Vị trí hộp thanh quản, một số cơ ngoại lai thay đổi vị trí của hộp thanh quản

I. Giới thiệu về vị trí hộp thanh quản, các cơ liên quan đến sự chuyển động của hộp thanh quản:

Trong khi các cơ nội tại giúp dây thanh kéo lại gần nhau, hoặc kéo ra xa, căng lên hoặc trùng xuống hỗ trợ cho phát âm (như đã tìm hiểu ở phần 3), thì các cơ ngoại lại ở vùng cằm, cổ,… sẽ giúp hộp thanh quản di chuyển lên cao hoặc xuống thấp theo chiều dọc trong quá trình nói và hát.

                   Cơ ngoại lai phía trên xương móng, mặt trước
                      Cơ ngoại lai phía trên xương móng, mặt nghiêng
               Các cơ ngoại lai dưới xương móng, măt nghiêng
Nguồn ảnh: teachmeanatomy.info

Sơ lược cách hoạt động:

  • Suprahyoid muscle (bao gồm: geniohyoid, stylohyoid, mylohyoid, disgastric) – là các cơ nằm phía trên xương móng có nhiệm vụ nâng hộp thanh quản lên cao, góp phần làm căng thẳng dây thanh, trợ giúp nốt cao, trợ giúp hành động nuốt. Khi các cơ này thư giản, thì hộp thanh quản sẽ thấp trở lại.
  • Infrahyoid muscle (bao gồm: Thyrohyoid, Omohyoid, Sternohyoid) – là các cơ nằm phía dưới xương móng có nhiệm vụ co lại để hạ hộp thanh quản xuống thấp, góp phần làm trùng dây thanh, trợ giúp cho nốt thấp, làm rộng họng và khí quản tạo điều kiện cho hành động ngáp. Khi các cơ này thư giản, hộp thanh quản sẽ cao trở lại.

Chú ý: Có một hiểu lầm thường gặp rằng cao thanh quản thì không hát được, phải thấp thanh quản mới tốt. Điều này không thực sự đúng. Cao thanh quản hay thấp thanh quản, hay là một thanh quản trung tính đều có thể phát âm, đều nói và hát được miễn là nó thả lỏng, không bị gồng ép. Vị trí theo chiều dọc của thanh quản cũng góp phần tạo ra những âm sắc, chất lượng âm thanh khác nhau, tạo nên nhiều cách hát và phong cách khác nhau.

                         Nguồn ảnh: cvtresearch.com
Nguồn tham khảo: https://cvtresearch.com/introduction-to-sound-colour/

II. Thanh quản thấp có tác dụng như thế nào?

Một thanh quản thấp có ưu điểm sau:

  • Sự thư giản của dây thanh
  • Âm lượng lớn hơn
  • Âm thanh dày hơn, vang hơn và ấm hơn
  • Nốt thấp
  • Ủng hộ cơ chế nặng của dây thanh: ví dụ như chest voice, chest belting, headvoice

Một thanh quản thấp có nhược điểm gì:

  • Cơ chế nặng của dây thanh làm kém độ linh hoạt của nó
  • Âm thanh dày, vang có hơi hướng cổ điển, có lẽ khó phù hợp để hát nhạc nhẹ hiện đại.
  • Sự thư giản của dây thanh nghĩa là ủng hộ cơ TA, có thể làm hạn chế cơ CT, khiến nốt bị rớt cao độ.

III. Thanh quản cao có tác dụng như thế nào?

Một thanh quản cao có ưu điểm sau:

  • Âm thanh sáng, mỏng và nhẹ
  • Âm lượng nhỏ, vừa phải
  • Âm thanh có độ gắt
  • Ủng hộ cho các cơ chế giọng nhẹ hơn, có thể là mix voice, twang, falsetto. Đặc biệt là twang rất cần một thanh quản cao.

