Tìm kiếm
Close this search box.
ADAM-MUZIC-LOGO-2020-1
Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Tai nghe kiểm âm trên sân khấu (IEM)

Tai nghe kiểm âm trên sân khấu (IEM)

Nói đến hệ thống kiểm âm trên sân khấu là nói đến một khâu rất quan trọng để chuẩn bị cho việc trình diễn cũng như các hoạt động diễn ra trên sân khấu. Một chương trình diễn ra nếu không có sự chuẩn bị về phần kiểm âm thì rất dễ trở thành những thảm họa sân khấu. Bài viết này ADAM MUZIC muốn giới thiệu với các bạn về một loại thiết bị sân khấu mà ngoài công năng nó còn trở thành một biểu tượng thời trang trên sân khấu của các nghệ sĩ biểu diễn. Đó là các loại tai nghe nhét tai dùng để kiểm âm trên sân khấu

Chắc hẳn các bạn khán giả ngày nay khi xem các ca sĩ biểu diễn trên sân khấu và qua màn ảnh nhỏ đều để ý thấy các ca sĩ, nhạc công đều đeo các loại tai nghe nhét kín tai với đầy đủ màu sắc cũng như kiểu dáng ngộ nghĩnh nhưng cũng không kém phần bắt mắt. Cao trào là những màn biểu diễn mà có những thời điểm họ tháo bỏ tai nghe ra và cháy hết mình trên sân khấu đã là thương hiệu của nhiều ca sĩ Hàn Quốc.

1.Kiểm âm:

Trước hết đã là tai nghe kiểm âm thì công năng chính của nó hiển nhiên phải là kiểm âm rồi. Với  những sân khấu lớn, việc đứng hát giữa một rừng khán giả cổ vũ hò hét, cộng thêm độ lớn của âm thanh phát ra xung quanh, thì việc nghe được chính xác những gì mình đang phát ra là việc rất khó khăn. Đó cũng lí do vì sao rất nhiều người khi đeo tai nghe vào nghe nhạc và hát theo lại là một thảm họa.

Để lí giải cho hiện tượng này ta có thể hiểu đơn giản, khi hát việc tạo ra âm thanh và đồng thời nghe được âm thanh đó phản xạ lại, não bộ của ta sẽ xử lí và phản hồi  giúp điều chỉnh vị trí âm thanh và cao độ cho chính xác như mong muốn.Nếu khi hát mà ta không nghe được những gì ta phát ra, não bộ sẽ không thể kiểm soát để xử lí điều chỉnh cao độ dẫn đến việc ta hát chênh phô, sai tông hoặc sai phát âm. Đoạn clip ở trên đã có thể cho ta thấy phần nào sự so sánh giữa đeo 1 bên headphone để bên còn lại có thể nghe lại được những gì ta hát giúp kiểm soát cao độ tốt hơn là đeo kín cả 2 bên tai và không nghe được những gì mình hát.

Nhưng nói như vậy nhiều bạn sẽ thắc mắc vậy đeo tai nghe kiểm âm có khác gì so với việc ta đeo headphone trùm kín 2 tai khi tai nghe kiểm âm cũng bịt kín 2 bên tai của ta lại. Sự khác nhau ở chỗ trên sân khấu ta không hát chay mà còn có các hệ thống âm thanh, microphone. Chính chiếc microphone là thiết bị thu tín hiệu của ta khi hát và thông qua mixer để phát thẳng vào tai nghe kiểm âm, nên khi đeo tai nghe kiểm âm ta có thể vừa nghe giọng của chính mình và vừa có thể nghe được âm nhạc do band nhạc đánh ra mà mức độ âm lượng tín hiệu được tùy chỉnh theo ý chúng ta muốn.

