Ngoài việc tập luyện để có giọng hát tốt hơn, việc chúng ta bảo vệ giọng hát của mình cũng vô cùng quan trọng. Chúng ta có thể có những thói quen có hại cho giọng hát mà vô tình chúng ta không để ý hoặc không biết. Bài viết này sẽ nêu ra 7 thói quen hàng ngày gây hại tới giọng hát.
7 Thói Quen Gây Hại Giọng Hát
1. Cách nói đè giọng, nặng nề
Mỗi một vùng miền có một cách nói đặc trưng, mạnh, nhẹ khác nhau. Tuy nhiên chúng ta cũng cần quan tâm tới cách nói chuyện của mình có đang làm ảnh hưởng tới giọng nói, giọng hát của mình không. Nếu bản thân đang nói chuyện quá nặng ở cổ, đè giọng, hay phát lực quá mạnh thì rất có thể điều đó sẽ làm hại tới giọng hát của bạn về lâu về dài. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bạn bè, những người xung quanh để nhận xét về giọng nói của mình. Thầy Đoàn Nhược Quý cũng có hướng dẫn chi tiết trong video bên trên. Các bạn tham khảo nhé.
2. Sử dụng bia rượu, đồ uống có cồn
Bản thân cồn trong bia, rượu có khả năng đào thải nước trong cơ thể. Cơ thể chúng ta có 70,80% là nước, chính vì vậy nếu chúng ta đào thải quá nhiều nước (khi đi wc sau khi dùng bia, rượu) sẽ làm các cơ của mình bị khô lại. Thanh đới của cơ thể cũng vậy, nếu mất nước nó sẽ bị khô. Nên thường sau uống rượu bia, ngày hôm sau chúng ta sẽ bị khàn giọng hay thậm chí là mất giọng.
3. Thức khuya
Chắc hẳn bạn nào cũng từng thức khuya. Có những bạn có thể vẫn còn giữ thói quen thức khuya tới 1h,2h sáng để nhắn tin, Facebook, xem phim, đọc truyện,…. Bản chất việc thức khuya đã không tốt cho sức khoẻ rồi. Và đương nhiên nó cũng ảnh hưởng tới giọng hát của bạn nữa. Khi ta thức thì cơ thể chúng ta vẫn đang hoạt động và dây thanh đới của mình cũng hoạt động (dù chúng ta có nói hay không). Bạn nào thức khuya thì dây thanh đới sẽ có xu hướng dầy ra, làm cho giọng hát của mình dễ bị cứng, bị khô.
4. Ăn cay
Việc ăn cay sẽ làm cho thanh đới của bạn bị rát, bị đau. Khi các bạn ăn nhiều đồ cay, nóng ở vào trong cơ thể sẽ làm tăng lượng axit ở trong dạ dày. Nếu bao tử của bạn không thể tiêu hoá hết, thì sẽ dẫn đến việc trào ngược axit lên trên vùng cổ gây rát, đau và vô cùng khó chịu. Đương nhiên là bạn sẽ khó lòng nào hát thoải mái được khi cổ họng gặp vấn đề như vậy. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết về việc ăn cay ảnh hưởng tới giọng hát thế nào tại bài viết: Ớt có tốt cho giọng hát?
5. Ăn đồ béo
Các thực phẩm béo ở đây có thể kể đến là bơ, sữa, phô mai, trà sữa,…. Khi chúng ta tiêu thụ đồ ăn béo, cơ thể khi hấp thụ sẽ tiếp ra các chất nhầy, đờm và bám vào trên cổ họng của chúng ta. Điều này có thể gây cho giọng hát của chúng ta bị rè, khó hát thanh thoát,….
6. Ăn đồ ngọt, đồ chua
Tiêu thụ nhiều đồ ngọt và đồ chua cũng làm cơ thể chúng ta tiết ra chất nhầy, đờm tương tự như việc chúng ta ăn nhiều chất béo. Chính vì vậy mà chúng ta phải cực kỳ kỹ càng và cẩn thận trong việc ăn uống hàng ngày của mình. ADAM Muzic có 1 bài viết đặc biệt về chủ đề này, các bạn có thể tham khảo tại: Ăn gì tốt cho giọng hát.
7. Sử dụng thuốc lá, chất kích thích
Hút thuốc ảnh hưởng tới sức khoẻ thế nào chắc ai cũng hiểu rồi. Khi chúng ta hít quá nhiều khói, bụi than từ thuốc lá, nó có thể làm đọng lại trên cổ họng chúng ta những lớp cacbon gây viêm họng. Và nếu nặng thì có thể phải phẫu thuật để có thể điều trị cho giọng hát của mình.
Bên trên là 7 thói quen có thể gây hại cho giọng hát của bạn mà bạn nên để ý và tránh để có thể bảo vệ giọng hát của mình tốt hơn. Chúc các bạn ngày càng phát triển giọng hát của mình và luôn giữ được sức khoẻ tốt nhất nhé.
Husky Voice (Hay Smoky Voice) Là Gì?
Giọng hát khàn được đặc trưng bởi chất âm khô, sạn hoặc có hơi thở, có thể thêm chiều sâu và sự khác biệt cho bài hát
Blue Note (Worried Note) Là Gì?
“Nốt blues” mô tả một âm cao cụ thể thường được chơi hoặc hát ở tần số thấp hơn nửa cung so với các nốt chuẩn trong thang âm trưởng
Breathy Voice (Giọng Nhiều Hơi)
Giọng nhiều hơi (breathy voice) là một cách hát trong đó dây thanh quản rung như khi nói bình thường, nhưng được điều chỉnh để nhiều hơi…
Kỹ Thuật Nuance – Kỹ Thuật Sắc Thái
Nuance không chính xác là một kĩ thuật mà gọi đúng hơn là tư duy và sự tinh tế khi hát. Sắc thái trong thanh nhạc là cách bạn hát một từ, một câu hát với độ mạnh nhẹ phù hợp.
Kỹ Thuật Vibrato – Rung Giọng
Kỹ thuật Vibrato – Rung giọng là việc thay đổi cao độ liên tục của một note…
Dynamic (Lực Hát) Trong Âm Nhạc Là Gì?
Chúng ta thường nghe nói đến khái niệm lực hát và âm lượng trong thanh nhạc, vậy khái niệm này có nghĩa là gì, tác