Khi mix một bản nhạc, công cụ mà lúc nào bạn cũng phải sử dụng là Panner. Công cụ này giúp chúng ta có thể sắp xếp âm thanh hoặc nhạc cụ từ phải, giữa hay bên trái theo ý đồ của chúng ta bằng cách kéo cần sang phải trái tùy ý của bạn. Nếu chỉ đơn giản như vậy thì không có gì nói. Việc Pan này ngoài tác dụng trên thì nó còn điều chỉnh tự động tín hiệu khi chúng ta pan sang phải/trái đấy. Để biết hơn về quy luật này, mời các bạn hãy cùng ADAM Muzic xem qua bài viết sau đây nhé.
Vấn đề chúng ta sẽ biết hôm nay có tên là Pan Law. Đây là một cụm từ nói về việc nếu bạn chơi một tín hiệu âm thanh trên 2 loa trong một hệ thống stereo thì tín hiệu này sẽ bù hoặc trừ khi bạn pan sang bên hoặc để âm thanh ở giữa.
Hãy tưởng tượng nhé, bây giờ bạn có một tín hiệu âm thanh mono, nhưng vì thiếu tiền nên bạn chỉ mua 1 cái loa thôi. Bạn nghe nhạc bằng cái loa đó một thời gian, dành dụm được tiền mua tiếp 1 cái loa nữa, lúc này bạn sẽ nghe trên 2 loa phát cùng tín hiệu thì lúc này tín hiệu âm thanh sẽ to gấp 2 lần so với lúc bạn mua 1 cái bởi vì cùng 1 tín hiệu mà lại phát qua 2 loa. Hay nói cách khác, cường độ âm thanh mỗi loa sẽ không thay đổi dù ta dùng 1 loa hay 2 loa.
Nhưng nếu ta áp dụng công cụ Pan Law vào thì cường độ âm thanh tổng khi ở giữa (center) sẽ không quá chênh lệch với cường độ của từng loa khi bạn pan hết qua trái/phải. Để rõ hơn, bạn hãy xem hình dưới đây:
Giả sử chúng ta có một tín hiệu mono, và set Pan Law là -6db (giảm một nửa), thì ở 2 loa nếu bạn pan hết sang trái hoặc hết sang phải/trái thì tín hiệu sẽ tăng lên đến mức 0db, nhưng khi pan ở giữa thì tin hiệu mỗi loa bây giờ sẽ chỉ còn một nửa, và với 2 loa thì chúng ta vẫn có tổng cường độ là 0db như ban đầu (1/2 + 1/2 = 1)
Tại sao người ta lại nghĩ ra quy luật này?
Việc sáng tạo ra Pan Law này nhằm mục đích giúp cho chúng ta tiện hơn trong việc tăng giảm volume tự động khi pan trái phải, cũng như làm cho việc tăng giảm volume được hợp lý và liên tục hơn, việc này giúp cho âm thanh phát ra một cách tự nhiên và không gây ra hiện tượng âm thanh quá lớn hoặc quá nhỏ, nếu không có Pan Law thì bạn phải điều chỉnh volumme bằng tay, và giả sử bạn có 20 track mixing thì thật sự rất…phiền.
Hiện nay có nhiều quy tắc về Pan Law như -6db, -4.5db, -3db,…
Vậy, chỉ số nào là tốt nhất hơn cả? Thật sự, sẽ không có chỉ số nào là tốt nhất, mà nó phụ thuộc vào chính bạn, căn phòng bạn làm việc, vị trí đặt loa cũng như hãng loa bạn dùng.
Cần nói rõ thêm, không phải chỉ có trên phần mềm làm nhạc (DAW) là có Pan Law đâu, ngay cả những mixer analog người ta vẫn set sẵn Pan Law như thường. Ví dụ, SSL consoles có Pan Law là -4.5db, Yamaha consoles là -3db.
Tóm lại, Pan Law là một vấn đề không phải ai cũng biết, mà không biết…cũng chẳng sao bởi vì việc làm nhạc chủ yếu phụ thuộc vào đôi tai và sự cảm nhận của mình là chính. Tuy nhiên, việc học hỏi và trau dồi để có thể hiểu hết các vấn đề trong sản xuất âm nhạc là điều vô cùng cần thiết cho các bạn.
Trên đây, là những chia sẻ từ ADAM Muzic đến các bạn về công cụ Pan Law và vai trò của nó trong việc sản xuất nhạc, hy vọng sau bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn cũng như nắm vững hơn cách thức hoạt động để tạo ra những sản phẩm ưng ý.
Refrence:
Youtube, Wiki, Steinberg.net