Đây là một câu hỏi khá phổ biến cho những nghệ sĩ trẻ mới bước vào con đường âm nhạc chuyên nghiệp. Hướng đi nào sẽ nhanh thành công hơn? Một nghệ sĩ tự do và một nghệ sĩ trược thuộc công ty giải trí quản lý có những mặt thuận lợi hay bất lợi gì? Hãy cùng tìm hiểu về những khái niệm cơ bản sự khác nhau giữa nghệ sĩ tự do và nghệ sĩ của công ty giải trí nhé.
Nghệ sĩ trực thuộc các công ty giải trí
Đây là những nghệ sĩ kí kết với công ty giải trí theo những hình thức đào tạo phát triển tài năng mà trong đó các chi phí hoạt động đào tạo và phát triển đều do các nghệ sĩ này bỏ tiền ra. Công ty sẽ đưa ra những đường hướng, mục tiêu đào tạo, xây dựng hình ảnh, thực hiện sản phẩm và truyền thông công chúng theo thỏa thuận của hai bên. Trong thời gian đào tạo và trực thuộc sự quản lí của công ty các hoạt động tạo ra lợi nhuận từ nghệ sĩ của công ty cũng sẽ được phân chia theo thỏa thuận kí kết giữa hai bên.
Công ty sẽ sử dụng mọi nguồn lực của mình để hỗ trợ các nghệ sĩ như: quản lý, trang phục, hình ảnh, đào tạo chuyên môn, trình diễn, truyền thông, sản phẩm. Về phần nghệ sĩ họ phải hoàn toàn tuân thủ, thực hiện những gì mà công ty chủ quản đặt ra để cả hai bên đều đạt được những kết quả tốt nhất.
Đây là những nghệ sĩ có tố chất tài năng đặc biệt được công ty phát hiện hoặc tuyển chọn. Công ty sẽ hỗ trợ hoàn toàn trong quá trình đào tạo và khai thác tài năng của các nghệ sĩ theo thỏa thuận và kí kết của hai bên. Những nghệ sĩ này cũng được công ty sử dụng mọi nguồn lực để phát triển, đào tạo cũng như xây dựng đường hướng phát triển.Nghệ sĩ cũng có trách nhiệm tuân theo những cam kết với công ty đã đề ra, thế yếu của những nghệ sĩ này là do họ không phải tốn tièn để được đào tạo, sử dụng nguồn lực công ty để phát triển. Họ phải lao động để có thể đóng góp trở lại cho công ty.
Cũng vì những yếu tố nhạy cảm này mà đã có nhiều trường hợp nhiều nghệ sĩ rơi vào lao lí vì tự ý bỏ ngang hợp đồng vi bất mãn chuyện lương bổng cũng như chính sách tài chính đã kí kết trước đó.
Kết luận:
Mô hình công ty giải trí cho ra những hình mẫu nghệ sĩ idol đã thành công rất nhiều nơi trên thế giới, đơn cử nhất có thể kể đến Hàn Quốc, khi hệ thống công nghiệp giải trí của họ đều nằm trong tay những công ty giải trí có tiếng tăm và tiềm lực rất mạnh. Cả những nghệ sĩ và công ty giải trí muốn hợp tác chung để đi cùng nhau cần hiểu rõ bản chất của mô hình này, đồng thời xem xét khả năng và điều kiện của bản thân để đưa ra được những điều kiện hợp đồng thỏa đáng.
Rất nhiều trường hợp ca sĩ đã nổi tiếng lên nhờ công ty sau đó quay ra hủy hợp đồng hoặc các công ty giải trí ra sức bóc lột các nghệ sĩ mà không chú tâm đến việc phát triển sự nghiệp cho họ. Tất cả đều dẫn đến những mâu thuẫn và phải giải quyết bằng luật pháp, nhưng hệ quả để lại thì cũng không ai lường trước được, vì vậy các công ty giải trí và nghệ sĩ trẻ Việt Nam nên có cái nhìn thấu hiểu lẫn nhau để cùng đi chung lâu dài.
Các trường hợp thành công tiêu biểu của mô hình nghệ sĩ trực thuộc công ty giải trí quản lý trên thế giới như: BigBang của YG Entertainment, B.O.A, EXO của SM Town, Bi (Rain) dưới thời của JYP Entertainment, BTS của Big Hit Entertainment (kết hợp cùng DEF JAM JAPAN) hay các trường hợp tương tự ở Việt Nam như Ưng Hoàng Phúc dưới thời công ty WEPRO, Sơn Tùng dưới thời công ty Văn Production, Min, Erik dưới thời công ty St.319, Đông Nhi và công ty 6Sense
Cùng xem qua hình ảnh của nghệ sĩ Bi (Rain) thời gian đầu được đào tạo và phát triển tại JYP Entertainment
Nghệ sĩ tự do
Nhắc đến nghệ sĩ tự do là nhắc tới mô hình đang hoạt động của hầu hết các nghệ sĩ ở Việt Nam hiện nay, hầu hết họ phải tự lo cho bản thân và xây dựng một kế hoạch phát triển khá khó khăn nếu đó là các nghệ sĩ trẻ mới vào nghề. Họ phải tự tìm cho mình những ekip làm việc riêng từ trang điểm, trang phục, hình ảnh, truyền thông cho đến tìm show diễn và cũng như nhà quản lí.
