Chắc hẳn nhiều người nghe nhạc sẽ thắc mắc không biết bản nhạc của họ được làm ra từ đâu để có thể sản xuất ra đĩa CD hoặc phát hành trên Internet, và hiển nhiên là câu trả lời là chúng được sản xuất từ phòng thu (studio), nhưng trong đó có những gì để tạo ra một bản nhạc? Hôm nay ADAM Muzic sẽ giới thiệu cho các bạn các thiết bị cơ bản để có thể làm nhạc.
Sau đây ADAM Muzic xin đề cập đến các thiết bị cơ bản vì ngày nay không nhất thiết phải là Studio với các thiết bị hoành tráng mới có thể sản xuất ra một bản nhạc mà các producer bây giờ thường làm việc tại nhà hầu hết các công đoạn khung sườn của một bài hát, họ chỉ đến Studio để làm các khâu cuối cùng như Mix và Master trên các thiết bị chuyên dụng để cho ra chất lượng âm thanh tốt nhất theo nhiều mục địch sử dụng khác nhau. Và cơ bản thì nơi làm việc của họ tại nhà cũng được xem như một mini studio hay còn được gọi là Home Studio với các thiết bị cơ bản như sau:
1/ Computer (Máy vi tính) :
Đây có lẽ là thiết bị thiết yếu vì không có nó thì chắc chắn các producer không thể làm được gì rồi, vì hầu hết hiện nay công việc soạn nhạc cho đến thu âm đều đã được điện tử hóa và hầu như làm 90% trên máy tính. Và các máy tính này phải có cấu hình khá mạnh, chip xử lý (CPU) mạnh, dung lượng bộ nhớ đệm (RAM) rất lớn, cùng với một số ứng dụng sau:
- DAW (Digital Audio Workstation): Phần mềm sản xuất nhạc, nói về phần mềm sản xuất nhạc thì trên thị trường hiện nay rất đa dạng nhưng nổi bật có thể kể đến một số cái tên thông dụng như: Pro Tool, Cubase, FL Studio, Studio One, Nuendo, Logic Pro, Garage Band.
- VST (Virtual Studio Technology): Đây là những phần mềm giao diện tích hợp để bổ sung hay giả lập các thiết bị phần cứng âm thanh, phần mềm này dùng để hỗ trợ cho việc làm nhạc, nó có thể giả lập lại một thiết bị compressor, một hộp chỉnh delay, reverb hoặc một thiết bị xử lý âm thanh giọng hát…
- VSTi (VST instruments): cũng giống như VST nhưng VSTi lại là những phần mềm giả lập các loại nhạc cụ như guitar, trống, bass, synthesizer… để người nhạc sĩ có thể sử dụng để tạo ra 1 bản nhạc mà không nhất thiết phải biết chơi các loại nhạc cụ đó hay phải đi thuê các nhạc công chuyên nghiệp.
2/ Soundcard: Bản thân máy tính của các bạn thường được tích hợp soundcard onboard để đảm nhiệm các chức năng nghe nhạc, phát âm thanh… Tuy nhiên, khác với các loại soundcard dùng để giải trí, xem phim, nghe nhạc. Soundcard trong phòng thu sử dụng là loại soundcard “đặc biệt” hơn, có nhiều ngõ in, out đáp ứng được nhu cầu thu nhiều giọng hát, nhạc cụ cùng lúc cũng như phát được ra nhiều hệ thống loa, tỉ lệ lấy mẫu âm thanh (audio sampling rate) và độ sâu số (bit depth) của các soundcard chuyên nghiệp cũng cao và chi tiết, chính xác hơn giúp thể hiện đúng “bản chất” âm thanh hơn. Nói chung đơn giản dễ hiểu là tiền nào của đó, bạn muốn làm chuyên nghiệp thì phải đầu tư chuyên nghiệp. Adam Store có cung cấp các bộ soundcard như trong hình dưới đây các bạn có thể tham khảo.
