- Nhắc lại về giọng gió – falsetto:
- Về tính chất âm thanh:
Giọng gió – falsetto có tính đặc trưng là âm thanh không ổn định và nghe như có rất nhiều hơi thở trong giọng, giọng mỏng, yếu, đục, không rõ, nhẹ và rất linh hoạt, dễ dàng lên được nốt cao.
- Về cảm nhận trong thân thể:
Giọng gió mang lại cảm giác nhẹ nhỏm ở vùng cổ, không cần cố sức khi thực hiện giọng gió, hơi tuông ra nhanh và nhiều, nhanh chóng hết hơi. Giọng yếu và mang lại cảm giác không ổn định khi hát.
Cảm nhận trong thân thể chỉ có người hát mới thấy được, không có quy định nào cho tất cả mọi người, người ta chỉ ghi chép là những cảm nhận giống nhau ở nhiều người mà thôi.
Nhưng khoa học sẽ cụ thể hóa vấn đề này. Các bạn cùng xem phần c nha!
- Về khoa học:
- Khi thực hiện falsetto- giọng gió, lúc đó dây thanh được kéo mỏng, rung động vừa phải và hầu như hai mép dây thanh không kết nối với nhau, hai dây thanh kết nối mỏng yếu hoặc hai dây thanh hở, độ cản trở làn hơi rất kém, lượng hơi tuôn qua thanh quản cao
- Các sụn không tác dụng nhiều lực kéo hai dây thanh lại gần nhau, nên phần cổ cảm thấy khá thoải mái
- Từ các nốt trung vừa chúng ta đã có thể tạo giọng gió rồi, kéo dài cho đến các nốt cao.
Các bạn có thể tham khảo bài viết đầy đủ ở link bên dưới. Bài viết này giải thích rõ rang về cơ chế của giọng ngực (chest voice), giọng óc (head voice) và giọng gió (falsetto)
Adjustment of Glottal Confgurations in Singing – tác giả Christian T. Herbst and Jan G. Švec – http://vocped.ianhowell.net/wp-content/uploads/JOS-070-3-2014-301.pdf
Bạn nhìn vào hình trên, ở phần falsetto, lực kéo hai dây thanh lại gần nhau của giọng falsetto yếu hơn chest voice rất nhiều.
Giọng falsetto có lượng hơi xuyên qua thanh quản lớn hơn nhiều so với các giọng còn lại
Nguồn ảnh : Bài viết “Differences Among Mixed, Chest, and Falsetto Registers: A Multiparametric Study” – Những sự khác biệt đối với giọng ngực, giọng pha, và giọng gió, nghiên cứu trên đa dạng đại lượng.
Chúng ta nên dùng giọng gió khi nào
Chúng ta nên dùng giọng gió, giọng nhiều hơi ở những trường hợp sau:
- Những đoạn cần nhẹ nhàng, tự sự, tình cảm hơn
- Những đoạn cao nhưng cần sự nhẹ và bay bổng thay vì đanh sắc
Chúng ta tuyệt đối không hát falsetto thành một thói quen, điều này là mất thói quen kết nối của dây thanh, làm cho hơi thường xuyên trượt qua hai mép của dây thanh, khiến cho giọng hát có thể bị tổn thương, không rõ ràng mạch lạc.
- Bài tập giọng falsetto
Bài tập với âm “ha”, đọc âm này thật nhẹ và tình cảm thực hiện một quãng 8 (1-3-5-8-5-3-1). Bạn làm càng nhẹ nhàng, càng linh hoạt thì bạn càng đạt hiệu quả cao.
Không nên tập quá cao và tập quá lâu, chỉ cần 5 phút mỗi ngày thôi. Sự điều độ này sẽ giúp bạn duy trì độ nhẹ nhàng trong giọng, sự ổn định của giọng falsetto, nhưng đồng thời không quá nhiều tới mức ảnh hưởng đến sự kết nối tự nhiên của dây thanh.
Để hiểu rõ hơn về Falsetto và phân biệt được sự khác biệt của Falsetto với Headvoice bạn có thể tham khảo tại đây.
Nhật Thanh
Nguồn tổng hợp. Link bài tham khảo mình đã để phía trên phần phân tích