Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Tìm hiểu về ngũ cung (căn bản)

Tìm hiểu về ngũ cung (căn bản)

Sự ra đời của ngũ cung

Ngũ cung đơn giản là 5 âm. Nhưng với 5 âm này người Việt đã biến hóa trở nên lắc léo, khôn lường. Nếu các bạn tinh ý sẽ thấy rằng người Á Đông chúng ta khi xưa nói chung và người Việt Nam nói riêng rất coi trọng về chất hơn về lượng. Sự tinh túy, thâm sâu, ôn hòa, trầm tĩnh, nhàn nhã luôn được đề cao trong cách sống. Nên chỉ với 5 cung này, người Việt chúng ta đã đem cả những tâm tư triết lý sống vào trong đó.

Nói về sự ra đời của ngũ cung. Truyền thuyết xưa kể rằng, vua Phục Hy trong một lần nằm mơ thấy chim phượng hoàng đậu trên cây ngô đồng hót suốt 1 ngày 1 đêm. Ông cho đó là điềm lành nên cho những kẻ hầu cận mình dùng gỗ cây ngô đồng đó chế thành một cây đàn gọi là Diêu Cầm. Và để mô phỏng lại tiếng hót của chim phượng hoàng, vua Phục Hy đã dùng 5 cung: Cung, Thương, Giốc, Chũy, Vũ. Dần dần được người Việt mình “Việt hóa” thành Hò, Xự, Xang, Xê, Cống và âm thứ 6 là Líu.

Tranh vua Phục Hy đời Tống (https://vi.wikipedia.org/wiki/Phuc_Hy#/media/File:Ma-Lin-Fuxi-and-turtle.jpg)
Cây ngô đồng (http://tuvisomenh.com/tranh-cay-ngo-dong-mang-diem-cat-tuong)

Sự ảnh hưởng của ngũ cung

Vậy tại sao lại là 5 âm mà không là bất kỳ con số nào khác, trong khi chỉ cần xê dịch một chút là đã có một âm mới? Bởi vì người Á Đông khi xưa rất chú trọng đến sự liên quan mật thiết giữa các sự vật sự việc tự nhiên và các con số. Trong đó số 5 là một trong những con số quan trọng. Ví dụ như trên một bàn tay có 5 ngón, trong cơ thể con người có ngũ tạng (tim, gan, phổi, thận, tỳ), trên mặt có ngũ quan (mắt, mũi, miệng, tai, lưỡi).

Ngoài ra còn có ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), ngũ phương (đông, tây, nam, bắc, trung tâm), ngũ cảm (bi, hỉ, nộ, ái, ố),…

Cơ thể con người mỗi người mỗi khác nên từ đó âm nhạc cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm tư mỗi người lại khác nhau. Dựa trên nền tảng này mà người xưa đã biến chuyển ngũ cung để tác động được đến tận sâu trong tâm khảm mỗi người. Giờ đây các bạn có thể hiểu vì sao âm nhạc ngày xưa lại được phát triển đến đỉnh cao về triết lý nhân sinh như chúng ta thường thấy trong các bộ phim cổ trang.

So sánh với khoa học phương tây về âm thanh học, cao độ của âm thanh ở các tầng số khác nhau sẽ khiến người nghe có nhiều cảm giác khác nhau, từ đó biến chuyển về tâm lý. Thì cổ nhân ngày xưa đã phát hiện ra điều ấy. Chẳng hạn như là:

Thương: nghe nặng nề, ngay thẳng. Ảnh hưởng trực tiếp đến phổi. Người nghe sẽ muốn trở nên là người chính trực, can đảm.

Chủy: nghe sôi nổi, tràn đầy tình cảm. Ảnh hưởng đến tim. Người nghe lâu sẽ trở thành người rộng mở tâm hồn, nhiều tình yêu thương

Vũ: nghe êm ái, mềm mại như mưa rơi nước chảy. Ảnh hưởng đến thận, khiến người nghe trở nêm trầm tỉnh, yên bình.

