1. Các loại hạt (Hạt óc chó, hạt macca,...)
Vitamin E có trong các loại hạt có chức năng giảm sưng, giảm viêm và giúp chữa lành những thương tổn vùng phế nan. Giúp cho hồng cầu chứa được nhiều oxi hơn, vận chuyển được nhiều oxi đến cơ thể hơn.
2. Cà rốt
Cà rốt, cũng như các loại thực phẩm có màu đỏ, màu cam, màu vàng khác, chúng đều có chứa chất Beta-carotene, một loại chất dinh dưỡng có khả năng làm giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn. Ngoài ra, cơ thể chúng ta còn chuyển hoá Beta-carotene thành Vitamin A, một vitamin cần thiết của con người. Beta-carotene còn là chất chống oxi hoá, giúp bảo vệ cơ thể và các tế bào khỏi sự tấn công từ môi trường bên ngoài.
3. Hành tây
Hành tây chứa rất nhiều Flavonoids. Đây là một trong các loại chất được sử dụng để làm dược liệu, các vị thuốc nam, đồ uống cổ truyền,…Flavonoids là một loại chất có rất nhiều công dụng những nổi trội là khả năng chống oxy hoá mạnh. Bên cạnh đó, nó còn có chức năng kháng viêm cho các vết thương do hen suyễn gây ra bằng cách làm dày thành mao mạch. Ngoài ra, hành tây còn có tác dụng bảo vệ các niêm mạc phổi và ống phế quản không bị hư hại bởi khói bụi độc hại.
4. Tỏi
Tỏi có thể đẩy các chất độc ra khỏi các phế nan, thanh lọc và làm sạch hai lá phổi. Ngoài ra, tỏi còn giúp bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy, những người ăn tỏi sống ít nhất 2 lần một tuần sẽ giảm được 44% nguy cơ mắc ung thư phổi.
5. Gừng
Gừng là một loại thực phẩm rất hiệu quả trong việc chống lại các căn bệnh liên quan đến phối. Ăn một lát gừng mỏng trước giờ cơm sẽ giúp tiêu hoá và làm sạch các độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, tính cay nóng trong gừng có thể giúp hoá lỏng các chất nhầy trong vùng hô hấp và giúp cho nó dễ thoát ra ngoài hơn.
6. Lợi khuẩn Probiotics
Lợi khuẩn này có tác dụng làm giảm sưng, giảm viêm và giảm luôn các triệu chứng dị ứng. Và với một số cơ địa, lợi khuẩn này còn giúp làm giảm hen suyễn nữa. Để dung nạp các loại lợi khuẩn này vào người, yorurt là nguồn cung cấp tuyệt vời nhất. Nhưng cũng nên sử dụng một cách có chừng mực, vì các loại thực phẩm được chế biến từ sữa sẽ tạo ra nhiều chất nhầy trong cơ thể.
Ngoài việc sử dụng các loại thực phẩm trên, các bạn cũng nên tránh xa các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp của mình.
7. Tránh xa khói (Khói xe, khói thuốc lá, khói than,...)
Khói nói chung đều mang lại những ảnh hưởng xấu đến cơ thể chúng ta, đặc biệt là phổi. Nó còn gây ra tình trạng nghẹt xoang, ho và các bệnh về phế nan.
Trong khói phát ra từ các loại than (than tổ ong, than củi,…) đều chứa chất Carbon Monoxide (Công thức hoá học: CO), một loại khí cực độc gây hại cho sức khoẻ. Còn về khói thuốc lá, sau đây, ADAM MUZIC xin dẫn lời Bác sĩ Nguyễn Văn Ba, hiện đang công tác tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Tp.HCM cho biết, trong khói thuốc lá có đến 4.000 chất hoá học và trong đó có 50 chất gây ung thư. Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến 75% các ca bệnh phổi mãn tính và người hút thuốc lá có tỷ lệ ung thư vòm miệng cao hơn 27 lần so với người bình thường.
Qua bài viết này, ADAM MUZIC hy vọng các bạn có được một chế độ ăn uống hợp lý, vừa bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, vừa hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khoẻ.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Nguồn tham khảo:
1. David Cooley, 31/07/2014, “Foods that help respiratory system“, <https://www.sierrastar.com/news/article87801312.html>, xem ngày 13/09/2019.
2. Nguyễn Thị Tuyết Hồng, 03/2019, “Beta-carotene là gì?“, <https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/beta-carotene-la-gi-1000299>, xem ngày 13/09/2019.
3. Lương Hùng Tiến, 24/04/2019, “Flavonoids”, <http://tuaf.edu.vn/khoacnsh/bai-viet/flavonoid-18047.html>, xem ngày 13/09/2019.