Nguồn Gốc Của 7 Nốt Nhạc

7 nốt nhạc, nguồn gốc 7 nốt nhạc

Đối với chúng ta, âm hưởng của những nốt nhạc “Do Re Mi” có vẻ hơi quen thuộc với những bạn đam mê và học về nhạc. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc “Do Re Mi” tại sao có tên như vậy? Nó có ý nghĩa như thế nào? Và bắt đầu từ đâu? Hôm nay ADAM Muzic sẽ giới thiệu đến các bạn nguồn gốc của 7 âm thanh chính này nhé!

 
Source: http://pianistakonline.blogspot.com/2009/11/piano-lesson-no-2b-notes-on-staff.html

I. Nguồn gốc của 7 nốt nhạc trên khuông nhạc

Trước khi đến với nguồn gốc của 7 nốt nhạc, chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về công dụng của nó nhé!

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh (chất giọng) để diễn đạt. Các yếu tố chính của nó là cao độ (điều chỉnh giai điệu, nhịp điệu). Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng để ghi lại âm thanh với các đặc tính của chúng. Chúng ta dùng ký hiệu của 7 nốt để ký âm là ghi âm thanh lại bằng các ký hiệu đúng cao độ và trường độ của chúng. Và dùng ký hiệu 7 nốt nhạc này để truyền tải kiến thức âm nhạc về cung về nhịp điệu…

Bây giờ, chúng ta cùng trở về thời trung cổ khoảng thế kỷ XI mức thời gian mà cách thức đặt nốt nhạc này ra đời do một linh mục người Ý và là một thiên tài âm nhạc tên Guido d’Arezzo đã sáng tạo ra dùng để dạy trẻ em học hát.

Source: http://vozativamadrigal.blogspot.com/2011_02_01_archive.html

Guido theo huấn luyện tại tu viện Benedictine tại Pompasa gần thành phố Ferrara Italy, ông được xem như là nhạc trưởng cho ban nhạc ở khắp mọi nơi, ông đào tạo những người không biết gì về âm nhạc thành ca sĩ. Ông và một người bạn (linh mục Michael) đã biên soạn một quyển thánh ca để dùng trong việc thờ phượng trong tu viện bằng cách ghi chú âm nhạc theo kiểu mới.

Guido đã sáng kiến một hệ thống tên những nốt nhạc, đặt căn bản trên những giai điệu dể nhớ. Ông đã sử dụng bản thánh vịnh để ca tụng thánh Jean Baptiste của đạo thiên chúa để áp dụng vào hệ thống tên những nốt nhạc, các bạn chú ý những từ in đậm đầu câu nhé!

Source: https://luyenthiamnhac.wordpress.com/category/nhac-ly-co-ban/

UT queant laxis
REsonare fibris
MIra getostorum
FAmuli tuo’rum
SOLve polluti
LAbii rea’tum

Nốt đầu tiên là nốt thấp nhất trong thang âm, và những câu sau đó bằng một nốt cao hơn câu trước đó. Rồi Guido dùng chữ đầu của mỗi câu để đặt tên cho nốt nhạc của thang âm. Câu đầu của bài thánh ca là “Ut queant laxis”. Do đó, Guido đặt tên cho nốt đầu tiên là Ut. Câu thứ hai bắt đầu bằng mấy chữ “resonare fibris”. Rồi Guido đặt tên cho nốt thứ nhì là Re. Bài thánh ca có 6 câu, chính vì vậy ông đặt những nốt nhạc để hát như sau, “Ut, re, mi, fa, sol, la”. Nốt si/ti sau đó một thời gian khá lâu mới được thêm vào cho trọn bộ của thang âm.

Nhưng làm sao cách đặt các nốt nhạc, “Ut Re Mi” trở thành “Do Re Mi?”

Vào thế kỷ 17 một linh mục vô danh người Ý nghĩ “Do” có âm hay hơn “Ut”, nên từ đó “Do” được thông dụng. Ngoài ra “Do” có lẽ cũng ảnh hưởng của chữ Dominus trong tiếng Ý, có nghĩa là chúa. Bên cạnh đó, cũng có giả thuyết nói rằng từ “Do” ra đời là để tưởng nhớ đến Guido đã có công đặt tên cho 7 âm thanh cho đến nay cả thế giới đang dùng.

Trong nguyên bản 7 nốt không có nốt “Si”, do sự ghép chữ Sancte Ioannes và nốt “si” được đổi thành nốt ‘ti”

Trước thế kỷ X

Ở Việt Nam, trước đây người ta thường dùng các từ tượng thanh để chỉ các nhạc âm, ví dụ như: tính, tĩnh, tình, tinh, tung, tang, tàng (cho dây đàn); tí, um, bo, tịch, tót, tò, te (cho kèn). Còn tên gọi: Hồ, xừ, xang, xê, cống, phan, líu, u là hệ thống tên gọi từ Mông Cổ truyền qua Trung Quốc sang Việt Nam (có lẽ vào khoảng nửa thế kỉ VIII).

Cho tới nay, đó vẫn là hệ thống để ghi bài bản cho nhạc cụ dây và hơi trong một số thể loại nhạc như nhạc cung đình, ca Huế, ca tài tử, cải lương. Từ đầu thế kỉ XX, có nhiều tìm tòi thể nghiệm cải biến lối ghi cổ truyền. Trong đó, có cả lối kết hợp với cách ghi theo 5 dòng kẻ của phương Tây.

A(la) B(si) C(đô) D(rê) E(mi) F(pha) G(sol)
Ở Đức nốt si dùng hai ký hiệu: H(si) và B(si giáng)
Một vài nước châu Á như Trung Hoa và Nhật Bản còn dùng số để ký hiệu nốt nhạc:
1(đô) 2(rê) 3(mi) 4(fa) 5(sol) 6(la) 7(si)

II. Ký hiệu 7 nốt nhạc

Ký hiệu 7 nốt nhạc (Adam Muzic)

Phát hành và sở hữu bản quyền: ADAM Muzic

Học nhạc 1 kèm 1 - Adam Muzic

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    *Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

    Nếu xảy ra lỗi trong quá trình đăng ký

    Bạn vui lòng liên hệ với Adam Muzic qua SĐT

    0902.451.599 hoặc Zalo


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?


      Nếu bạn cần tìm một nơi học nhạc chuyên nghiệp, cùng đội ngũ giảng viên có bằng cấp, với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong nghề. Thì hãy đến với chương trình: Học nhạc 1 kèm 1

      Adam Muzic sẽ biến việc học hát của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào:

      • Việc kết hợp những phương pháp hiện đại, khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu những kiến thức âm nhạc một cách nhanh chóng
      • Việc đưa các ứng dụng thu âm, phần mềm đo đạt vào việc học sẽ giúp bạn quan sát được giọng hát và theo dõi sự tiến bộ của giọng hát một cách rõ ràng, trực quan
      • Hệ thống phòng thu chuyên nghiệp, hiện đại chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm học đẳng cấp

      Còn nếu bạn muốn trở thành một Ca sĩ chuyên nghiệp và muốn được học trực tiếp với Thầy Đoàn Nhược Quý – Nghệ sĩ với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ca hát và biểu diễn. Hãy đến với Chương trình “Phát triển nghệ sĩ“. Bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện từ thanh nhạc, sáng tác đến sản xuất âm nhạc. Chương trình không chỉ giúp bạn nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển tư duy sáng tạo và một phong cách âm nhạc độc đáo.

      Hãy để Adam Muzic biến ước mơ ca hát của bạn trở thành hiện thực bạn nhé!

      Quickom Call Center