Chắc hẳn hồi giờ bạn nghe người ta nói nhiều về Noise, và chúng ta thường hay nghĩ rằng những tiếng xè…xè…xì xào đều là một loại Noise giống nhau. Nhưng thật ra, có nhiều loại Noise và người ta chia ra thành nhiều màu sắc khác nhau. Hôm nay, hãy cùng ADAM Muzic tìm hiểu từng loại Colors of Noise trong âm thanh này nhé.
Trong kỹ thuật âm thanh, điện tử và nhiều lĩnh vực khác thì vấn đề màu sắc của Noise người ta sẽ phân biệt dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau. Ví dụ, đối với hình ảnh thì người ta sẽ đánh giá khi nhìn trên bề mặt tác phẩm , đối với âm thanh, người ta sẽ phân biệt dựa vào việc nghe âm thanh đó để định dạng sắc thái của từng loại Noise khác nhau.
Bây giờ chúng ta sẽ vào phần chính của bài là tim hiểu từng loại sắc màu khác nhau của Noise nhé.
White Noise
Đây là loại Noise mà chúng ta hay gặp nhất, nó được đặt tên dựa trên tính chất tương tự với ánh sáng. Nếu bạn trộn màu đỏ (red), xanh trời (blue), xanh lá (green) lại bạn sẽ có màu trắng.
https://commons.wikimedia.org/wiki/File:RGB_illumination.jpg
Âm thanh cũng vậy, White Noise được tạo thành khi các dải tần có tần số bằng nhau. Các bạn có để ý khi chúng ta bật TV mà không dò được đài truyền hình thì sẽ có tiếng Xèeeeee kèm theo màn hình “hột mè”không nào? Đó chính là âm thanh của White Noise đấy. Để rõ hơn chúng ta cùng xem clip bên dưới nhé.
https://www.youtube.com/watch?v=El8mLrBSPlATác dụng của White Noise nghe sẽ rất bất ngờ, bởi vì nó sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn khi bạn để White Noise phát ra trong phòng bạn. Hãy tưởng tượng nhé, đầu tiên sẽ là ví dụ về ánh sáng, bạn bật 1 bóng đèn màu xanh lá cây lên trong phòng tối…Chắc chắn khi vào phòng bạn sẽ thấy bóng đèn đó rất rõ, nhưng khi bạn bật đèn trắng lên càng sáng thì sự nổi bật của đèn xanh đó sẽ càng giảm. Vì sao? Lý do bởi vì trong ánh sáng trắng có tất cả các màu nên khi ánh sáng trắng càng sáng sẽ càng che bớt những màu còn lại trong phòng.
https://en.wikipedia.org/wiki/Colors_of_noise
Âm thanh cũng vậy, trong lúc ngủ, nếu bạn để phòng im lặng thì chắc chắn vẫn sẽ có những tiếng động ồn (tiếng máy quạt, tiếng máy lạnh,…) và não của bạn sẽ rất “chăm chú” để “quét” những âm thanh này, việc này sẽ phiền bạn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn mở White Noise lên thì các âm thanh đó sẽ bị White Noise “che” lại, bạn sẽ quen dần White Noise và ngủ ngon lành hơn. Đây cũng là lý do vì sao một thời khi còn dùng TV an-ten, chúng ta rất thường ngủ quên dù cho lúc đó TV bị “hột mè” và phát ra White Noise là như vậy.
Pink Noise
https://en.wikipedia.org/wiki/Colors_of_noise
Ở Pink Noise, thì năng lượng sẽ giảm nhẹ dần từ các tần số thấp sau đó giảm nhiều hơn ở các tần số cao. Trong đời sống hàng ngày, Pink Noise được tìm thấy trong hầu hết các thiết bị điện tử (gọi là Flicker noise) và còn thú vị hơn đó là nó còn được tìm thấy trong cơ thể chúng ta như nhịp tim đập, hoạt động thần kinh và các bộ phận khác nữa. Chúng ta cùng nghe qua Pink Noise nhé.
