Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Guitar frets

Guitar frets

Những điều cần biết về guitar frets

* Bài viết này nói về phím (frets) trên cần đàn của bạn, không phải là phím gảy (guitar pick).

* Fretboard: mặt phím,bảng phím. Một số tài liệu hoặc từ ngữ thông dụng có thể gọi đây là fingerboard, mặt fret, mặt tút (từ lóng của tiếng Việt)…

          Phím đàn (frets) là một trong những yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến quá trình chơi đàn của bạn. Khi bạn gảy một note nhạc, tay trái của bạn sẽ ấn lên dây, dây tác động lên phím tạo ra rung động và từ đó tạo ra âm thanh. Cũng vì lí do đó mà phím đàn của bạn sẽ dần bị mài mòn do những tác động trên gây ra.

          Là một người chơi guitar, chúng ta nên biết một số thông tin căn bản về phím đàn cũng như các vấn đề thường gặp khi sử dụng phím, từ đó có biện pháp khắc phục và xử lý tốt hơn.

Đầu tiên là về vật liệu làm phím

Có rất nhiều thông tin kỹ thuật về vật liệu làm phím nhưng ở đây chúng ta sẽ tóm tắt một số nét chính:

Cấu tạo phím

Mặt cắt dọc của phím

http://www.proaudioland.com/news/frets/

Như hình vẽ, chúng ta có 3 phần chính: 

Các thông số liên quan là độ rộng và cao của mũ (width & height), kích cỡ của ngạnh và chiều sâu hoặc rộng của chân phím. Ngạnh và chân đóng vai trò làm điểm kết nối của phím với fretboard, còn kích cỡ của mũ phím sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng hoặc những kỹ thuật chơi đàn khác nhau.

Lựa chọn loại phím phù hợp

Ưu:

  •       – Vì kích thước lớn nên đầu ngón tay ít ma sát với fretboard, thuận tiện để chơi những câu solo thể hiện tốc độ và thích hợp với các kỹ thuật như bend hoặc vibrato.
  •       – Lâu mòn, ít cần phải thay phím. Nếu mòn thì chỉ cần mài phím là có thể tiếp tục sử dụng bình thường.

Nhược:

  •       – Do mũ phím khá cao cho nên dễ sinh ra hiện tượng rè dây, đặc biệt là khi bạn sử dụng một bộ dây cỡ dày hay những cây đàn có action thấp.
  •       – Phím Jumbo tuy lâu mòn hơn nhưng khi đã mòn thì chất tiếng sẽ “xuống” nhanh hơn các loại phím khác.-

Ưu:

  •       – Bạn dễ cảm nhận cây đàn của mình hơn là khi sử dụng phím Jumbo vì đầu ngón tay của bạn được tiếp xúc với fretboard nhiều hơn.
  •       – Vẫn thực hiện được các thao tác mài phím khi phím mòn, nhưng số lần mài không được nhiều như phím Jumbo.

Nhược:

  •       – Tốc độ và kỹ thuật chơi solo bị hạn chế hơn so với khi dùng phím Jumbo vì đầu ngón tay ma sát nhiều hơn với fretboard.
  •       – Fretboard dễ bị bám bẩn do đầu ngón tay tiếp xúc nhiều với fretboard (đối với những bạn kỹ tính thì đây lại là một tác nhân khá quan trọng)–

Ưu:

  •      – Bạn có thể điều chỉnh action thấp, xả dây, hoặc sử dụng một bộ dây cỡ dày,… mà không sợ bị rè dây vì kích thước phím nhỏ.

Nhược

  •       – Thường chỉ thích hợp để đệm hát, quạt. Các kỹ thuật solo và tốc độ rất bị hạn chế trên một cây đàn phím nhỏ
  •       – Dễ bị mài mòn, thời gian sử dụng không cao.

Các vấn đề thường gặp trong quá trình sử dụng phím

Phím quá cao

          Một số cây đàn mới thường được đóng phím khá cao (chiều cao mũ khoảng 1.4mm – 1.52mm).

          Nhà sản xuất có thể đã đóng dàn phím cao hơn bình thường để người sử dụng có thể tự động điều chỉnh dàn phím sao cho phù hợp với mình  hoặc thậm chí, nhà sản xuất tuy đã tính toán kích thước hợp lý cho dàn phím nhưng người sử dụng vẫn muốn một dàn phím thấp.

          Bởi vì không phải ai cũng thích hoặc sử dụng được loại phím này cho nên trong những trường hợp cần thiết, người ta thường mài phẳng hoặc thu nhỏ kích thước mũ phím để phù hợp với người sử dụng.

Phím quá thấp

flattened crown - ADAM Muzic

Nguồn: http://www.fretnotguitarrepair.com/repair/acoustic-guitar/frets.php

Phím quá thấp !!

          Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng phím thấp. Đầu tiên là do mài phím quá tay, thứ hai là do thời gian chơi đàn về lâu dài sẽ làm cho dây ma sát với mũ phím, mài mòn phím và sinh ra thấp phím. Các tác nhân khác như thường xuyên sử dụng các kỹ thuật như bend dây, vibrato hoặc sử dụng dây đàn rỉ sét cũng góp phần không nhỏ đến chất lượng dàn phím, từ đó gây nên các hiện tượng rè phím, mất note,…

          Cuối cùng, một biện pháp khắc phục hữu hiệu cho một dàn phím thấp, đương nhiên rồi: THAY PHÍM.

Ngạnh và chân phím

          Kích thước của bộ phận này cũng đóng một vai trò không kém quan trọng, đặc biệt là khi dàn phím bị mòn và bạn muốn thay phím mới. Nếu ngạnh và chân phím của bạn quá nông hoặc mỏng thì phím đóng xuống sẽ không chặt và lâu ngày làm phát sinh các hiện tượng như rè dây, phô note, mất tiếng,… Còn nếu chân phím mới quá lớn so với phần chân và ngạnh cũ sẽ làm phát sinh những vết nứt tế vi khi đóng chân phím mới vào fretboard. Trong trường hợp khi cần đàn của bạn bị cong (do thời tiết chẳng hạn) thì những vết nứt này sẽ rộng dần ra và khả năng làm nứt fretboard và khả năng thay mặt phím của bạn là khá lớn.

Hở phím (loose frets)

            Một số tác nhân gây ra tình trạng hở chân phím có thể kể đến như: vật liệu làm mặt phím không tốt, xảy ra lỗi trong quá trình đóng phím, do thay đổi thời tiết nên mặt phím co lại làm lộ chân phím. Hiện tượng hở phím thông thường sẽ kéo theo rè dây và dây số 1 sẽ bị móc vào phần cạnh phím hở trong quá trình chơi đàn (hình minh họa)

Tình trạng hở chân phím

Nguồn: http://www.fretnotguitarrepair.com/repair/acoustic-guitar/frets.php

Thay dàn phím mới

           Trong trường hợp đàn của bạn chỉ bị mòn ở một số phím nhất định và các phím còn lại vẫn còn đủ cao (để mài), người kỹ thuật viên sẽ trực tiếp đo đạc và thực hiện các thao tác mài phím cho bạn. Còn nếu dàn phím đã quá thấp và không mài được nữa thì lúc này bạn mới nên nghĩ về vấn đề thay phím. Cụm từ “thay dàn phím” đồng nghĩa với việc thay toàn bộ dàn phím cho dù cây đàn của bạn chỉ mòn ở một số phím nào đó. Đây cũng là một quá trình đòi hỏi sự chính xác, độ khéo léo, kỹ năng cao cũng như kinh nghiệm của người thợ vì nó ảnh hưởng rất lớn (về âm thanh) đến cây đàn của bạn. Lời khuyên dành cho bạn là :”lựa chọn một người thợ uy tín, lành nghề để có được những tư vấn tốt nhất cho dàn phím của bạn”

Một video so sánh sự tương quan về tiếng đàn và kỹ thuật chơi khi thay đổi kích thước phím

Capo

          Capo là một người bạn đồng hành không thể thiếu cho những bạn chơi đệm hát bằng guitar thùng như lại là một tay ‘sát thủ’ với dàn phím và cũng là một trong những tác nhân kích thích sự mài mòn dàn phím ở mức cao.

          Bạn càng sử dụng capo nhiều, phím mòn càng nhanh bởi lực kẹp do capo gây ra lớn hơn nhiều so với lực bấm của đầu ngón tay. Sẽ thật khó nếu yêu cầu bạn bớt sử dụng capo vì những lợi ích mà capo đem lại là không cần bàn cãi. Cho nên trong trường hợp này, một chiếc capo có thể điều chỉnh lực kẹp và phần cao su kẹp không quá cứng sẽ là một lời khuyên hợp lý cho bạn.

Tình trạng phím quá mòn gây rè dây, ảnh hưởng đến quá trình chơi nhạc

Nguồn: http://www.fretnotguitarrepair.com/repair/acoustic-guitar/frets.php

Kết luận

Trên đây là một vài gợi ý giúp bạn có thêm một số thông tin về các bộ phận trên cây guitar, hi vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về cây đàn của mình hơn và có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình phát triển đam mê của bạn.

Tài liệu tham khảo 1/ Trang web: www.fretnotguitarrepair.com, Guitar Fret Wire – Types and Sizes http://www.fretnotguitarrepair.com/repair/acoustic-guitar/frets.php, [31/10/2017]
Quickom Call Center