Đã có rất nhiều nghệ sĩ trẻ khi mới bước vào nghề đã gặp những khó khăn khi không có kĩ năng làm việc trực tiếp hay đàm phán dẫn đến chịu thiệt ở nhiều khía cạnh cũng như không tìm được đất diễn để phát triển tài năng của mình, và hậu quả là họ phải từ bỏ đam mê cũng như ước mơ ca hát của bản thân mình để đi làm những ngành nghề khác.
Với nhu cầu phát triển ngành công nghiệp âm nhạc hiện nay thì sự cạnh tranh là vô cùng lớn và khốc liệt. Để tìm cho mình một êkip làm việc chung và cùng nhau phát triển lại càng vô cùng khó khăn. Vì vậy mà việc kết hợp với những nhà quản lí nghệ sĩ là vô cùng cần thiết, đa số những nhà quản lí này có mối quan hệ rộng rãi và có nhiều kĩ năng trong việc quản lí sắp xếp cũng như thương thảo để tạo những thế mạnh cho nghệ sĩ của mình cũng như tìm kiếm cơ hội cho nghệ sĩ.
Nhưng cũng vì vậy mà nhiều nhà quản lí đã qua mặt lấy chi phí hoa hồng rất cao đối với nghệ sĩ của mình, khiến nhiều nghệ sĩ rơi vào tình huống khó khăn, dở khóc dở cười. Vì vậy mà lời khuyên đối với nghệ sĩ trẻ mới vào nghề muốn đi theo hướng nghệ sĩ tự do thì họ phải tự trang bị cho mình rất nhiều kiến thức về lĩnh vực này, đồng thời xem xét hợp tác với những nhà quản lí chuyên nghiệp có tên tuổi và uy tín trong nghề để có thể kết hợp phát triển một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Hãy cùng xem video clip mới nhất của nghệ sĩ Đen Vâu dưới đây, Đen Vâu là một nghệ sĩ tự do đang gạt hái được nhiều thành công trong thời gian gần đây.
Ngoài nhà quản lí thì êkip sản xuất sản phẩm cũng rất quan trọng, khi gặp đúng người đúng thời điểm có thể tạo một cú hích trong sự nghiệp rất nhanh chỉ bằng một sản phẩm tạo tiếng vang. Nhưng sau đó duy trì và phát triển được hay không đều hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân của người nghệ sĩ, nếu họ có sự chuẩn bị tốt và chuyên môn cao họ sẽ gặt hái được nhiều thành công sau đó, hoặc không thì cũng sẽ nhanh chóng lụi tàn và bị mọi người quên lãng.
Trên con đường âm nhạc chuyên nghiệp dù bạn lựa chọn đi theo công ty hay hình thức nghệ sĩ tự do, điều quan trọng nhất vẫn là chuyên môn và khả năng của bản thân, trao dồi chuyên môn và nâng cao bản thân hằng ngày, chọn lọc và tìm kiếm những mối quan hệ bổ trợ để có thể phát triển. Luôn nỗ lực hết mình để tự tạo cơ hội cho bản thân mình đột phá.
Lịch Sử Âm Nhạc Thế Giới P5 – Âm Nhạc Cổ Điển Phương Tây (Tân Cổ Điển)
Sau thời hậu cổ đại cổ điển – hay sau cuối thời trung cổ, tại Châu Âu, các xu hướng về nghệ thuật đột nhiên được yêu thích và làm hồi sinh trở lại trào lưu của giới quý tộc thời cổ đại cổ điển Hy-La
Lịch Sử Âm Nhạc Thế Giới P4 – Âm Nhạc Thời Kì Hậu Cổ Điển
Thực chất thời kì cổ đại có tên đầy đủ là cổ đại cổ điển, thời kì sau đó là Hậu cổ điển (đôi khi gọi là trung cổ)
Lịch Sử Âm Nhạc Thế Giới P3 – Âm Nhạc Thời Kì Cổ Đại
Âm nhạc thời kì cổ đại được biểu hiện trong các ghi chép lịch sử nhờ có sự trợ giúp của chữ viết nên được lưu truyền, gìn giữ dễ dàng hơn