Từ “Embouchure” có nguồn gốc từ nước Pháp là “Bouch” với nghĩa là cái miệng. Do đó, Vocal Embouchuer nghĩa là các loại khẩu hình hay sử dụng trong khi hát. Các bạn (đặc biệt đối với các bạn học nhạc) có thể sẽ được khuyên là “mở to miệng ra” hay “hơi mỉm cười”,… thì đây chính là những hình thức của Vocal Embouchuer. Vậy có bao nhiêu loại khẩu hình khi hát này? Hôm nay, ADAM Muzic sẽ chia sẻ với các bạn về vấn đề này nhé.
Như chúng ta đã biết, khi chúng ta hát thì sự khác nhau về khẩu hình sẽ gây ra sự thay đổi về “hình dạng” âm thanh cũng như là việc hát note cao dễ hơn hay gây khó hơn. Do đó, khẩu hình đối với từng loại âm vực hay âm khu (Vocal Register) cũng sẽ khác nhau nhằm tạo điều kiện tốt hơn khi hát.
Vocal Embouchure 1: Nuetrality (Trung bình)
Sở dĩ nó được gọi như vậy bởi vì khi hát loại khẩu hình này thì khẩu hình cũa bạn sẽ đâu đó giống như khi bạn nói chuyện bình thường và nó không mở ra quá to. Lúc này, âm thanh tạo ra sẽ mộc mạc và nghe dễ chịu cho người nghe.
Vocal Embouchure 2: Smile (Mỉm cười)
Ở khẩu hình này khi hát nên kết hợp yếu tố 1 là Nuetrality, thì do đó việc mỉm cười này phải thật sự tự nhiên. Điều này có nghĩa bạn không phải “gắng gượng” để cười cũng như không phải việc bạn cười haha khi hát. Việc mỉm cười này không những sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi hát mà nó còn giúp khán giả sẽ cảm thấy thật sự thư giãn khi “nhìn” bạn hát. Ngoài ra, nó còn giúp cho âm thanh của bạn nghe nội lực cũng như sáng hơn đặc biệt ở cuối quãng trầm đến quãng trung của các bạn. Chúng ta xem qua bài hát “I will always love you” do Whitney Houston trình bày nhé, các bạn sẽ cảm thấy thật sự thoải mái vì những “nụ cười mỉm” của cô ta khi hát, đặc biệt ở những đoạn ver đầu.
https://www.youtube.com/watch?v=2NUQJvfDXrM
Vocal Embouchure 3: Pucker
Các bạn sẽ thường gặp kiểu khẩu hình này ở các kiểu hát opera và cổ điển, và nó cần khẩu hình của bạn tròn giống như khi bạn phát âm âm OHH hay OO vậy. Khi ở kiểu khẩu hình này thì thanh quản của bạn sẽ tự nhiên hạ xuống do đó âm thanh sẽ nghe tối hơn và khẩu hình của bạn sẽ làm cho từ ngữ phát ra tròn trịa hơn. Chúng ta hãy cùng nghe và xem ca khúc “You raise me up” dưới đây nhé.
Vocal Embouchure 4: Snarl (Cau có)
Nghe từ “Cau có”, chúng ta sẽ liên tưởng đến hình ảnh một người phải nhăn nhó hay quằn quại để hát. Nhưng thực tế, kiểu khẩu hình này có tác dụng không ngờ cho giọng hát đấy, bởi vì nó giúp cho chúng ta sẽ “nâng” âm thanh đến âm khu (Vocal Register) cao hơn một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là headvoice hoặc mixvoice vì nó giúp cho cho chúng dễ dàng hơn trong việc tạo cộng hưởng ở các xoang phía trên mặt. Nhưng một điều các bạn nên nhớ, chúng ta chỉ “Cau có” ở khẩu hình thôi, còn thanh quản thì vẫn phải thật thoải mái nhé. Chúng ta hãy thưởng thức bài hát “No Boundaries” do Adam Lambert trình bày để thấy rõ hơn khẩu hình này nhé.
Vocal Embouchure 5: Belt Face
Chắc các bạn thấy quen thuộc từ “Belt” ở các bài trước (hãy xem lại ở đây nhé). Bên cạnh làn hơi phải sẵn sàng cho việc belt note cao thì khẩu hình cũng đóng vai trò rất quan trọng. Belt Face là kiểu khẩu hình mà bạn phải mở to miệng hết cỡ và đôi khi lưỡi sẽ “lè” ra ngoài. Do đó chúng ta thường áp dụng kiểu Belt Face này khi phải lên các note cao và cực cao và chúng sẽ mạnh mẽ hơn. Chúng ta cùng xem qua cuộc đấu giữa Anthony Evans và Jesse Campell trong “If I aint got you” nhé, các bạn hãy xem kỹ từ 2:14 nhé.
https://www.youtube.com/watch?v=tgrlTJ4sZ94
Tóm lại, tùy theo mỗi bài hát cũng như mỗi đoạn của bài hát mà chúng ta sẽ lựa chọn những kiểu khẩu hình tương ứng để có thể tạo ra được âm thanh phát ra sao cho đúng ý đồ của mình cũng như phong cách của mình. ADAM Muzic hy vọng rằng sau bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về khẩu hình khi hát cũng như có thêm sự lựa chọn khi trình bày một bài hát nhé.
Reference:
- Justin Stoney, Ep. 84 “Vocal Embouchure – The Many Faces Of Singing”
- Robert Lunte, Singing Lesson – How to Place Your Mouth
- Video/Clip: Youtube