MIXING TIPS PHẦN 2: Kick và Bass EDM
Đối với nhạc Dance đặc biệt là EDM thì Kick và Bass là hai thành phần có thể nói là rất quan trọng. Chúng không thể nào thiếu được nếu các bạn muốn nhún nhảy theo nhịp nhạc. Nhưng để mà mixing hai phần này lại để nghe thật sung thật đã thì lại là một vấn đề hết sức nan giải.
Bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn cách để mixing hai thành phần này hiệu quả.
Lựa chọn samples
Tại sao mình lại đưa phần này lên đầu tiên mà không phải là đưa ra các kỹ thuật xử lý các Effect? Đơn giản là nếu bạn chọn được sample tốt thì công việc mixing của bạn rất dễ dàng. Tốt nhất là hãy chọn tiếng Kick đầu tiên. Hãy chọn tiếng Kick thật đẹp thật ưng ý để sau này không phải xử lý nó quá nhiều.
Để ý đến tần số của Kick bằng chèn một EQ vst vào channel của Kick. Sau đó hãy phân tích thành phần chính của tiếng Kick của bạn nằm ở tần số bao nhiêu để mình chọn những âm thanh khác tránh tần số chính của nó hoặc xử lý EQ các thành phần khác sao cho không bị đè lên nó. Việc cuối cùng là đặt một mức âm lượng cố định cho Kick để các nhạc cụ khác soi theo.
Phân tích xong tiếng Kick công việc tiếp theo của chúng ta là chọn âm thanh cho Bassline. Chọn Bass hãy để ý đến các tần số của sub. Không nên để chúng đè tiếng Kick của bạn.
Các bạn có thể chọn cho mình một sample ưng ý tại trang web: https://splice.com/features/sounds
Xử lý EQ
EQ là một công cụ cực kì cực kì quan trọng để chúng ta xử lý tiếng Kick.
Tần Mid và High là nơi mà có thể làm tiếng Kick của bạn rõ ràng hơn. Tầm khoảng 4khz là nơi mà bạn có thể boost lên để có thể nghe được sự hiện diện của Kick. Ở khoảng 6 – 7000 khz sẽ có những âm thanh khó chịu của tiếng Kick nên thường mình sẽ cắt một tí ở tần này để giảm những âm thanh phá hoại bản mix của mình.
Một số loại Kick sẽ ảnh hưởng đến những âm thanh tầm trung khác ở 400Hz nên tuỳ theo trường hợp mà mình sẽ cắt bớt cho những âm thanh khác có thể rõ ràng hơn. Boost ở khoảng 120Hz nó tạo nên độ lực và độ bật cho tiếng Kick. Nhưng các bạn nên cẩn thận vì ở vị trí này Kick cần một âm Bass phù hợp để hai âm thanh hài hoà không bị quá lớn. Cuối cùng là mình thường cắt bớt khoảng 16dB vào khoảng từ 30-50hz để chừa chổ cho Sub Bass.
Lưu ý: Những số liệu ở đây chỉ là số liệu tham khảo với những âm thanh mà mình đã từng làm. Có những trường hợp sẽ có những số liệu riêng. Hãy áp dụng linh hoạt để có bản mix tốt nhất.
Compressor
Compressor là công cụ tiếp theo mình sẽ sử dụng. Nếu bạn chọn Kick là vật liệu chính cho bản nhạc của mình. Hãy để nó làm chủ ở tần Low-end. Đảm bảo sự thu hút của chúng bằng cách làm cho nó mạnh mẽ, căng tràn hơn. Mình thường để Attack ở 3-4ms, Ratio ở tầm 4:1. Thời gian Attack có thể dài hơn tuỳ thuộc vào Transients của Kick. Vì thành phần chính của Kick là transient của chúng nên mình không muốn phần đầu của Kick vào Compressor sẽ giảm độ lực của Kick. Tuỳ thuộc vào thời gian bạn muốn bỏ qua Compressor.
Điều chỉnh Threshold sao cho Gain reduction (GR) vào khoảng 3-4dB để không mất quá nhiều Dynamic Range cho Kick. Đặt thời gian Release xuống khoảng 150-200ms. Nếu bạn muốn tiếng Kick mình rõ ràng mạnh mẽ hơn thì tăng Ratio lên tầm khoảng 5:1 hoặc 6:1 với Attack 3ms. Điều chỉnh Threshold sao cho GR vào khoảng 6-8dB với cùng khoảng thời gian Release. Nếu bạn vẫn cảm thấy chưa đủ thì nên thêm harmonic cho Kick bằng cách thêm vào nó một Saturation.
Còn một cách khác để làm tăng harmonic cho Kick là dùng kỹ thuật Parallel compression. Kỹ thuật này cho phép chúng ta mix tín hiệu Dry và Wet. Mình sẽ chia sẻ về Parallel ở một bài viết khác.
High pass filter
Vì Kick và Bass là hai phần chiếm lĩnh phần low-end của bản mix. Nên mình thường cắt các thành phần khác vào khoảng từ 100-120hz cho phần Kick và Bass được rõ ràng nhất.
