Phụ âm – Một sô vấn đề bạn chưa biết
Khi chưa nghiên cứu sâu về thanh nhạc, tôi rất tự tin về giọng hát của mình với một quãng giọng khá rộng. Nhưng một số lúc hoặc một số bài hát cụ thể tôi lại không thể hit được note trong quãng giọng thậm chí một số thuộc quãng của Baritone, tôi chắc hẳn cũng có rất nhiều bạn cũng bị vấn đề giống tôi. Sau thời gian tìm hiểu, tôi đã tìm ra nguyên nhân và thật sự nguyên nhân này chúng ta cũng ít khi để ý tới, đó là PHỤ ÂM. Nó ảnh hưởng thế nào, và nguyên nhân nào lại như vậy? Hôm nay, các bạn cùng ADAM Muzic mổ xẻ vấn đề này nhé 🙂
Trong ngôn ngữ nói, chúng ta có các nguyên âm và phụ âm để cấu thành một từ.
Nguyên âm bao gồm: e o a u i. Khi chúng ta nói/hát nguyên âm thì luồng khi từ thanh quản sẽ ra thẳng bên ngoài mà không bị cản trở bởi răng, môi, lưỡi. Và nguyên âm khi đứng một mình thì khi chúng ta đọc chúng thì vẫn có thể tạo thành âm thanh được.
Đối lập với nguyên âm là phụ âm, nếu đứng một mình thì chỉ phát ra hơi và chúng không thể tạo ra thành âm thanh được mà chỉ khi được ghép với một nguyên âm thì mới có thể tạo ra âm thanh. Khi nói/hát phụ âm thì thanh quản sẽ đóng hoàn toàn hoặc một phần, sau đó kết hợp với môi, răng, miệng, lưỡi, … mới tạo ra âm thanh như ý.
Vì lý do trên, phụ âm được xem như là một vật cản vô hình trong một số bài hát, nếu bạn không kiểm soát việc tiết chế về phụ âm thì sẽ gây khó khăn cho bạn khi hit các note ngay cả nằm trong quãng giọng của bạn mà bình thường bạn vẫn có thể hát các note đó dể dàng. Nguyên nhân tại sao như vậy?
Lý do này ADAM Muzic cũng đã từng đề cập trong các bài trước, đó là về hơi. Bây giờ chúng ta cùng thực hành trước nhé J
Cùng hát câu “You RAISE me up, so I can stand on moutain – You RAISE me up to walk on stormy sea” nào.
Chúng ta sẽ hát theo 2 cách:
Cách 1: hãy hát từ RAISE nhẹ nhàng với lượng hơi vừa phải.
Cách 2: hãy hát mạnh từ RAISE, cố gắng push hơi để hit được note đó.
Vấn đề nằm ở đó, bạn có cảm thấy 2 cảm giác khác nhau ở cổ họng không nào 🙂 Với cách hát đầu tiên, cổ họng của bạn thư giãn, thả lỏng nên sẽ dễ dàng “hit” hơn ở cách 2. Lý do vì sao?
Như ADAM Muzic đã phân tích trên, khi chúng ta hát phụ âm thì thanh quản sẽ đóng lại, do đó nếu chúng ta cố gắng “gằn” cổ họng xuống và push hơi mạnh để hát phụ âm thì vô tình chúng ta đã đóng cổ họng lại, việc này gây rất khó khăn khi hát và hit note cao, ngoài ra còn làm hại thanh quản chúng ta nữa đó.
Vậy cách khắc phụ như thế nào?
Bước 1: Hát lướt.
Đầu tiên hãy hát lướt câu hát mà bạn cảm thấy khó khăn, thả lỏng môi, lưỡi, cổ họng,… Âm thanh sẽ gần giống như nói ngọng vậy.
Bươc 2: Kèm hơi
Cũng câu hát đó, hãy nén vào một tí hơi để cho âm thanh rõ ràng hơn, nhớ là chỉ một tí hơi vừa phải thôi nhé, đừng push hơi mạnh vào nhé.
Bước 3: Tiết chế phụ âm
Bạn hãy tập phụ âm mà mình cảm thấy khó khăn, trong ví dụ trên là từ RAISE, hãy nói đi nói lại từ “R” một cách nhẹ nhàng vài lần để quen cảm giác, sau đó ghép chúng vào câu sao cho lưu loát nhất có thể.
Ngoài ra, một bí quyết cho các bạn trong việc xử lý các phụ âm đầu là việc cấu âm cho đúng tiêu điểm như là môi bật môi, răng đụng môi, lưỡi đánh trên răng, hàm ếch mở, thì chúng ta có thể phát âm các nguyên âm một cách rõ ràng đấy.
Trên đây là một vài chia sẻ của ADAM Muzic về vấn đề phụ âm để chúng ta có thể hiểu hơn về nó cũng như vận dụng kỹ thật một cách phù hợp nhé.
Reference:
1. Đại cương về tiếng Việt. Available at: http://maxreading.com/sach-hay/dai-cuong-ve-tieng-viet/he-thong-am-vi-29205.html
2. Âm vị tiếng Việt và hệ thống âm vị tiếng Việt. Available at: http://ngonngu.net/index.php?m=print&p=64
3. Phạm Thị Thanh Huyền. Người nước ngoài học tiếng Việt như thế nào? Available at: http://www.123vietnamese.com/nguoi-nuoc-ngoai-hoc-tieng-viet-nhu-the-nao/
4. Justin Stoney. Hard consonant. Available at:
5. Khái quát về nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh. Available at: http://edumax.edu.vn/khai-quat-ve-nguyen-va-phu-trong-tieng-anh.html