Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Khi nào chúng ta nên gặp bác sĩ về các vấn đề thanh quản?

Khi nào chúng ta nên gặp bác sĩ về các vấn đề thanh quản?

Phần nhìn chung:

Trong suốt quá trình làm việc bằng giọng hát, luyện tập hát, đặc biệt đối với những nghề nghiệp cần phải sử dụng giọng nhiều ví dụ như: giáo viên, giảng viên thanh nhạc, dẫn chương trình, phát thanh viên, hoạt náo viên,… chúng ta sẽ đôi khi hoặc thường xuyên phải đối diện với những vấn đề về sức khỏe dây thanh.

Nếu đơn giản, đó chỉ là trạng thái mệt mỏi và cần nghỉ ngơi của các cơ nội tại và ngoại lai thanh quản, tuy nhiên đôi khi nó không đơn giản như vậy, có thể đó chính là các triệu chứng sớm của những bệnh mãn tính về thanh đới, những xuất hiện bất thường trên dây thanh, hoặc tình trạng liệt dây thanh, liệt cơ thanh quản,…  

Bài viết này sẽ đề cập một số biểu hiện của những bệnh dây thanh, giúp bạn cảnh giác hơn, phát hiện sớm, điều trị sớm, và hiểu ra thời điểm thanh quản bạn cần phải nghỉ ngơi.

Để hiểu thêm về sức khỏe dây thanh, đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

Các biểu hiện của một dây thanh cần được nghỉ ngơi:

  • Sưng hoặc viêm thanh quản, tiếng của bạn bị rè, mất tiếng do trước đó bạn đã làm việc quá nhiều bằng giọng nói, giọng hát.
  • Gặp khó khăn ở những nốt thấp hoặc cao mà bình thường bạn có thể làm thoải mái.  
  • Có xu hướng buộc phải dùng thêm rất nhiều sức hoặc dùng kĩ thuật cộng hưởng để tăng âm lượng hoặc là đạt được nốt cao, mà không thể làm đơn thuần nếu không sẽ không thể tạo ra tiếng. Trong khi đó là những nốt bình thường bạn vẫn làm được.  
  • Không có biểu hiện gì, tuy nhiên bạn đã trải qua một ngày làm việc căng thẳng và rất nhiều bằng dây thanh.

Khi gặp một hoặc nhiều những biểu hiện trên, hoặc không gặp biểu hiện nào, nhưng bạn đã làm việc cả ngày với dây thanh, dây thanh của bạn cần được nghỉ ngơi. Hãy ngưng hát, từ chối show diễn, ăn uống bồi bổ và ngủ sớm. Duy trì một hoặc một ngày tùy theo cơ thể của bạn.

Nguồn ảnh: totalvoice.com.au

Hạt dây thanh hoặc Polyps dây thanh: 

Nếu bạn không thể hát headvoice nhỏ, mỏng và bén rõ, mà luôn phải hát lớn và nhiều lực để lên cao ở giọng óc. Đây có thể là biểu hiện của một thanh quản mệt mỏi và đang cần nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên bị như vậy, kể cả khi chưa hát nhiều, nói nhiều, rất có thể trên dây thanh của bạn đang xuất hiện các hạt, hoặc là vết sưng như polyps dây thanh.

Bạn thường ho khan hoặc rè tiếng, mất tiếng có thể cả nốt trung và cao.  

Giọng bạn bị sâu hơn, thấp hơn một cách bất thường, trong khi trước đó bạn có thể hát sáng và cao hơn nhiều so với tình trạng hiện tại.

Đây là bệnh lý về dây thanh, cần được tư vấn của bác sĩ, các chuyên gia, sau đó điều trị hoặc phẫu thuật, kết hợp với vật lý trị liệu để phục hồi.

Dây thanh bị hạt nhỏ. Nguồn ảnh: my.clevelandclinic.org

Dây thanh bị polyp nặng. Nguồn ảnh: msdmanuals.com

Lão hóa dây thanh:  

Dây thanh sẽ lão hóa theo thời gian, cũng như các bộ phận và cơ quan khác của cơ thể. Thường bạn sẽ giảm DẦN 2-4 nửa cung khi hát nốt cao, đồng thời cũng mở ra từ 2-4 nửa cung ở nốt thấp. Cho nên quãng giọng đa phần không thay đổi chỉ khác các nốt mà thôi. Đây là bình thường không phải là bệnh lý thanh quản.

Tuy nhiên, đó sẽ thực sự là vấn đề nếu bạn cố giữ tông hát cũ, và cố sử dụng thanh quản đã thay đổi của bạn. Bạn sẽ bỏ phí các nốt thấp mở ra phía dưới và lạm dụng thanh quản khi ép dây thanh phải thực hiện các nốt quá cao so với tầm lành mạnh của nó.

