Hầu hết trẻ em mẫu giáo và trẻ em ở độ tuổi đang trưởng thành đều thích nghe hoặc hát theo nhạc. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi cha mẹ tạo ra một môi trường âm nhạc phong phú không chỉ giúp con của họ giải trí mà còn giúp chúng phát triển các kỹ năng âm nhạc cần thiết cho tương lai của đứa trẻ ấy.
Hãy cùng Adam Muzic tìm hiểu về tầm quan trọng này đối với trẻ em nhé!
TRẺ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ KHI TIẾP XÚC VỚI ÂM NHẠC?
Một nhóm các nhà chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu vào những năm 1990 và chỉ ra rằng việc tiếp xúc với âm nhạc từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ có thể phát âm rõ ràng hơn, phát triển vốn từ vựng lớn hơn và củng cố các kỹ năng xã hội và cảm xúc. Nhà tâm lý học Howard Gardner đã lập luận vào năm 1983 rằng trí thông minh âm nhạc cũng quan trọng như trí thông minh logic và cảm xúc.
Điều này là do âm nhạc có khả năng tăng cường kết nối giữa cơ thể và não bộ để làm việc cùng nhau như một nhóm. Ví dụ, khi nhảy và chuyển động theo âm nhạc, trẻ phát triển các kỹ năng vận động tốt hơn trong khi hát theo một bài hát giúp trẻ luyện giọng hát của mình. Nói chung, việc tiếp xúc với âm nhạc hỗ trợ trẻ trong quá trình phát triển để học âm thanh và từ ngữ.
7 LỢI ÍCH CỦA ÂM NHẠC ĐỐI VỚI TRẺ EM
- Âm nhạc giúp não bộ của trẻ phát triển
- Âm nhạc giúp trẻ phấn khích
- Âm nhạc giúp trẻ tập trung và giảm bớt căng thẳng
- Âm nhạc giúp trẻ hiểu về toán học hơn
- Âm nhạc là một hình thức để trẻ thể hiện bản thân
- Âm nhạc có thể cải thiện các kỹ năng xã hội của trẻ
- Âm nhạc có thể giúp trẻ thúc đẩy sự tự tin
1. ÂM NHẠC GIÚP NÃO BỘ CỦA TRẺ PHÁT TRIỂN
Các nghiên cứu khác nhau đã chứng minh rằng việc hiểu ngôn ngữ âm nhạc có thể mang lại lợi ích cho sự phát triển tinh thần tổng thể của trẻ. Các số liệu cho thấy học sinh học nhạc thành công hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn và cũng có khả năng đạt điểm cao hơn ở trường tiểu học.
Nghiên cứu sâu hơn cho thấy việc luyện tập âm nhạc phát triển thể chất phần não trái được biết là có liên quan đến việc xử lý ngôn ngữ và suy luận.
Bất kể con bạn ở độ tuổi nào, việc hiểu ngôn ngữ âm nhạc hoặc học chơi một nhạc cụ đôi khi có thể là một thách thức. Tuy nhiên, những người học nhạc cũng học được tính kỷ luật trong quá trình luyện tập vì đó là chìa khóa thành công.
Bằng cách trải nghiệm thực tế và làm việc chăm chỉ là điều cần thiết để đạt được mục tiêu của mình, trẻ em sẽ học được một bài học cuộc sống vô cùng quý giá.
2. ÂM NHẠC GIÚP TRẺ PHẤN KHÍCH
Một khi trẻ em đã nắm được những kiến thức cơ bản về cách chơi một nhạc cụ, hoặc hát một bài hát và bản thân trẻ dần hoàn thành tốt được điều đó, chắc chắn chúng sẽ cảm thấy rất thích thú. Mỗi bài hát chúng học là một thành tựu cá nhân, nếu chúng ta khuyến khích kỹ năng của chúng bằng cách lắng nghe hoặc thậm học cùng trẻ, chúng chắc chắn sẽ có một khoảng thời gian tuyệt vời của mình khi chơi nhạc cụ hoặc hát.
3. ÂM NHẠC GIÚP TRẺ TẬP TRUNG
Chơi một nhạc cụ hoặc tham gia một lớp học âm nhạc đòi hỏi trẻ phải có sự chú ý hoàn toàn. Chính vì vậy, âm nhạc là một công cụ tăng cường sự tập trung của trẻ trong một số trường hợp kiến thức chữ viết chưa thật sự phù hợp với chúng trong độ tuổi nhất định vì khiến trẻ dễ nhàm chán.
4. ÂM NHẠC GIÚP TRẺ HIỂU HƠN VỀ TOÁN HỌC
Mặc dù chúng trông rất khác nhau, nhưng toán học và âm nhạc thực sự khá giống nhau.
