Dây thanh có thay đổi theo độ tuổi của con người không? Câu trả lời là có! Tất nhiên, dây thanh cũng nhưng rất nhiều bộ phận khác trên thân thể con người để thay đổi theo vòng đời của chúng ta. Hãy tìm hiểu sự phát triển và thay đổi của thanh quản con người trong bài viết này nhé! Đồng thời, chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo một số cách tăng sức bền và chất lượng của giọng hát!
- Vòng đời của dây thanh:
Cũng tất cả các bộ phần khác trên cơ thể con người, dây thanh cũng có vòng đời của mình tương ứng với tuổi thọ của cơ thể. Sự phát triển của dây thanh bao gồm các bước sau đây:
- Sơ khai
- Dậy thì
- Hoàn thiện, khỏe mạnh và ổn định
- Lão hóa và suy giảm
Theo sách The Voice and Voice Therapy của tác giả Daniel R Boone, Stephen C McFarlane, Shelley L.Von Berg, Richard I. ZRaick
Giai đoạn sơ khai: Một em bé sơ sinh có thanh đới dài từ 2.5 đến 3 mm. Sụn giáp có bề mặt khá phẳng, hầu như không có nếp gồ lên. Độ dài ban đầu này sẽ thay đổi dần, dài ra từ từ trong khoảng từ 1-4 tuổi tiếp theo. Cơ dây thanh lúc này rất mỏng. Cơ dây thanh tiếp tục phát triển dần từ năm 6-12 tuổi, phần thân dây thanh dần dày lên. Hộp chứa thanh quản có vị trí hơi cao trong cổ.
Giai đoạn dậy thì: Giai đoạn này quan trọng đặc biệt. Đối với cả nam và nữ, trên bề mặt sụn giáp bắt đầu xuất hiện một phần gồ lên, ở nam lớn hơn nữ, gọi là trái khế. Màu sắc lảnh lót của giọng trẻ con dần biết mất, bộ máy phát âm sẽ phát ra những âm thanh có cao độ thấp hơn trước đây.
Giai đoạn trưởng thành, hoàn thiện, khỏe mạnh: Vượt qua giai đoạn dậy thì, giọng hát lúc này đã hình thành màu sắc riêng của cá nhân, dễ dàng xác định quãng giọng, giọng có sức bền và độ ổn định.
Giai đoạn lão hóa: Tùy theo từng người mà giai đoạn lão hóa xảy ra nhanh hay chậm, nhiều hay ít. Giai đoạn lão hóa xảy ra một cách dần dần, kéo dài cho tới hết vòng đời của con người. Giọng hát sẽ dần thay đổi về chất lượng âm thanh, quãng giọng, độ ổn định, âm lượng và sức mạnh.
Trên đây là phần giới thiệu sơ lược về các giai đoạn, ở dưới đây chúng ta tìm hiểu kĩ hai giai đoạn đáng chú ý nhất là dậy thì và giao đoạn lão hóa của dây thanh.
Sự dậy thì:
Lúc này dây thanh thay đổi nhanh chóng và bất ngờ
- Cơ dây thanh dài hơn trước đó rất nhiều, đối với nam 17-21 mm, đối với nữ tầm 11-15 mm.
- Cơ dây thanh dày dần lên, phần thân cơ dây thanh phát triển hơn, không còn mỏng như giai đoạn trước đó. Đồng thời phần lớp màng bao bọc cơ dây thanh hình thành rõ rệt.
- Sự xuất hiện của gồ trên sụn giáp, đối với nam sẽ lớn hơn của nữ được gọi là trái khế.
- Hộp chứa thanh quản dần hạ xuống thấp hơn. Việc hạ thấp hộp thanh quản này làm cho phần họng rộng hơn và dài hơn, bởi vậy mà đến tuổi dậy thì cả nam và nữ đều bắt đầu tạo ra những âm thanh có cao độ thấp hơn trước đó, đồng thời có chất âm dày hơn và nhiều lực hơn
- Sự thay đổi nhanh chóng trong cao độ, quãng giọng và chất âm, khiến cho giọng nói trong độ tuổi dậy thì thường không được ổn định, đặc biệt là ở các bạn nam. Đến giai đoạn trưởng thành thì chất âm, tầm cữ cũng quãng giọng, âm sắc cá nhân bắt đầu rõ rệt và ổn định.
Sự khác biệt của thanh quản trẻ nhỏ và người trưởng thành thông qua giai đoạn dậy thì.
Nguồn ảnh: developingvoices.blog
Sự lão hóa:
Sự lão hóa là một chủ đề luôn được nhiều người quan tâm. Lí do là bởi người ta không rõ chính xác nó xảy ra lúc nào, nhanh chậm và mức độ ra sao. Cụ thể họ sẽ phải đối mặt với điều gì.
