên hệ với Adam Muzic qua SĐT

    0902.451.599 hoặc Zalo


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?


      Nếu bạn cần tìm một nơi học nhạc chuyên nghiệp, cùng đội ngũ giảng viên có bằng cấp, với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong nghề. Thì hãy đến với chương trình: Học nhạc 1 kèm 1

      Adam Muzic sẽ biến việc học hát của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào:

      • Việc kết hợp những phương pháp hiện đại, khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu những kiến thức âm nhạc một cách nhanh chóng
      • Việc đưa các ứng dụng thu âm, phần mềm đo đạt vào việc học sẽ giúp bạn quan sát được giọng hát và theo dõi sự tiến bộ của giọng hát một cách rõ ràng, trực quan
      • Hệ thống phòng thu chuyên nghiệp, hiện đại chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm học đẳng cấp

      Còn nếu bạn muốn trở thành một Ca sĩ chuyên nghiệp và muốn được học trực tiếp với Thầy Đoàn Nhược Quý – Nghệ sĩ với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ca hát và biểu diễn. Hãy đến với Chương trình “Phát triển nghệ sĩ“. Bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện từ thanh nhạc, sáng tác đến sản xuất âm nhạc. Chương trình không chỉ giúp bạn nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển tư duy sáng tạo và một phong cách âm nhạc độc đáo.

      Hãy để Adam Muzic biến ước mơ ca hát của bạn trở thành hiện thực bạn nhé!

      Quickom Call Center