Các ký hiệu trong âm nhạc (Phần 1)
Biết đọc nhạc có lẽ là một lợi thế rất lớn cũng như chìa khóa để bước vào thế giới âm nhạc. Bạn sẽ học được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trên một bản nhạc. Bạn sẽ học được ngôn ngữ chung của âm nhạc thế giới. Lý thuyết âm nhạc cũng như ngôn ngữ, bạn sẽ phải học nó, sẽ tốn của bạn thời gian và rèn luyện để có thể sử dụng một cách lưu loát. Hôm nay ADAM Muzic chia sẽ đến các bạn khái niệm, tên gọi, giá trị trường độ cũng như kí hiệu của các nốt nhạc cơ bản.
1. Time Names and Time Value (Tên trường độ và Giá trị trường độ):
Mỗi nốt nhạc đều có 1 giá trị trường độ riêng. Giá trị trường độ đc tính bằng phách.
Semibreve (whole note): hay còn gọi là nốt tròn, có giá trị trường độ tương đương với 4 phách.
Minim (half note): hay còn gọi là nốt trắng, có giá trị trường độ tương đương với 2 phách.
Crotchet (quarter note): hay còn gọi là nốt đen, có giá trị trường độ tương đương với 1 phách.
Quaver (eight note): hay còn gọi là nốt đơn, có giá trị trường độ tương đương với 1/2 phách.
Semi-quaver (Sixteenth note): hay còn gọi là nốt móc đôi, có giá trị trường độ bằng 1/4 phách.
2. Bar-lines and Time Signatures (Vạch nhịp và Số chỉ nhịp):
Bar-lines (vạch nhịp): là những đường thằng cắt ngang khuôn nhạc, có 2 loại vạch nhịp là vạch nhịp đơn và vạch nhịp kép. Vạch nhịp đơn dùng phân định từng ô nhjp trong 1 nhạc phẩm; vạch nhịp kép dùng để kết bài, quay lại đầu đoạn, kết đoạn.
Time Signatures (số chỉ nhịp): gồm một số phía trên và một số phía dưới được đặt ở đầu khuôn nhạc (sau khóa nhạc) nhằm qui định số phách trong bài. Số phía trên qui định số phách trong một ô nhịp, số phía dưới qui định loại nốt của phách.
3. Khuông nhạc (Staff)
Khuông nhạc gồm 5 dòng và 4 khe được tính từ dưới lên trên, khuông nhạc dùng để ghi các kí hiệu về âm nhạc..
4. Một số time signatures thông dụng
*Thông thường ta hay bắt gặp 1 vài Time Signatures đơn giản như sau:
– Simple Duple (nhịp 2/4): có 2 nốt đen trong 1 ô nhịp.
– Simple Triple (nhịp 3/4): có 3 phách trong 1 ô nhịp.
– Simple Quadruple (nhịp 4/4): có 4 nốt đen trong 1 ô nhịp.
5. Dấu lặng (Rest)
Tương tự như vậy ứng với mỗi hình nốt nhạc ta lại có một dấu lặng (Rest) biểu thị khoảng dừng có độ dài bằng với trường độ của nốt đó (nói cách khác là có cùng giá trị với hình nốt đó). Quy tắc kết hợp các dấu lặng để thể hiện các khoảng dừng thì cũng giống như quy tắc với nốt nhạc. Dấu lặng biểu thị khoảng nghĩ trong tác phẩm. Chúng ta cùng đến với bộ kí hiệu và giá trị dấu lặng nhé.
Nốt tròn – Dấu lặng tròn:
Nốt tròn là nốt nhạc có giá trị lớn nhất, trong bản nhạc có nhịp 4 thì nốt tròn sẽ kéo dài trong 4 nhịp. Bạn có thể thấy ý hiệu giống một nút bấm đang hướng xuống dưới là dấu lặng tròn. Khi nhìn thấy nốt này, các bạn sẽ giữ im lặng trong 4 nhịp
Nốt trắng – Dấu lặng trắng:
Nốt trắng có giá trị bằng một nửa nốt tròn, nghĩa là sẽ kéo dài trong 2 nhịp. Dấu lặng trắng sẽ im lặng trong 2 nhịp.
Nốt đen – Dấu lặng đen:
Nốt đen có giá trị bằng một nửa nốt trắng, nghĩa là sẽ kéo dài trong 1 nhịp. Tương tự, dấu lặng đen sẽ im lặng trong 1 nhịp.
Nốt móc đơn – Dấu lặng đơn:
Nốt móc đơn có giá trị bằng một nửa nốt trắng, nghĩa là sẽ kéo dài trong 1/2 nhịp. Tương tự, dấu lặng đơn sẽ im lặng trong 1/2 nhịp.
Nốt móc kép – Dấu lặng kép:
Nốt móc kép có giá trị bằng một nửa nốt trắng, nghĩa là sẽ kéo dài trong 1/4 nhịp. Tương tự, dấu lặng kép sẽ im lặng trong 1/4 nhịp.
– Dấu lặng tròn và lặng trắng nhìn rất giống nhau. Chỉ có một khác biệt là dấu lặng tròn nằm treo dưới đường kẻ thứ tư, còn dấu lặng trắng thì nằm trên đường kẻ thứ ba.
Hy vọng những chia sẽ trên đã phần nào giúp các bạn hiểu hơn về giá trị trường độ của các nốt nhạc. Và việc tiếp theo là chúng ta cùng tập luyện, áp dụng những kiến thức ở trên vào việc đọc nhạc theo tiết tấu nhé. Cùng ADAM Muzic đến với chuổi bài tập tiết tấu nhé.
Dịch và biên soạn (LV): ADAM Muzic
Hình ảnh: ADAM Muzic