https://adammuzic.vn/tron-bo-thu-am-focusrite-scarlett-2i2-studio-3rd-gen/
3/ Speaker Monitor/Headphone Monitor: Loa kiểm âm, khác với các loại loa thông thường, loa kiểm âm thường có dãi tần âm thanh rộng hơn để có thể nghe được âm thanh từ thấp nhất đến cao nhất một cách trung thực và chính xác nhất. So với các loại loa bình thường, các nhà sản xuất thường đã căn chỉnh tần số (Equalization) với nhiều mục địch khác nhau tạo nên các loại loa có nhiều âm bass hay nhiều âm treble, những bộ loa làm âm thanh nghe hay hơn thường được giới phòng thu gọi với cái tên “mỹ miều” là loa “nịnh” tai. Loa kiểm âm không “nịnh” mà ngược lại phải thể hiệ đúng “bộ mặt thật” của âm thanh. phLoa kiểm âm phải là loại loa thể hiện chính xác và đúng nhất về âm thanh giúp các producer làm việc hiệu quả.
Một ví dụ dễ hiểu là nếu bạn mix trên một loa “nịnh” tai, đầy đặn âm bass, khi đó bạn sẽ thấy nó rất hay và nghĩ rằng nhiêu đó bass là đủ. nhưng thực tế khi đem bản nhạc ra ngoài phát trên một hệ thống loa khác hoặc hệ thống loa lớn hơn, không “nịnh” bằng, bạn sẽ thấy một sự thật đau lòng rằng, bản nhạc của bạn gần như không có lực do thiếu nhiều tần trầm. Như vậy, ngay từ ban đầu cái âm thanh mà bạn đang tạo ra không hề có nhiều bass, tiếng bass bạn nghe được khi làm việc tại nhà chỉ là do cái loa “nịnh” bass của bạn mà ra
Đây cũng là lời giải thích cho hiện tượng khi bạn bật một bài nhạc qua nhiều loa khác nhau thì cho ra các âm thanh màu sắc khác nhau. Đối với các Producer chuyên nghiệp thì họ sử dụng cả monitor headphones và monitor speakers.
4/ Midi Controller: Đàn phím điều khiển MIDI, tự bản thân nó không phát ra bất kì âm thanh nào, nhưng khi kết nối với soundcard hoặc máy tính, những phím bạn đánh sẽ được ghi lại dưới dạng số để sử dụng nó cho việc tạo ra âm thanh mà producer mong muốn dựa trên các phần mềm nhạc cụ ảo. Đễ dễ hiểu hơn bạn có thể tưởng tượng và hình dung như sau: Bạn có thể không biết đánh trống, và cũng không có trống, nhưng bạn có thể dùng đàn midi này tạo ra âm thanh trống khi kết nối nó với một phần mềm nhạc cụ ảo có tiếng trống. Nó sẽ quy đinh từng nốt trên đàn sẽ ứng với âm thanh nào của dàn trống. Tương tự như vậy bạn có thể chơi violin, guitar hay saxophone … ; Nhưng đa số các phần mềm đều hỗ trợ phần sử dụng chuột để vẽ midi nên nếu kinh phí hạn hẹp thì các bạn cũng có thể bỏ qua thiết bị này.
5/ Microphone: Thiết bị này tất nhiên là dành cho việc thu âm, và nếu bạn không có nhu cầu thì nó cũng không thật sự cần thiết. Nếu bạn có thể sáng tác thì việc thu lại những cảm hứng đó và thu lại bản demo là rất cần thiết. Có nhiều loại microphone khác nhau và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài Các loại microphone nhé.
Qua bài viết này ADAM Muzic hy vọng có thể giúp các bạn hiểu được thêm những công việc và thiết bị cơ bản nhất của một producer và qua đó giúp các bạn đam mê sản xuất nhạc có được những kiến thức cơ bản trước khi bắt đầu bước vào lĩnh vực thú vị này.
Các sản phẩm trên hiện tại được bày bán tại Cửa hàng Adam Store. Mời các bạn ghé qua tham khảo. Cám ơn các bạn đã theo dõi.