Một câu hỏi mà mọi người vẫn hay thắc mắc: làm cách nào để có thể theo đuổi đam mê ca hát, được biểu diễn và tạo ra thu nhập từ việc ca hát, từ đó mở rộng và phát triển thêm đam mê âm nhạc của mình? Xem ngay bài viết này để trả lời được câu hỏi trên nha!
1. Chuẩn bị kiến thức thanh nhạc
Để sử dụng giọng hát chuyên nghiệp chúng ta bắt buộc phải có kĩ năng thanh nhạc. Những kiến thức này sẽ giúp các bạn hát hay hơn, nhiều biểu cảm hơn, đồng thời bảo về sức bền và trạng thái lành mạnh của dây thanh.
Các kiến thức trọng yếu của thanh nhạc bao gồm:
- Hơi thở
- Vị trí âm thanh
- Khẩu hình và phát âm.
- Âm sắc
- Âm khu
- Lực hát
- Cách xử lý ca khúc
Các yếu tố này có liên hệ mật thiết với nhau. Chúng ta cần học từng chút một ở tất cả các kĩ năng, giống như bồi đắp một hình cầu vậy, chứ không thể học từng cái riêng biệt.
Cuối cùng là hình thành một thói quen hát thuần thục và lành mạnh.
2. Chuẩn bị kiến thức nhạc lý
Ngoài kĩ năng hát, các bạn cần phải có kiến thức nhạc lý, biết chơi ít nhất một loại nhạc cụ. Lúc này chúng ta có thể dễ dàng tìm ra tông phù hợp với mình, có kiến thức để giao tiếp với ban nhạc và miêu tả cách biểu đạt mà bạn muốn hát, nhằm làm cho phần trình diễn được nhuần nhuyễn với nhau hơn.
3. Kĩ năng và bản lĩnh biểu diễn
Sau khi rèn luyện một giọng hát tốt, các bạn cần phải tập thêm sự bình tĩnh và tự tin để có thể áp dụng các kĩ năng đã học vào phần biểu diễn của mình. Bởi vì, khán giả tiếp xúc với người hát thông qua quá trình biểu diễn. Điều này là rất quan trọng. Nếu bạn làm tốt, hiệu quả giọng hát của bạn sẽ tăng theo. Ngược lại, nếu làm không tốt sẽ làm uổng phí giọng hát hay của bạn.
Một số kĩ năng cơ bản trong biểu diễn:
- Cách sử dụng micro
- Cách di chuyển trên sân khấu
- Cách chọn trang phục
- Cách biểu cảm trên gương mặt
- Sự bình tĩnh và tự tin
- Cảm nhận thể lực của cơ thể trong lúc biểu diễn
Trường Âm nhạc ADAM Muzic có cung cấp các lớp giúp các bạn rèn luyện kĩ năng thực hành biểu diễn. Xem thêm thông tin về lớp học Thực hành biểu diễn TẠI ĐÂY.
Tóm lại để nhanh chóng theo đuổi đam mê ca hát, các bạn cần phải lên sân khẩu càng nhiều càng tốt.
4. Xử lý tình huống khó
Ngoài ra, trên sân khấu, các bạn phải biết xử lý các tình huống ngoài ý muốn. Đòi hỏi sự bình tĩnh và nhanh trí để đối ứng đúng đắn.
Ví dụ như:
- Lỡ hát sai thì nên giải quyết ra sao
- Cách nói chuyện với khán giả
- Cách giới thiệu bài hát
- Cách hát khi không nghe rõ monitors
- Cách khuấy động khi không khí quá trầm lắng
5. Tạo dựng mối quan hệ và tình đồng nghiệp
Không có bất kì nghề nghiệp nào mà bạn có thể làm việc một mình. Đối với một người muốn theo đuổi đam mê ca hát, bạn cần tìm ra ekip phù hợp với mình.
- Cố vấn về kiến thức thanh nhạc
- Cố vấn sản xuất âm nhạc
- Thiết kế trang phục và hình ảnh cá nhân
- Phụ trách truyền thông
Ngoài ra các bạn hãy chú ý tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, để ý xu hướng thị trường và xây dựng mối quan hệ với ban nhạc, cũng như các đồng nghiệp cùng làm nghề. Tôn trọng và yêu thương giúp đỡ đồng nghiệp để cùng tiến lên.
Như vậy sẽ tạo ra mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau, giúp các bạn có được nhiều cơ hội làm việc phù hợp.
Mình hy vọng những kiến thức này giúp cho bạn hiểu thêm và các điệu kiện cần, nhằm duy trì và theo đuồi đam mê ca hát của mình.
Chúc các bạn thành công trên con đường theo đuổi đam mê âm nhạc!
Nhật Thanh