Giải mã bí ẩn giọng hát (phần cuối) – Làm sao chúng ta thay đổi âm lượng

I. Âm lượng là gì?

Cảm giác mà âm thanh gây ra cho cơ quan thính giác không chỉ phụ thuộc vào các đặc trưng vật lý của âm thanh đó mà còn phụ thuộc vào sinh lý của tai. Tai người phân biệt được các âm thanh khác nhau là do các đặc trưng sinh lý của âm thanh. Độ to của âm thanh phải nằm trong ngưỡng nghe được và ngưỡng đau của tai.

Âm lượng là độ to nhỏ của âm thanh phát ra có liên hệ tương ứng với cường độ âm thanh được tính bằng dB (decibel), biên độ dao động của sóng âm cũng liên hệ một phần vào tần số của nó.

                      Nguồn ảnh: https://www.wonderopolis.org/

II. Các yếu tố liên quan tới âm lượng, chúng ta thay đổi âm lượng như thế nào?

a. Áp suất dưới dây thanh và lượng khí trong phổi:

Áp suất dưới dây thanh không chỉ ảnh hưởng tới cao độ như đã đề cập trong các bài trước, mà còn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới âm lượng của âm thanh phát ra.

Áp suất dưới dây thanh càng lớn thì âm lượng của âm thanh phát ra càng lớn. Khi áp suất dưới dây thanh quá yếu, âm thanh có thể bị rớt nốt và còn bị giảm âm lượng.

Chúng ta phải tăng áp suất này để hát lơn và cao hơn nhưng phải giữ ở mức hợp lý (sẽ đạt được thông qua việc luyện tập thường xuyên), để tránh trường hợp dây thanh bị bật tung, tách xa ra, làm giọng bị lật sang giọng gió, hoặc bị vỡ nốt, gây đau họng, rè giọng, tổn thương thanh quản.

               Áp suất dưới dây thanh tỉ lể thuận với độ lớn của âm thanh
                            Nguồn ảnh: springerLink.com

Dây thanh có tính chất đàn hồi, cộng thêm sự trợ giúp của nguyên lý Bernoulli. Khi chúng ta thực hiện các bài tập ngắt nốt (thường gọi là staccato), lúc này chúng ta đột ngột tăng áp suất dưới dây thanh bằng một lực đẩy bất ngờ và mạnh rồi không kéo dài lực này mà ngưng ngay lập tức. Trong chừng mực giới hạn đàn hồi của dây thanh (nghĩa là nếu quá mạnh và quá yếu thì cũng không thể thực hiện), lực đẩy mạnh bất ngờ sẽ gây ra lực đàn hồi mạnh tương ứng khiến dây thanh bị tách ra đột ngột, và bật lại vị trí đóng cũ ngay nhờ lực đàn hồi trên, điều này cũng tạo ra âm thanh có âm lượng lớn hơn bình thường. Thêm vào đó, khi tăng áp suất dưới dây thanh, vận tốc của các phân tử khí thổi qua thanh quản sẽ tăng lên, làm gia tăng việc diễn ra nguyên lý Bernoulli, dẫn tới hai thành của thanh đới bị kéo sát lại càng gần thêm. Bài tập staccato chính là dựa trên nguyên tắc này.

Kế tiếp, áp suất dưới dây thanh sẽ dễ dàng tăng lên nếu lượng khí trong phổi nhiều hơn bình thường, vì vậy mà để hát lớn hơn, chắc chắn chúng ta cần có động thái lấy nhiều hơi hơn lúc hát âm lượng bình thường một chút. Qua đó thấy được, bài tập hơi lấy hơi hiệu quả và giữ hơi lâu rất quan trọng.

                             Nguồn ảnh: sciencedirect.com

Để có thể hát lớn hơn, cao hơn, và có sự bền bỉ trong giọng hát, giọng nói thì ca sĩ phải chú trọng việc bảo vệ, luyện tập chức năng phổi và gia tăng dung tích phổi nhiều hơn người bình thường.

b. Độ đóng của dây thanh:

Theo một số nghiên cứu mới về thanh học, người ta có đề cập khái niệm khác là độ đóng, độ cản trở, lượng hơi qua dây thanh.

Các khái niệm thú vị này không những đưa ra giải thích về việc tăng giảm âm lượng, ngoài ra còn có liên quan đến các cơ chế về quãng giọng (voice register), chất lượng âm thanh (voice quality). Từ đó có thể phần nào đưa ra lý giải về nguyên lý hoạt động của một số kĩ thuật khó tìm hiểu rõ và khó thực hành trước nay như là belting, whistle, mix voice,… Các kĩ thuật này đều được đề cập trong những bài riêng về sau.