Cũng tương tự thế với âm nhạc hiện đại, đa số những bạn yêu thích nhạc ballad, trữ tình sẽ có tâm tính hiền hòa, ôn nhu. Còn những bạn yêu thích nhạc rock lại có sự mạnh mẽ, gai góc trong tính cách,..v..v…

Định âm trong ngũ cung

Trong âm nhạc phương tây có 7 nốt: đồ, rê, mi, fa, sol, la, si. Thì trong ngũ cung bắt đầu từ hò, xự, xang, xê, cống. Ta lấy Hò tương ứng với nốt Đồ (C) thì ta có sự so sánh như sau :

Hò = Đồ

Xự = Rê

Xang = Fa

Xê = Sol

Cống = La

Nhưng cũng có trường hợp dùng Sol làm chủ âm Hò. Vậy chúng ta phải dịch lên như dịch tông trong nhạc hiện đại :

Hò = Sol

Xự = La

Xang = Đô

Xê = Rê

Cống = Mi

Đây cũng chính là cái lắc léo, cái gút mắc cho những bạn mới tìm hiểu về ngũ cung.

Nếu như ở phương tây có những bài luyện thanh như chúng ta đã biết khi học thanh nhạc nhằm mục đích chính khiến chúng ta luân chuyển cao độ các nốt nhạc một cách dễ dàng. Thì âm nhạc của ngũ cung củng thế, sẽ có những bài “luyện thanh” vỡ lòng như bài Long Hổ Hội sau:

https://www.youtube.com/watch?v=ltHoEino81M

Các bạn có thể thấy, đây thực sự chính là sự sắp xếp, luân chuyển giữa các nốt nhạc để người tập hát làm quen dần với các cao độ của ngũ cung.

Cái lắc léo kế đến của ngũ cung chính là mỗi vùng miền lại có cách nhấn nhá, sắp xếp, luân chuyển thứ tự các nốt theo một cách khác nhau. Tạo nên những hệ ngũ cung đặc trưng khi nghe đến là có thể hình dung ra đây là âm nhạc của vùng miền nào. Như ta có ngũ cung Bắc, ngũ cung Huế, ngũ cung Tây Nguyên….xa hơn có ngũ cung Nhật Bản, ngũ cung Ấn Độ,… vì các nước Á Châu thuở xưa đều dựa trên ngũ cung để phát triển âm nhạc. Thậm chí xa hơn ngũ cung còn xuất hiện ở phương tây như nhạc vùng Celtic, Hungary, nhạc Blue, Jazz đều có sự xuất hiện của ngũ cung. Chỉ các nhau ở cao độ của 5 nốt nhạc (5 âm)

Ngoài ra, 5 âm trong ngũ cung cũng có các nốt thăng, gián như trong âm nhạc phương tây, được gọi là ẩn cung. Chính vì thế càng tạo ra nhiều sự thiên biến vạn hóa trong bài bản, lời ca tiếng đàn.

Tạm kết

Thông qua bài viết này, hi vọng chúng ta đã có thể hiểu rõ hơn về ngũ cung trong âm nhạc Việt Nam. Đây chỉ là những kiến thức rất căn bản về ngũ cung giống như chúng ta học 7 nốt nhạc phương Tây vậy. Sự biến hóa của ngũ cung còn nằm ở nhiều bài bản. Mỗi vùng miền có nhiều bài bản riêng. Mỗi bài bản lại chia ra nhiều hơi, nhiều dây, nhiều điệu khác.

Qua đây chúng ta phần nào thấy được sự đồ sộ, tính triết lý, tính khoa học trong âm nhạc cổ truyền không thua gì nhạc hiện đại, thậm chí có phần lắc léo hơn. Vì vậy, để hiểu rõ ngũ cung, chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ từ những điều cơ bản nhất các bạn nhé.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Biên soạn: Nguyễn Tường Quân

Phát hành: ADAM MUZIC

Dẫn nguồn:

Vua Phục Hy, www.vi.wikipedia.org, [Feb, 25th 2019], https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%A5c_Hy,
[Feb, 25th 2019]

Cây Ngô Đồng, www.tuvisomenh.com,
[Feb, 25th 2019], http://tuvisomenh.com/tranh-cay-ngo-%C4%91ong-mang-%C4%91iem-cat-tuong,
[Feb, 25th 2019]

Ngũ hành, www.lichngaytot.com, [Feb, 28th 2017] https://lichngaytot.com/phong-thuy/ngu-hanh-kim-moc-thuy-hoa-tho-la-gi-284-187634.html,
[Feb, 25th 2019]

Quickom Call Center