Mono Kick và Sub Bass
Công việc tiếp theo là đưa Kick và Sub Bass về mono. Khi đưa chúng về mono mình có thể nghe chúng trực tiếp rõ ràng nhất khi chúng nằm ở giữa bản mix. Hiện có rất nhiều plugin để kiểm tra tín hiệu của hai thành phần trên có nằm ở mono hay không. Ví dụ như: Izotope Imager.
Sub Bass
Khi nói về Sub Bass, các bạn sẽ nghĩ ngay đến một giai điệu với âm thanh hình sin. Sóng sin đầy nội lực, bền bỉ và cho ra thứ âm thanh rất dễ chịu. Nhưng chỉ với Sub Bass không thì chưa đủ để hài hoà với độ lực và căng tràn của Kick. Mình thường tạo từ 2 đến 3 lớp layer cho tiếng Bass để tạo nên một âm thanh dày có nhiều harmonic và lực.
Giống với tiếng Kick, mình thường cắt mọi thứ dưới 30hz của các layer Bass. Thường Sub Bass mình sẽ để release là 0 để tránh đánh nốt thứ nhất chồng lên nốt thứ 2. Decay và Sustain mình cho tất cả đi xuống.
Vậy để có được một âm thanh Bass tốt thì việc cần làm là tìm hiểu tất cả những thông số này.
Mid range Bass
Khi nói về Sub Bass, các bạn sẽ nghĩ ngay đến một giai điệu với âm thanh hình sin. Sóng sin đầy nội lực, bền bỉ và cho ra thứ âm thanh rất dễ chịu. Nhưng chỉ với Sub Bass không thì chưa đủ để hài hoà với độ lực và căng tràn của Kick. Mình thường tạo từ 2 đến 3 lớp layer cho tiếng Bass để tạo nên một âm thanh dày có nhiều harmonic và lực.
Giống với tiếng Kick, mình thường cắt mọi thứ dưới 30hz của các layer Bass. Thường Sub Bass mình sẽ để release là 0 để tránh đánh nốt thứ nhất chồng lên nốt thứ 2. Decay và Sustain mình cho tất cả đi xuống.
Vậy để có được một âm thanh Bass tốt thì việc cần làm là tìm hiểu tất cả những thông số này.
High end Bass
Thêm một tầng Bass ở trên cao để làm tăng độ sắc nét cho tiếng Bass của bạn. Nhưng hãy cẩn thận xem thật sự cần chúng không. Ở tầng cao có rất nhiều thành phần không kém phần quan trọng là tiếng Lead và Percussion. Nếu bạn không kiểm soát được bản mix của bạn sẽ rất ồn ào không rõ ràng.
Nếu các bạn vẫn muốn giữ lại phần High End cho tiếng Bass của mình thì nên High Pass filter chúng ở khoảng 500hz và High-shelf filter ở 2-3khz để cân bằng. Hoặc nếu muốn nó nhiều dynamic hơn thì hãy sử dụng multiband compressor để nén lại các phần có thể làm phiền các nhạc cụ khác.
Sidechaining
Như phía trên mình đã nói, tiếng Kick là đầu tàu cho một bản EDM. Nên mình thường tìm cách để các nhạc cụ khác né nó hết mức có thể. Một kỹ thuật nữa để làm điều đó là sidechain. Mỗi lần Kick đập xuống thì Bass nén lại ở một mức âm lượng nào đó rồi bung ra lại. Đó là công dụng của sidechain. Như vậy mình đã né được transient của tiếng Kick để nó bung hết sức mạnh của nó ra mà không ảnh hưởng nhiều đến Bass.
Mình thường dùng LFOTool cho phần sidechain này.
Kết dính Kick và Bass
Đến bước cuối cùng là kết dính tất cả Sub Bass và layer của Bass lại với nhau.
Khi tạo ra nhiều lớp layer Bass như vậy bạn sử dụng nhiều âm thanh khác nhau để tạo nên chúng nên có thể khiến âm thanh của bạn bị phá hoại bởi sự ngược phase.
Nếu bạn muốn sử dụng 2 dạng sóng giống hệt nhau để làm layer cho Bass của bạn thì hãy để ý đến attack của chúng, chọn một trong hai âm thanh đó rồi để phần attack chậm hơn vài ms.
Sau khi xử lý hết các vấn đề trên, thì mình sẽ send tất cả các Bass đấy vào 1 bus để dùng compressor nén một cách tinh tế để chúng có thể kết dính với nhau.
Sau bài viết này hy vọng các bạn sẽ thành công trên con đường tạo nên những bản nhạc EDM chất lượng. Chúc các bạn thành công.
Biên soạn: Vương Hoàng Long
Phát hành: ADAMMuzic
Tham khảo:
How To Mix Kick & Bass In Dance Music, [Sep 9th, 2018] <https://audient.com/tutorial/how-to-mix-low-end-in-dance-music/>