Những khái niệm này còn rất mới và vẫn còn có nhiều bàn luận xung quanh nó, được trích từ các tài liệu sau, các bạn có thể lên mạng tìm đọc, mình không thể để đường dẫn của tất cả, vì bản thân công việc tìm hiểu của mình đôi lúc cũng chỉ có thể tiếp cận được các trích dẫn của chúng, các tài liệu này được bảo mật và hiếm gặp, nếu có phát hiện gì mới, hoặc có bất kì phản biện gì, mong các bạn để lại bình luận. Chúng ta tìm hiểu nhiều ở bài này cũng để làm nền tảng đọc hiểu các bài tiếp theo.

  • Độ đóng:

Theo các ghi chép trong sách “The voice and voice therapy”, thời gian diễn ra pha đóng trong nguyên lý khí động học của quá trình phát âm, cũng như mức độ đóng (nhiều hay ít có thể nói là chặt hay không chặt) và tốc độ xảy ra pha đóng, đều ảnh hưởng đến âm lượng của âm thanh.

Cụ thể :

(1) khi pha đóng xảy ra nhanh hơn và pha đóng diễn ra lâu hơn, có thể là do nguyên nhân của pha mở đột ngột (trong trường hợp thực hiện kĩ thuật staccato, hoặc là phát ra một tiếng hét bất thường khi giật mình chẳng hạn), lúc này âm lượng sẽ tăng lên. Thêm vào đó dây thanh đủ sức mạnh để chống lại áp lực dưới thanh quản lâu hơn, lúc này mức độ va chạm của khí dưới dây thanh và dây thanh tăng lên, tạo ra âm thanh lớn hơn (điều này cũng dễ hiểu, khi bạn đánh nhẹ vào mặt bàn âm thanh không thể lớn bằng khi bạn đánh mạnh hơn cũng vào mặt bàn đó; mặt khác, khi bạn tác động một lực tương tự vào một mặt cứng thì âm thanh sẽ lớn hơn là một mặt phẳng mềm, các bạn có thể tự thử nghiệm).Vậy để đạt độ lớn nhất định khi hát, bạn sẽ tập sức mạnh cho dây thanh, điều này bắt buộc phải trải qua thời gian và việc duy trì luyện tập thường xuyên.

(2) đóng chặt hơn, nghĩa là khoảng hở giữa hai dây thanh hẹp hơn. Điều này cũng thúc đẩy nguyên lý Bernoulli mạnh mẽ hơn, hai thành dây thanh bị kéo gần lại thêm, làm tăng âm lượng. Độ đóng chặt này cũng phụ thuộc vào sức mạnh của dây thanh.

=> Bởi vậy mà có thể thấy được hát lớn là một điểm đặc trưng của một dây thanh mạnh mẽ, thường thì các giọng nam trung, nam trầm, nữ trung, nữ trầm, có lợi thế trong việc hát lớn, bởi họ có một dây thanh dày hơn người có giọng nam nữ cao. Điều này vẫn có thể đạt được qua thời gian luyện tập.

                          Nguồn ảnh: researchgate.net

Điện đồ của giọng hát biểu thị âm lượng, độ đóng khi bắt đầu pha đóng là lớn nhất, lúc này tạo ra âm lượng lớn nhất và nhỏ dần theo sự giảm dần của pha đóng. Pha đóng kéo dài, và giữ được lâu cũng như độ đóng càng chặt thì âm lượng càng lớn.

  • Độ cản trở và lượng hơi thổi qua dây thanh:

Như vừa đề cập ở phần trên, khi độ đóng nói chung của thanh quản tăng lên, thì lượng hơi thổi qua dây thanh phải giảm xuống. Lượng hơi này gọi là glottal airflow được tính bằng đơn vị cc/s. Vậy độ đóng thanh quản và lượng hơi xuyên qua thanh quản có vẻ như tỉ lệ nghịch với nhau.

Lúc này, người ta đề cập một khái niệm mới là độ cản trở của dây thanh được tính bằng việc lấy áp suất dưới dây thanh chia cho lượng hơi xuyên qua thanh đới. Đây là một đại lượng được suy ra, bởi vì không thể đo trực tiếp ở dây thanh được.

Khái niệm này có nghĩa là gì, và để biểu thị quan hệ gì?

