Lịch sử chiếc amp guitar

Guitar amplifier (hay amp) là một thiết bị điện tử được tạo ra nhằm mục đích khuếch đại âm thanh nhận được từ nhạc cụ (guitar, bass, keyboard,…) và sau đó phát ra loa (có tích hợp sẵn trong amp) (xem thêm bài viết về các chọn amp guitar phù hợp tại đây).

Xét theo cấu trúc thiết kế, amp thường được chia thành 2 loại là amp combo (tích hợp mạch preamp, cab và speaker cùng 1 chỗ) hoặc headamp và cab tách riêng.

Guitar amp là một trong những vật dụng không thể thiếu đối với ban nhạc trong các buổi trình diễn. Đây không chỉ đơn thuần là những thiết bị khuếch đại âm thanh. Nếu sử dụng đúng cách, 1 chiếc amp sẽ tạo ra những sắc thái riêng theo đúng ý đồ của người điều chỉnh và từ đó, tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trên sân khấu.

Lịch sử

 Các hệ thống khuếch đại âm thanh được chế tạo trong thập niên 20 đều rất cồng kềnh và đắt tiền, và dĩ nhiên là tính ứng dụng của chúng cũng không cao. Do vậy, người nghệ sỹ thời bấy giờ chỉ có thể tiếp cận đến công chúng thông qua phòng thu – là nơi có đủ khả năng chi trả cho những hệ thống thu phát đắt tiền vào thời điểm đó.

Đến năm 1927, những hệ thống khuếch đại âm thanh đã được cải tiến để trở nên tinh gọn hơn để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Những chiếc amp đầu tiên đã bắt đầu được sản xuất rộng rãi trên thị trường. Tuy công nghệ vẫn còn thô sơ với 1 núm volume, 1 hoặc 2 đầu input và loa 1 củ nhưng đây cũng đã là một bước cách mạng lớn, thúc đẩy nên công nghiệp âm nhạc đi thêm những bước đi dài trong khâu tổ chức và biểu diễn trên sân khấu.

Năm 1928, công ty Stromberg – Voisinest tung ra thị trường một gói sản phẩm bao gồm nhạc cụ và một bộ khuếch đại. Sản phẩm này tuy không đạt được chất lượng sản phẩm như ý muốn và bán không chạy nhưng cũng được xem là phát súng đầu tiên khơi mào cho cuộc chiến sản xuất các thiết bị âm thanh: tạo ra những hệ thống khuếch đại cỡ vừa và nhỏ, đặt gọn trong một chiếc hộp gỗ để tạo ra sự tiện lợi tối đa cho người dùng.

Năm 1932, công ty Electro Strings Instruments & Amplifiers đã cho ra đời những thiết kế amp combo đầu tiên, tích hợp cả mạch preamp, speaker và cab chung thành một khối và gắn thêm tay cầm cho người sử dụng dễ dàng vận chuyển.

Năm 1934, Rickenbacker cho ra đời một thiết kế tương tự, nhưng gắn thêm các miếng bảo vệ bằng kim loại tại các góc amp nhằm tăng thêm độ thẩm mỹ cũng như độ bền chắc cho sản phẩm này.

Năm 1933, doanh nghiệp Dobro tung ra thị trường dòng sản phẩm amp combo đầu tiên với 2 củ loa và 5 bóng đèn. Thiết kế này mãi đến 12 năm sau mới được Fender ứng dụng vào các sản phẩm của mình và tạo ra dòng amp Twin Reverb trứ danh của mình sau này

A 1940s-era Valvo combo amp - Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Guitar_amplifier

Cũng trong cùng giai đoạn lịch sử này, Precision bass được phát mình và sử dụng rộng rãi trên thị trường âm nhạc toàn cầu. Từ đó, tạo nền tảng thúc đẩy thị trường amp trên Thế giới.

Những chiếc combo amp đầu tiên được tạo ra có kết cấu tương đối đơn giản. Khoảng một vài năm về sau, các kỹ sư mới nghĩ đến việc thêm vào các mạch điện tử các chức năng khác để điều chỉnh âm sắc. Đầu tiên là nút tone (có tác dụng gia giảm treble – điều chỉnh tone đàn). Sau đó là sự xuất hiện của effects. Về mặt này, Fender xứng đáng là doanh nghiệp đi đầu trong công nghệ thiết kế amp – effects với 2 loại effects định danh cho tên tuổi của Fender, đó chính là tremolo và Fender Twin Reverb.

Năm 1950, hệ tiếng distortion được phát hiện, có rất nhiều danh thủ yêu thích và ứng dụng tiếng này vào các tác phẩm của mình.

Fender Deluxe 1953 - Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Guitar_amplifier

Mãi đến năm 1960s, guitarists Dick Dale kết hợp với các kỹ sư Fender nghiên cứu phát triển và đặt dấu khai sinh chính thức cho hệ tiếng này. Distortion nhanh chóng được thịnh hành trên Thế giới vào những năm sau đó. Bước tiếp theo của quá trình phát triển này đương nhiên phải kể đến sự ra đời của các hộp pedal tạo tiếng dist mà thời bấy giờ thường được biết đến với tên gọi là “fuzz box”.

Bên cạnh đó, khái niệm “distortion” ở thời điểm này chỉ đơn thuần là một từ được dùng để biểu đạt một hệ tiếng guitar “có hạt/bị rè” chứ chưa phân định rõ ràng thành Overdrive hay Distortion như bây giờ.

Liền sau sự ra đời của fuzz box đương nhiên phải nhắc đến tên của những dòng nhạc ứng dụng triệt để tiếng “fuzz” là RnR, blues,… Hay ở giai đoạn sau này là rock và metal.

Tài liệu tham khảo

1/ Wikipedia, guitar amplifier, https://en.wikipedia.org/wiki/Guitar_amplifier,
Học nhạc 1 kèm 1 - Adam Muzic

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    *Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

    Nếu xảy ra lỗi trong quá trình đăng ký

    Bạn vui lòng liên hệ với Adam Muzic qua SĐT

    0902.451.599 hoặc Zalo


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?


      Nếu bạn cần tìm một nơi học nhạc chuyên nghiệp, cùng đội ngũ giảng viên có bằng cấp, với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong nghề. Thì hãy đến với chương trình: Học nhạc 1 kèm 1

      Adam Muzic sẽ biến việc học hát của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào:

      • Việc kết hợp những phương pháp hiện đại, khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu những kiến thức âm nhạc một cách nhanh chóng
      • Việc đưa các ứng dụng thu âm, phần mềm đo đạt vào việc học sẽ giúp bạn quan sát được giọng hát và theo dõi sự tiến bộ của giọng hát một cách rõ ràng, trực quan
      • Hệ thống phòng thu chuyên nghiệp, hiện đại chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm học đẳng cấp

      Còn nếu bạn muốn trở thành một Ca sĩ chuyên nghiệp và muốn được học trực tiếp với Thầy Đoàn Nhược Quý – Nghệ sĩ với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ca hát và biểu diễn. Hãy đến với Chương trình “Phát triển nghệ sĩ“. Bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện từ thanh nhạc, sáng tác đến sản xuất âm nhạc. Chương trình không chỉ giúp bạn nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển tư duy sáng tạo và một phong cách âm nhạc độc đáo.

      Hãy để Adam Muzic biến ước mơ ca hát của bạn trở thành hiện thực bạn nhé!

      Quickom Call Center