Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Khó khăn khi thu âm (phần 2)

Khó khăn khi thu âm (phần 2)

Chào các bạn, bài viết lần trước mình đã chia sẻ với các bạn về việc giao tiếp với Kỹ thuật viên thu âm. Ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn làm sao để mình tự tin hơn khi bước vào phòng thu.

Mình gặp rất nhiều trường hợp khi hát bên ngoài rất hay, rất cảm xúc. Nhưng khi bước vào phòng thu lại bị một rào cản về tâm lý khiến cho giọng hát trở nên tệ hơn so với lúc hát ở bên ngoài.

Khi các bạn nắm được những điều này sẽ khiến buổi thu âm của bạn diễn ra trôi chảy hơn, dễ dàng hơn và chất lượng cuối cùng của sản phẩm tốt hơn.

Làm sao để tự tin hơn khi thu âm

Mọi sự thành công đều nằm ở khâu chuẩn bị. Khi các bạn chuẩn bị tốt thì tất nhiên kết quả sẽ tốt hơn so với khi các bạn chẳng chuẩn bị gì cả.

 

1. SỰ CHUẨN BỊ

Về mặt bài hát:

Các bạn nên chọn cho mình một bài hát phù hợp với khả năng xử lý của bản thân. Khả năng xử lý mình muốn nói ở đây là cao độ và nhịp phách.

Về cao độ các bạn nên chuẩn bị cho mình một bài hát phù hợp với quãng giọng của mình không quá cao cũng không quá thấp. Bởi vì khi các bạn hát những note cao hơn hoặc xuống thấp hơn quãng giọng của mình thì các bạn sẽ không hát tròn note được. Lúc này sẽ xuất hiện trường hợp bị hụt hơi, mất chữ vì âm lượng quá nhỏ, âm sắc tệ và rất nhiều trường hợp xấu khác ảnh hưởng đến bài hát của bạn.

Về nhịp phách, các bạn nên chọn cho mình một bài hát mà mình có khả năng kiểm soát được tiết tấu của nó. Nếu bài hát quá nhanh so với khả năng xử lý của mình thì các bạn sẽ gặp trường hợp hụt hơi, nuốt chữ và cảm thấy rất khó khăn khi hát. Như vậy sẽ làm mất thời gian của các bạn khi vào phòng thu chỉ vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ để có sản phẩm.

Ngoài ra, khả năng xử lý còn nằm ở việc đưa cảm xúc vào bài hát. Một bài hát hay, một bản nhạc lay động lòng người là một tác phẩm có linh hồn. Linh hồn ở đây là cảm xúc của tác giả khi viết nên bản nhạc đó, là cảm xúc của người ca sĩ khi thực hiện ca khúc đó. Các bạn có bao giờ thắc mắc tại sao ca sĩ có thể hát làm bạn khóc khi nghe một ca khúc nào đó chưa? Đó là do ca khúc đó đang cùng tâm trạng với bạn, đâu đó trong những lời hát đó có những kỉ niệm khó quên của bạn. Đó là khi bạn hòa mình vào ca khúc đó. Thì việc xử lý cảm xúc cho ca khúc của bạn cũng vậy. Bạn nên chọn cho mình ca khúc phù hợp với tâm trạng của mình để có thể truyền tải ca khúc đó tốt hơn. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của bài hát để cảm nhận được cảm xúc của ca khúc. Một mẹo nhỏ cho các bạn là nên tìm những chia sẻ kể về ca khúc đó của tác giả để nắm được cảm xúc, hoàn cảnh của bài hát để đặt cảm xúc vào bài hát tốt hơn.

Vì vậy, việc chuẩn bị bài hát cho mình một bài hát thật phù hợp là vô cùng quan trọng. Các bạn chọn được bài hát phù hợp với mình vừa tiết kiệm được thời gian và khiến bạn trở nên tự tin hơn khi thể hiện ca khúc.

 

  • Về nhạc nền

Các bạn nên chuẩn bị cho mình một bản nhạc nền tốt nhất có thể, không bị vỡ tiếng, không bị mất đoạn hay chất lượng quá thấp nhạc nghe rất nhão như trên radio và rất nhiều trường hợp nhạc kém chất lượng khác. 

Bởi vì, khi thu âm xong các kỹ sư âm thanh sẽ mixing giọng của bản với bản nhạc nền đó. Bạn hãy tưởng tượng như đang xem một tấm hình một model rất đẹp, rất sang trọng nhưng quay ở một nơi bữa bộn, ngập rác thì tấm ảnh đó có đáng xem không? Thì khi thu âm cũng vậy. Nếu bản nhạc nên quá tồi thì sản phẩm của các bạn cũng sẽ như tấm hình vừa rồi. Chưa kể nó còn làm ảnh hưởng đến cảm xúc của các bạn khi thể hiện.