Trả lời: Nếu hai đại lượng- áp suất dưới dây thanh và lượng khí xuyên qua thanh quản cùng tăng hoặc cùng giảm, thì độ cản trở dây thanh sẽ không thay đổi nhiều. Nhưng khi chúng vận động trái ngược nhau, một bên tăng một bên giảm, thì độ cản trở này sẽ tăng hoặc giảm tương ứng.

Điều này có thể giúp giải thích cơ chế belting, whistle, các cơ chế nặng của dây thanh, phải duy trì âm thanh dày với việc tăng âm lượng. Khi đó áp lực dưới dây thanh rất cao, nhưng dây thanh buộc phải có sức mạnh cản trở, làm cho khí xuyên qua dây thanh không nhiều tạo âm lượng lớn và mạnh.

Hình trích trong bài viết “Interactive Augmentation of Voice Quality and Reduction of Breath Airflow in the Soprano Voice”- miêu tả giả thuyết của hành động hạn chế lượng hơn xuyên qua dây thanh, tăng độ cản của dây thanh để làm cho âm thanh được lớn hơn, và giữ được nốt dài hơn (F1 sẽ không có tần số cao hơn nữa, và thay vào đó gần bằng F0, giống như có hai F0 vậy, khiến cho người nghe có cảm tưởng âm thanh lớn hơn)

Khái niệm này cũng lý giải được việc chuyển quãng giọng, ví dụ từ giọng ngực hay giọng thật chuyển sang mix voice và falsetto, thì độ cản trở này phải giảm xuống, lượng hơi phải tăng lên, nhưng khi từ falsetto chuyển thành giọng headvoice (một cơ chế nặng hơn falsetto) thì lượng hơi lại giảm trở lại, độ cản trở lúc này lại tăng cao. Chúng ta sẽ có một bài riêng về quãng giọng, cơ chế giọng và tính chất của chúng.

                           Nguồn ảnh: sciencedirect.com

Các ý này được ghi chép lại trong các tài liệu mình ghi ở trên (bài viết nào cũng có đề cập), các bạn có thể tìm đọc rõ hơn.Sơ lược, người ta quan sát thực nghiệm, lấy mẫu và đo bằng các thiết bị cảm biến giọng hát, giọng nói của nhiều cá nhân nam nữ bình thường và một số ca sĩ. Yêu cầu họ thực hiện nói và hát ở các quãng giọng khác nhau với mức độ âm lượng khác nhau, tổng hợp lại số liệu. Một mặt thì sử dụng công thức toán học để tính toán trên các đại lượng vật lý. Sau đó đem đối chiếu số liệu đã tổng hợp với kết quả tính toán lý thuyết rồi đưa ra nhận xét dựa trên độ tương ứng và gần đúng của nó. Ở đây mình chỉ nêu ra kết quả, quá trình và phương pháp thực hiện, các bạn hãy tìm đọc trong các bài nghiên cứu kể trên.

Khi hiểu khái niệm này, người hát biết thêm cơ chế, từ đó cân nhắc gia giảm hoặc tăng áp lực dưới dây thanh (là hành động đẩy hơi) khi cần, và có mục tiêu rèn luyện thêm sức mạnh để tăng độ cản trở của thanh quản. Mặt khác khi muốn hát nhẹ lại và tình cảm hơn hoặc muốn chuyển đổi sang cơ chế giọng nhẹ hơn, thì hiểu rằng phải giảm độ cản, cho nhiều hơi xuyên qua thanh quản hơn.

c. Các bộ phận cộng hưởng của ống nói:

Thực chất thanh quản và ống thở hoạt động vừa như một nhạc cụ bộ dây (với nguồn rung động là dây thanh), vừa như nhạc cụ bộ thổi với các đầu thông ra môi trường là mũi, miệng cùng sự rung động của các cột khí chứa trong các ống và xoang rỗng.

Bộ phận phát âm ảnh hưởng tới cả cao độ và âm lượng của giọng hát. Nó là bộ phận định hình âm thanh, góp phần tạo cao độ và khuếch đại, làm lớn âm thanh. ­­

Nhìn chung, để có một bộ phận cộng hưởng hiệu quả, các ống thông ra môi trường như miệng và mũi phải được thông thoáng, không bị gồng quá mức dẫn đến bị hẹp, nên thả lỏng vừa phải và thoải mái, cũng không nên mở to quá mức vì có thể dẫn đến việc đè thanh quản thấp xuống quá mức, gây căng thẳng cho thanh quản, làm cho hơi tuôn ra ồ ạt gây tổn thương dây thanh. Hàm không nên cứng, lưỡi không nên thụt vào trong quá nhiều.