Giáo sư Gordon Shaw từ Đại học California đã thực hiện nghiên cứu của ông về những đứa trẻ 7 tuổi ở Los Angeles và kết luận rằng: “Khi trẻ em học nhịp điệu, chúng đang học các tỉ lệ, phân số và tỷ lệ”. Điều này thật sự có thể là một cách tuyệt vời để học toán một cách nghệ thuật!
5. ÂM NHẠC LÀ MỘT HÌNH THỨC ĐỂ TRẺ THỂ HIỆN BẢN THÂN
Cũng như là một cách để giảm bớt căng thẳng, âm nhạc cũng có thể giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn bằng cách thể hiện chúng qua ngôn ngữ. Nó sẽ mang lại cho họ cơ hội để mở rộng cảm xúc của họ với nhạc cụ chúng đang chơi.
6. ÂM NHẠC CÓ THỂ CẢI THIỆN CÁC KỸ NĂNG XÃ HỘI CỦA TRẺ
Âm nhạc thường được chơi theo nhóm và do đó, các kỹ năng làm việc nhóm được dạy để tất cả người chơi phối hợp với nhau một cách hài hòa. Để cải thiện chương trình, việc tham gia các buổi tổng duyệt và luyện tập cũng rất cần thiết. Làm việc hướng tới một mục tiêu duy nhất giúp nâng cao kỹ năng xã hội.
Tiến sĩ Alexandra Lamont, Giảng viên Tâm lý Âm nhạc tại Đại học Keele cho biết: “Trẻ em tham gia âm nhạc phát triển mức độ gắn kết xã hội và hiểu biết về bản thân và người khác cao hơn”.
7. ÂM NHẠC CÓ THỂ GIÚP TRẺ THÚC ĐẨY SỰ TỰ TIN
Bằng cách cải thiện khả năng của trẻ với việc chơi một nhạc cụ hoặc sử dụng giọng hát và khi đó trẻ đạt được mục tiêu của chúng, trẻ có thể cảm thấy rất hài lòng và điều này có thể cải thiện đáng kể lòng tự trọng của chúng. Chấp nhận rủi ro và đối mặt với thách thức là điều cần thiết đối với một đứa trẻ để có thể phát huy hết tiềm năng của mình.
ÂM NHẠC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
Tất cả những cuộc nghiên cứu trên thế giới đều đã chỉ ra được tầm quan trọng của âm nhạc trong sự phát triển của trẻ em kể từ những năm 1950 trở đi. Hai sự thật được đưa ra và mang tính thuyết phục rất nhiều các bậc phụ huynh chính là trẻ em không thể hiện âm nhạc theo cách giống như người lớn và những năm từ khi sơ sinh đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất đối với sự phát triển âm nhạc của trẻ.
Điều này là do ngay cả những đứa trẻ mới biết đi nhỏ tuổi nhất cũng nhận được các giai điệu của âm nhạc và vô tình phân biệt về tần số, giai điệu và kích thích.
Theo các nhà nghiên cứu, những năm đầu đời của trẻ thơ rất quan trọng để học cách sắp xếp các giai điệu của âm nhạc và xây dựng hệ thống tổ chức tinh thần để ghi nhớ âm nhạc. Điều này có nghĩa là, giống như phát triển ngôn ngữ, trẻ mới biết đi phát triển kỹ năng âm nhạc của mình thông qua việc bắt chước và ghi nhớ nhịp điệu và âm điệu của bài hát như vỗ tay theo nhịp và hát theo giai điệu.
Tuy nhiên, khả năng phát triển năng khiếu âm nhạc này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tích cực và tiêu cực. Vì vậy, việc kích thích và tiếp xúc đầy đủ với âm nhạc và chơi âm nhạc là cần thiết để giúp trẻ biến tiềm năng thành sự phát triển âm nhạc thực tế. Về mặt hướng dẫn, ảnh hưởng tiêu cực điển hình nhất đến sự phát triển tăng trưởng âm nhạc là khi cha mẹ không có định hướng về âm nhạc và không tích cực cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc.
Lời kết:
Trường Âm nhạc Adam Muzic cảm ơn bạn rất nhiều vì đã quan tâm bài viết này và thật sự nếu như bạn là một phụ huynh thì chắc chắn những kiến thức này sẽ giúp việc phát triển của con bạn rất nhiều. Adam Muzic sẽ cố gắng chia sẻ thêm những kiến thức âm nhạc dành quý phụ huynh. Hãy cùng đón xem nhé!
Tác giả: Levi Nguyễn
Phát hành và sở hữu bản quyền bài viết: ADAM MUZIC
CÁC KHÓA HỌC NỔI BẬT TẠI ADAM MUZIC
Nguồn ảnh: https://www.freepik.com/
Nguồn tài liệu tham khảo: Anne Steinhoff, novakdjokovicfoundation.org