Hãy chọn tông phù hợp dần với độ tuổi của mình nha. Một bài hát trọn vẹn là bài hát tình cảm và hay, không nhất thiết phải chạy đua theo tầm cữ giọng của mình trong quá khứ hoặc của người khác.

Đây còn là một vấn đề tâm lý phải giải quyết ở nhiều ca sĩ thường nghĩ rằng mình không còn hát cao như xưa và không chấp nhận điều này. Tuy nhiên không phải là mình dở đi, mà là thanh quản phải lão hóa cũng như thân thể chúng ta, vận động viên điền kinh rất khỏe những không thể chạy mãi 10 km mỗi ngày.  

Nếu chúng ta không ngừng ép và lạm dụng dây thanh, tình trạng lão hóa sẽ chuyển thanh có bệnh lý dây thanh khác.

Hở dây thanh, xơ cứng cơ dây thanh, liệt dây thanh:

  • Bạn hoạt động không đúng cách khi hát và nói, dẫn đến tình trạng dây thanh phải chịu áp lực cao, cơ dây thanh trải qua thời gian bị đẩy, phần mép bị trầy xước, chai. Thân cơ dây thanh mất độ đàn hồi, làm giảm độ linh hoạt của dây thanh và hiệu quả tạo tiếng.
  • Biểu hiện là bạn luôn hát nhiều hơi, đục, không thể hát rõ nốt, khó khăn khi luyến nhiều nốt hoặc là không thể hát nhỏ và cao.

Liệt dây thanh gây mất tiếng

Mất tiếng, rè tiếng:

  • Mất tiếng và rè tiếng không phải là bệnh, cũng như ho, chúng là những biểu hiện của các bệnh hô hấp và dây thanh.
  • Khi điều này lặp lại lặp lại, đặc biệt kể cả khi bạn chưa dùng giọng của mình nhiều, bạn nên lập tức gặp bác sĩ tai mũi họng để kiểm tra.

Suy yếu đường hô hấp:

  • Sự suy giảm theo tuổi của các cơ hít vào, thở ra, làm giảm dung tích phổi và sức mạnh làn hơi. Biểu hiện là hơi bạn ngắn hơn, nông, lấy hơi khó khăn hoặc khò khè,  
  • Do ảnh hưởng của các bệnh về hô hấp: ví dụ như hậu Covid, hậu viêm phổi hoặc lao phổi,…
  • Bạn có thể cải thiện từ từ trở lại bằng thể thao. Đây là vấn đề đơn giản hơn các vấn đề về dây thanh.
  • Nếu bạn vẫn cứ bị đau ngực dữ dội khi hát, ho nhiều và có đàm lúc này bạn nên gặp bác sĩ hô hấp để kiểm tra.

Viêm xoang:

  • Viêm xoang có nhiều tác dụng phụ, làm bạn mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu. Bên cạnh đó, các xoang và khoang mũi thường xuyên có dịch nhầy làm bạn khó khăn trong phát âm (đối với những âm cần âm mũi hoặc đóng chữ), và hạn chế cộng hưởng.  
  • Khi gặp các vấn đề về xoang bạn nên đi khám sớm, chữa sớm để giữ cho giọng hát được hiệu quả.

Trào ngược dạ dày

  • Trào ngược bao tử cũng là một trong nhưng bệnh phổ biến mà các ca sĩ, phát thanh viên, dẫn chương trình thường phải đối mặt.
  • Biểu hiện là bạn ho thường xuyên, trong khi không bị đau họng, không bị vấn đề về hô hấp. Bạn thường ợ chua, ợ hơi khiến cho việc hát, nói bị gián đoạn.

Nguồn ảnh: Pacificross.com.vn

Vì tai, mũi, họng, cũng như hộp thanh quản, thực quản, là những cấu trúc gắn liền với nhau nên bạn bị đau một thứ sẽ ảnh hưởng nhưng thứ khác. Bởi vậy để bảo vệ giọng hát, phải thường xuyên theo dõi các cấu trúc liên quan còn lại.

Ngoài ra còn có rất nhiều bệnh dây thanh khác. Ở đây mình chỉ liệt kê một số vấn đề phổ biến mà thôi.

Ngoài các biểu hiện trên, còn một số bài tập thanh nhạc có thể giúp bạn kiểm tra tình trạng của cơ dây thanh.

Đó cũng là nội dung của bài tiếp theo. Hãy theo dõi để bỏ túi phương pháp này nha! Ở phần kế tiếp nữa, mình sẽ đề cập các phương pháp giữ gìn sức mạnh thanh quản, bao gồm bài tập và các thói quen dùng giọng nói. Chắc chắn bạn sẽ không muốn bỏ lỡ những bí quyết này!

Lưu ý các điều này không thể thay thế cho phương pháp y học chính xác, nên nếu nghi ngờ tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ!

Cũng có một vài trường hợp dây thanh thay đổi theo độ tuổi, các bạn có thể tham khảo tại đây.

Quickom Call Center