Nên việc cân nhắc lựa chọn cho mình một bản nhạc nền chất lượng là một việc hết sức cần thiết nếu bạn yêu cầu chất lượng bài nhạc mình ra tốt nhất.

  •  
  • Về mặt thiết bị luyện tập

Đương nhiên, các bạn phải luyện tập trước khi vào phòng thu thể hiện ca khúc của mình. Vậy cần chuẩn bị cho mình thiết bị gì để tập luyện. Một thiết bị để phát nhạc nền có thể là TV, loa máy tính hay loa bluetooth tất cả những gì có thể phát được bản nhạc nền của bạn. Một chiếc điện thoại để thu âm giọng hát của bạn. 

Thế là xong phần chuẩn bị.

Image by <a href=”https://pixabay.com/users/rawpixel-4283981/?utm_source=link-attribution&amp;utm_medium=referral&amp;utm_campaign=image&amp;utm_content=3157395″>rawpixel</a> from <a href=”https://pixabay.com/?utm_source=link-attribution&amp;utm_medium=referral&amp;utm_campaign=image&amp;utm_content=3157395″>Pixabay</a>

 

2. SỰ LUYỆN TẬP

Các bạn nên luyện tập với cách thu giọng mình vào điện thoại sẽ giúp các bạn không bỡ ngỡ khi thu âm thật. Bởi vì đa số chúng ta đều thấy khác với lúc chúng ta nói chuyện hay hát bình thường.

Sau khi thu vào hãy nghe lại những nơi mình hát chênh phô, trật nhịp hay hụt hơi khi hát. Điều này giúp các bạn nhận ra những khuyết điểm cần cải thiện lúc hát. Vì những lỗi khi các bạn mắc phải khi tập luyện chắc chắn sẽ xảy ra trong lúc thu âm. Tập luyện và khắc phục trước sẽ tiết kiệm thời gian cho bạn khi thực hiện bản thu âm tại phòng thu.

Một mẹo nhỏ là các bạn chia nhỏ bài nhạc mình ra làm nhiều phần nhỏ để tập nhuần nhuyễn hơn từ lời bài hát cho đến cách lấy hơi rồi đến nhịp phách, cao độ thật chính xác. Nếu các bạn nhuần nhuyễn những phần vừa rồi đã khiến các bạn tự tin hơn đến 60%. Việc còn lại là cách chúng ta xử lý khi ta vào phòng thu.

3. CÁCH XỬ LÝ TRONG PHÒNG THU

Việc đầu tiên, các bạn nên biết cách xử dụng từ ngữ dùng trong phòng thu để giao tiếp tốt hơn với kỹ thuật viên. Mình có chia sẻ ở bài viết trước các bạn có thể tham khảo:

Reverb – Sự vang âm

 

 

Giao tiếp tốt giúp chúng ta tự tin hơn. Việc còn lại là các bạn thả lỏng người thể hiện ca khúc như những gì mình tập ở nhà qua điện thoại. Dĩ nhiên, không có việc chỉ cần thu 1 lần là hay, chúng ta phải thu đi thu lại nhiều lần để có được sản phẩm ưng ý nhất. Việc chia nhỏ bài hát để tập xử lý là để giải thích cho việc trên. Nhưng nếu chuẩn bị tốt, cách xử lý tốt cộng thêm một ít hiểu biết về âm thanh, thanh nhạc cũng giúp bạn tự tin hơn khi đứng trước micro.

Việc thứ hai, các bạn nên chủ động nghe lại những bất thường ở headphone monitor của các bạn. Ví dụ như giọng bạn đột nhiên nhỏ xuống, bị rè, ít reverb, nhiều reverb hay nhạc nhỏ quá thì các bạn nên báo với kỹ thuật viên để điều chỉnh. Vì những chi tiết khiến bạn khó chịu sẽ hạn chế sự tập trung để bạn thể hiện ca khúc.

Tuy nhiên để có thể xử lý tốt được bài hát không phải chỉ cần những yếu tố trên là đủ. Bạn cần kiến thức nền tảng về thanh nhạc và các kỹ thuật thanh nhạc sẽ giúp bạn cải thiện sự tự tin tốt hơn.

Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn có được sự chuẩn bị tốt hơn khi đi thu âm. Chúc các bạn thành công.

 

Biên soạn: Vương Hoàng Long 

Phát hành: Adam Muzic

Quickom Call Center