Một thanh quản cao có nhược điểm sau:

  • Sự căng thẳng của dây thanh (có lẽ đây là điều khiến cho nhiều giảng viên khẳng định rằng cao thanh quản là không tốt)
  • Âm thanh dễ bị quá gắt, gây khó chịu
  • Không thể làm lớn âm lượng, nếu cố đẩy nhiều hơi qua thanh quản cao thì sẽ gây tổn thương dây thanh

IV. Nên hát với thanh quản như thế nào?

  • Nên hát với một thanh quản thả lỏng, không gồng và chèn ép, dù đó là thanh quản cao hay thấp, hay trung tính.
  • Không nên lạm dụng thanh quản cao, vì nó dễ gây căng thẳng cho thanh đới và các cơ quanh cổ. Chỉ nên sử dụng khi thực hiện các kĩ thuật cần ví dụ như twang. Khi bình thường chúng ta nên sử dụng một thanh quản trung tính.
  • Khi hát nốt thấp theo tự nhiên thanh quản sẽ hạ thấp nhưng không cố hạ thấp đè ép nó, mà thả lỏng các cơ quanh cổ để hộp thanh quản trượt xuống.
  • Khi hát nốt cao theo tự nhiên thanh quản sẽ hơi cao nhưng không cố kéo nó lên, cũng không gằn đè nó xuống, mà thả lỏng để nó trượt tự nhiên. Nếu thấy quá cao, các cơ bị căng thẳng thì thả lỏng thêm một chút, nó sẽ tự động trượt xuống.
  • Khi hát các thể loại cổ điển, hoặc thực hiện chesty belting, nên hạ thanh quản thấp để có giọng dày, mạnh, và đạt được âm lượng lớn.
  • Khi hát các thể loại nhạc nhẹ, nên để thanh quản trung tính, hoặc hơi cao, để có giọng nhẹ nhàng và tình cảm hơn, không bị dày, nặng, dễ dàng luyến láy. Âm sắc nghe cũng hiện đại hơn.

V. Bài tập cảm nhận thanh quản thấp, trung tính, cao:

Thực hiện một quãng 5 các chữ sau u-u-u-a-a-e-e (1-5-1-5-1-5-1)

Cảm nhận sự thay đổi của vị trí thanh quản khi đọc những chữ này, chữ u thanh quản thấp nhất, đến chữ a trung tính, đến chữ e thanh quản sẽ trượt lên hơi cao. Yêu cầu không đè quá thấp ở chữ u, thả lỏng ở các chứ a và e.

Áp dụng vào bài hát: nếu bạn muốn cao thanh quản để âm sáng hơn, hãy nhớ đến chứ e, nếu muốn giọng dày hơn, tối hơn và mạnh hơn hãy nhớ đến chữ u. Ở những đoạn trung, hãy nhớ đến chưa a để tìm lại cảm giác trung tính. Không nên lạm dụng thanh quản cao hay thấp, mà hãy sử dụng vào thể loại đúng để đạt được mục đích biểu cảm mà chúng ta cần.

Nếu bạn hay bị cao thanh quản, hãy tập bài tập trên với chữ u và a.

Nếu bạn có thói quen thấp thanh quản, giọng gằn, tối và nặng, hãy tập nhiều với chữ e.

Khi đã cảm nhận được rồi, bạn hãy luyện tập thường xuyên để ghi nhớ, và sử dụng theo mục đích biểu đạt và phong cách bạn mong muốn.

Tác giả : Nhật Thanh

Học nhạc 1 kèm 1, khoá học hát, khoá học thanh nhạc, học hát, thanh nhạc

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    Học Hát Online 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Kỹ Năng)Học Hát Online 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu giảm còn 12tr8 (giảm 20% nếu không nhận Học Bổng Kỹ Năng)Học Hát Offline 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Ký Năng)Học Nhóm 6tr9 (Nhóm 4 người, nhận 2 Học Bổng Kỹ Năng)Học Guitar 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu (Nhận 4 Học Bổng Kỹ Năng)Học Piano 1 Kèm 1 - Khoá 16 triệu giảm còn 12tr8 (giảm 20% nếu không nhận Học Bổng Kỹ Năng)Thu âmSản xuất âm nhạcTư Vấn


    Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?

      Tin Tức Âm NhạcNhạc CụThanh NhạcLý Thuyết Âm NhạcSản Xuất Âm NhạcTheo Dõi


      Quickom Call Center