2. Chống ồn:

Đứng trên sân khấu, phía trước măt là khán giả cổ vũ hò hét, các thiết bị loa kiểm âm sân khấu, phía sau có thể là band nhạc, hãy thử tưởng tượng nếu vị trí của bạn đứng là phía trước 1 chiếc trống Jazz hoặc một chiếc kèn thì khi tất cả hoạt động cùng một lúc, với cường độ âm thanh lớn, màn nhĩ của bạn sẽ rất có khả năng bị tổn thương. Do đó mà các loại tai nghe bít tai này sẽ một phần nào bảo vệ được đôi tai của bạn trước sức ồn xung quanh  mà vẫn đảm bảo bạn có thể kiểm tra lại âm thanh của sân khấu. Có một điều cũng khá thú vị mà cũng khá nhiều người biết về chức năng kiểm âm trên sân khấu này. Ở những chương trình biểu diễn, ngoài dàn dựng và tập dợt nhưng ta cũng không thể nào tránh được những sai sót cũng giống như sự cố trên sân khấu, và với việc nếu có sai sót xảy ra, đạo diễn chương trình cũng như chỉ đạo sân khấu không thể chen ngang khi nghệ sĩ đang biểu diễn để nhắc nhở hay sửa chữa sai sót. Vì vậy mà việc tai nghe kiểm âm được ứng dụng vào để các đạo diễn, chỉ đạo có thể liên lạc nhắc nhở phía trên sân khấu từ xa mà khán giả xem trực tiếp  không thể nào nghe thấy cũng như biết được vì những tín hiệu liên lạc sẽ không phát trực tiếp ra loa mà được đưa vào các kênh kiểm âm riêng trên mixer của các nghệ sĩ trên sân khấu.

Vì vậy mà một số nghệ sĩ biểu diễn Hàn Quốc hay có những màn trình diễn đã tạo nên thương hiệu là tháo tai nghe ra trong lúc biểu diễn, việc này một phần để có thể nghe được không khí khán giả tạo ra, tạo điểm nhấn cho màn trình diễn, đồng thời cũng có thể phô diễn kiểm soát được giọng khác trong môi trường khá ồn mà đôi tai không thể nghe được phản xạ âm thanh của chính mình một cách rõ ràng.

3. Thời trang:

Đã có nhiều bài báo viết về tính thẩm mỹ của những chiếc IEM mà các nghệ sĩ biểu diễn sử dụng, những nghệ sĩ này thường đặt để thiết kế riêng tùy theo sở thích màu sắc của họ, ngoài ra nó còn được khắc laser hoặc sơn những kí tự, tên của các nghệ sĩ để thể hiện cá tính riêng cũng như đánh dấu thương hiệu của các nghệ sĩ đó. Việc này được bắt gặp nhiều ở các nghệ sĩ Hàn Quốc khi họ mang lên trình diễn trên sân khấu. 

Image Source: https://www.dailydot.com/wp-content/uploads/b7e/45/e665e7f5b96bd5ad9ba05b3d5d60fc3d.jpg
Image Source: XinMSN

Giá của những chiếc IEM được custom theo chủ nhân của nó cũng không hề rẻ. Thông thường những chiếc IEM này có giá từ khoảng vài chục $ cho đến vài nghìn $ mà không bao gồm bộ thu phát tín hiệu không dây trên sân khấu. Những chiếc IEM này được các hãng thiết bị âm thanh nổi tiếng phát triển sản xuất như SHURE, SONY, SENNHEISER, AKG hoặc những hãng thiết bị mang dấu ấn cá nhân của các kĩ sư thiết kế thiết bị tai nghe như Camfire Audio, Noble Audio, 64 Audio, Utimate Ear, v.v… 

Có thể nói những chiếc IEM có giá vài nghìn USD không chỉ mang lại công năng bình thường của một chiếc tai nghe kiểm âm thông thường mà nó còn mang lại hình ảnh đẳng cấp cho các nghệ sĩ sử dụng. Thông qua bài viết này ADAM MUZIC hy vọng có thể cung cấp hơn nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc về những chiếc tai nghe kiểm âm sân khấu (IEM) mà qua đó còn có thể giới thiệu cho những nghệ sĩ đang làm nghề có thể lựa chọn cho mình những chiếc IEM phục vụ cho quá trình biểu diễn một cách hiệu quả và chất lượng.

Quickom Call Center