Bất kì sự vật nào sau khi phát triển đến hoàn thiện đầy đủ thì cũng là lúc bắt đầu giai đoạn lão hóa dần dần. Sức khỏe của con người nói chung và dây thanh cũng không ngoại lệ.
Dây thanh của một người trưởng thanh khỏe mạnh
Dây thanh của một người lớn tuổi, khi các cơ và sụn bị suy giảm dần
Lão hóa thường bao gồm các hiện tượng như sau:
- Sự suy yếu của dây thanh, cũng như các cơ nội tại của hộp thanh quản, các sợi cơ nói chung mất đi trọng lượng, mất độ đàn hồi, hoặc bị xơ cứng.
- Sự suy yếu của các cơ ngoại lại, làm giảm độ linh hoạt của vậy di chuyển hộp dây thanh, giảm hiệu quả việc thay đổi cao độ linh hoạt.
- Sự suy yếu của các sụn khớp và có dây chằn kết nối chúng.
- Sự suy giảm của cơ quan hô hấp làm giảm sức mạnh hơi thở.
- Thông thường sẽ dẫn đến việc chất âm bị mỏng đi, khả năng ngân dài nốt suy giảm.
- Sự suy giảm hormone nữ ở nữ, làm giọng không giữ được độ sáng, trong rõ của tuổi trẻ, nhưng ngược lại có thêm độ trầm ấm.
- Đối với cả nam và nữ, sự giảm trong tầm cữ các nốt cao và mở rộng thêm các nốt thấp. Cho nên quãng giọng có lẽ không thay đổi về số nốt mà có thay đổi về cao độ. Bởi vậy mà thường một ca sĩ càng lớn tuổi họ sẽ hạ tông khi hát, đây là điều bình thường của giọng hát con người.
- Riêng đối với nam, khi vượt qua 60, giọng sẽ cao lên – vì suy giảm hormone nam.
- Âm lượng bắt buộc phải giảm dần.
- Đôi khi giọng bị rung rẩy (khác với rung giọng để biểu cảm)
- Sự suy giảm của hệ tiêu hóa, thường dẫn đến ợ hơi, trào ngược thực quản, ảnh hưởng tới giọng nói.
- Ngoài ra còn có nhiều bệnh liên quan tới hệ thần kinh, suy giảm độ nhanh nhạy của tai nghe; sự suy thoái, giảm hiệu quả của các mạch máu nuôi hộp thanh quản, các sụn, cơ và dây thanh.
Các bệnh mãn tính do nghề nghiệp:
Đối với những người có nghề nghiệp liên quan tới giọng nói, giọng hát, phải sử dụng thường xuyên (giáo viên, phát thanh viên, dẫn chương trình, ca sĩ,…) Họ thường phải đối mặt với các bệnh sau:
- Ho mãn tính
- Hạt dây thanh
- Nhanh chóng xơ cứng mép dây thanh – tổn thương phần màn bảo vệ dây thanh.
- Polyp, u dây thanh.
- Viêm amidan
Ngoài ra còn có rất nhiều bệnh khác. Các bạn có thể tham khảo ở link sau đây.
https://www.britishvoiceassociation.org.uk/voicecare_the-voice-and-ageing.htm
Làm sao để giữ được độ bền bỉ của dây thanh:
Làm sao để đối diện với sự lão hóa dây thanh và giữ gìn nó được lâu hơn. Tất nhiên là ai cũng phải già đi, nhưng hãy già đi một cách lành mạnh!
- Tập thể dục, chạy bộ, để duy trì sức khỏe hô hấp.
- Hạn chế dùng bia rượu, thuốc lá và chất kích thích khác.
- Luyện thanh điều độ để giữ sự dẻo dai của các cơ nội tại thanh quản.
- Làm việc vừa phải, đừng quá sức. Đừng lạm dụng dây thanh tốt của chúng ta quá nhiều, nghỉ ngơi khi mệt và cần thiết.
- Hãy học để hát đúng cách. Đừng ép dây thanh.
- Hãy khởi động, warm up kĩ, trước khi hát, nói.
- Đặc biệt chú ý chọn tông hát phù hợp với độ tuổi của dây thanh, tránh chọn tông quá cao gây tổn thương dây thanh.
- Làm bài tập tăng sức mạnh cơ dây thanh, duy trì trong suốt quá trình sử dụng giọng hát.
Chạy bộ để duy trì sức mạnh của hệ hô hấp. Nguồn ảnh vinmec.com
Luyện thanh để hát đúng cách và giữ gìn giọng bền lâu
Bài tập cơ dây thanh chính là chủ đề của bài viết tiếp theo, các bạn cùng đón đọc để biết cách luyện sức mạnh dây thanh và bảo vệ độ bền của giọng hát nhé!
Các bạn có thể tập hát miễn phí tại link youtube của ADAM Muzic tại đây.
Nhật Thanh
Nguồn tham khảo mình đã để link phía trên, kèm với tên sách, đối với việc mượn sách, các bạn có thể liên hệ với trường nhé.