Chúng ta thường nghe nói đến khái niệm lực hát và âm lượng trong thanh nhạc, vậy khái niệm này có nghĩa là gì, tác dụng, các luyện tập và những điều cần lưu ý về lực hát trong thanh nhạc như thế nào? AdamMuzic sẽ cùng bạn giải đáp tất cả trong bài viết dưới đây.
Dynamic là gì?
Dynamic (lực hát/ động lực hoặc âm lượng) là lực để trình bày một câu hát hay tiết tấu bằng các nhạc cụ khác. Nói dễ hiểu thì Dynamic là sự thay đổi về âm lượng trong một bài hát. Tuy nhiên, nó không chỉ là việc chơi to hay nhỏ mà còn bao gồm các biến đổi liên tục giữa các mức âm lượng khác nhau, tạo nên cảm xúc và sắc thái cho bản nhạc.
Vì thế, có thể gọi Dynamic trong thanh nhạc là lực hát hoặc là âm lượng. Cũng có thể dùng từ “volume” để thay cho dynamic.
Dynamic có tác dụng gì?
Lực hát, âm lượng trong lúc hát và chơi nhạc cụ rất quan trọng, đây là một trong những biểu cảm cơ bản, giúp truyền đạt, nâng đỡ cảm xúc của tác phẩm âm nhạc. Âm lượng giúp tạo điểm cao trào, sâu lắng, … kết hợp với những kĩ thuật khác, nghệ sĩ biểu diễn và sáng tác có nhiều cơ hội biểu đạt ý tưởng và phong cách của mình.
Các chỉ dẫn về âm lượng thường gặp trong thanh nhạc:
- pp: tiếng ý là Pianissimo: nghĩa là chơi rất nhỏ.
- p: tiếng ý là Piano: nghĩa là chơi nhỏ
- mp: tiếng ý là Mezzo-piano: nghĩa là chơi nhỏ vừa
- mf: tiếng ý là Mezzo-forte: nghĩa là chơi lớn vừa
- f: tiếng ý là forte: nghĩa là chơi lớn
- ff: tiếng ý là
- fortissimo: nghĩa là chơi rất lớn
Ngoài ra các bạn xem thêm ở bảng dưới đây:
Các bài tập làm chủ dynamic?
Âm lượng được thay đổi thông qua ba yếu tố: làn hơi, sức mạnh – độ khép của cơ dây thanh và hình dáng của hộp cộng hưởng. Lý do vì sao và những yếu tố này thay đổi như thế nào, đã có bài “Giải mã bí ẩn giọng hát” giải thích cụ thể.
Vì vậy để thay đổi âm lượng chúng ta cao 3 nhóm bài tập sau đây:
Nhóm bài tập hơi, bật – đẩy hơi:
- Bài tập staccato kết hợp tăng giảm âm lượng
- Bài tập ngân dài kết hợp tăng giảm âm lượng
- Bài tập thay đổi lực đẩy hơi và tăng giảm âm lượng
Nhóm bài tập cơ dây thanh:
- Bài tập kéo nốt kết hợp tăng giảm âm lượng
- Bài tập có phụ âm “G” giúp tăng lực và độ dày dây thanh
Nhóm bài tập cộng hưởng:
- Bài tập tăng độ mở của khẩu hình qua 5 nguyên âm
- Bài tập âm “hum” giúp tăng độ vang
- Bài tập nâng vòm mềm
Các bài tập này có thể thực hiện kết hợp với nhau.
Lưu ý khi thực hiện các bài tập về âm lượng:
- Không nên cố quá sức
- Không nên chỉ tập tăng âm lượng mà bỏ quên bài tập hát với âm lượng nhỏ và vừa