Brown Noise
Thuật ngữ Brown Noise đôi khi còn được người ta gọi là Brownian Noise hoặc Red Noise, ở Brown Noise thì năng lượng cũng sẽ giảm dần khi tần số tăng giống như Pink Noise nhưng mức giảm sẽ nhiều hơn (khoảng -6db/Octave).
https://en.wikipedia.org/wiki/Colors_of_noise
Brown Noise vì thế sẽ nghe gần giống với tiếng thác nước hoặc trong những cơn mưa to. Do đó, trong sản xuất âm nhạc nếu bạn muốn có tiếng thác nước thì hãy nghĩ ngay đến Brown Noise nhé. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn tập trung hơn khi làm việc và ngủ ngon hơn đấy. Hãy nghe clip dưới nhé.
Blue Noise và Violet Noise
https://en.wikipedia.org/wiki/Colors_of_noise
Blue Noise và Violet Noise là 2 dạng trái ngược lại đối với Pink Noise và Brown Noise, khi năng lượng từ tần số thấp lên tần số cao sẽ tăng nhẹ đối với Blue Noise (+3db/octave) và tăng mạnh đối với Violet Noise (+6db/octave). Do đó, ta sẽ nghe chúng “chát” hơn so với các loại Noise khác. Bạn có thể nghe âm thanh này khi đi rửa xe máy chẳng hạn, chúng sẽ giống như âm thanh xịt nước từ trong vòi nước ra. Chúng ta cùng nghe nhé.
Blue Noise:
Violet Noise:
Gray Noise
Khi bạn nghe Gray Noise thì bạn sẽ có cảm giác giống như đang nghe tiếng một thác nước mạnh nhưng ở khoảng cách rất xa. Ở loại Noise này, sẽ có một điều thú vị là mặc dù năng lượng sẽ giảm mạnh ở tầng giữa và từ từ tăng dần ở tần cao để tạo thành quang phổ hình chữ U. Tuy nhiên, khi chúng ta nghe chúng, chúng ta sẽ có xu hướng cảm thấy rằng năng lượng ở các tần số sẽ bằng nhau.
Chắc hẳn đọc tới đây các bạn sẽ thấy mâu thuẫn với White Noise phải không nào? Đúng vậy, sẽ rất mâu thuẫn với White Noise, nhưng thực ra cảm giác này bị “vẽ” ra bởi bộ não và tai của bạn, bởi vì khi tần số càng trầm và càng cao thì cùng một năng lượng nhưng bạn sẽ cảm thấy tân số cao có năng lượng yếu hơn so với tần số thấp. Để dễ hiểu hơn, các bạn hãy xem biểu đồ về ngưỡng nghe của tai người dưới đây:
https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Perceived_Human_Hearing.png
Trong biểu đồ này, trục ngang sẽ là tần số của âm thanh chúng ta nghe, và trục đứng sẽ là độ lớn âm thanh cần thiết để ta có thể ảm nhận được. Ví dụ, âm thanh có khoảng tần số từ 1kHz đến 2 kHz, để có thể nghe được thì ta cần âm thanh đó phải có độ lớn 0db. Tương tự như vậy, những âm thanh càng trầm và càng cao sẽ phải vặn lớn hơn để tai người có thể cảm nhận được. Tới đây thì có lẽ bạn sẽ hiểu hơn về Gray Noise rồi chứ.
Tác dụng của các loại Noise là gì?
Tác dụng thì rất nhiều, chúng được dùng trong việc giả các tiếng động trong phim như tiếng thác nước, tiếng sóng biển, … hoặc dùng để hỗ trợ cho cuộc sống hàng ngày và một tác dụng mà người ta ít biết đến đó là làm cho việc suy giảm chất lượng âm thanh ít hơn bằng cách thêm Noise vào khi convert nhạc từ chất lượng cao đến chất lượng thấp,…
Trên đây là một số chia sẻ của ADAM Muzic về các loại Noise, hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hình dung và biết thêm về vấn đề này, sẽ có những khái niệm rõ ràng hơn về Noise chứ không gọi chung chung những tiếng Xè..xè đơn giản là Noise nữa.
Reference:
1. Wikipedia
2. http://www.tmsoft.com/
3. Hình ảnh: Google
4. Video: Youtube