Đối với việc sử dụng bộ phận phát âm và cộng hưởng, tập thói quen thả lỏng tự nhiên là việc làm quan trọng của người sử dụng giọng hát, tất cả những điều này đều được đề cập ở những bài về cộng hưởng riêng trong các bài tiếp theo.

III. Mối quan hệ giữa âm lượng và cao độ:

Trong cùng một cơ chế quãng giọng (voice register), thì cao độ cao hơn tương ứng với âm lượng lớn hơn một chút (lớn hơn một cách tự nhiên chứ không phải là hành động cố gào lên). Vì lý do, áp lực dưới thanh quản phải tăng lên nếu muốn hát nốt cao, dẫn đến làm âm lượng cũng tăng theo.

Cho nên chúng ta không cần ép giọng hát nhỏ quá khi lên cao điều này không hợp với khoa học, mà nên để tự nhiên vừa phải, cũng không nên hét lên khi lên cao, vì sẽ làm trầy xước dây thanh hoặc vỡ nốt.

Bài tập về âm lượng:

a. Bài tập staccato, làm âm lượng lớn, ngắt hơi:

Thực hiện bài tập: Bài tập staccato 1 quãng 5 1-3-5-3-1 và kết thúc và bằng legato (5-4-3-2-1):  1-3-5-3-1 5-4-3-2-1 (ma a a a a – ma a a a a). Yêu cầu làm rõ sự ngắt tiếng của đoạn staccato, để cho âm lượng được lớn tự nhiên, ghi nhớ độ lớn của âm lượng lúc này, và giữ nó ở phần legato. Sử dụng cơ thẳng bụng và cơ liên sườn để trợ giúp cho nốt staccato, chứ đừng đẩy bằng các cơ quanh cổ. Hãy ho 1 2 tiếng để hiểu cảm giác cơ thẳng bụng và cơ liên sườn co bóp để tăng áp suất dưới dây thanh như thế nào, sau đó ghép chứ ma vào hành động ho phía trên. Không đẩy hơi nhiều vào mũi, cũng không ngăn cản nó vào mũi, để hơi tự nhiên ở mũi và miệng, đẩy vào miệng nhiều hơn một chút. Ở đoạn thấp, đoạn trung, và trước đoạn lên cao, cố gắng duy trì giọng thật, không lật sớm sang giọng gió.

Bài tập này giúp cải thiện cho các giọng yếu rất nhiều, các giọng có thói quen nói và hát lí nhí, thường hay dùng giọng gió, đẩy hơi vào mũi.

b. Bài tập thay đổi âm lượng từ nhỏ đến lớn:

Thực hiện bài tập chữ “A” từ nhỏ đến lớn trong 1 nốt nhạc.

Yêu cầu: Bắt đầu nhỏ vừa phải, không cần quá nhỏ, làm mất áp lực dưới dây thanh và rớt nốt. Làm to dần, ở đoạn rất to (cuối của độ dài nốt) thả lỏng vùng cổ và dây thanh để nó rung tự nhiên. Đây cũng là một trong những bài tập rung giọng hiệu quả.

Tập lên cao dần, đến đoạn quá căng thẳng thì quay trở lại, tập kiên nhẫn và từ tốn. Đừng đẩy to nếu đoạn hát nhỏ còn bị căng thẳng, rớt nốt, hoặc cảm giác đau họng. Phải đảm bảo việc thả lỏng cổ, ở đoạn cao nhất, hành động này giúp giảm áp lực cho cơ TA (đây là một trong những lý do vì sao có kĩ thuật rung giọng, bên cạnh yếu tố hoa mỹ của nó).

Nguồn tham khảo:

https://vatly247.com/ – kiến thức vật lý về âm thanh lớp 12, phần lý thuyết sóng âm.

 Sách The voice and voice therapy của tác giả Daniel R Boone, Stephen C        McFarlane, Shelley L. Von Berg, Richard I. ZRaick.

Bài viết “Restraining mechanisms in regulating glottal closure during phonation” – cơ chế kiềm hãm của dây thanh trong việc điều chỉnh độ đóng thanh quản trong quá trình phát âm, tác giả Zhaoyan Zhang .

Bài nghiên cứu “Aerodynamic measurements of normal voice” – việc đo lường âm lượng trong khí động học giọng nói, tác giả Eva Holmberg. (http://su.divaportal.org/smash/get/diva2:322913/FULLTEXT01.pdf).

Bài viết “Regulation of glottal closure and airflow in a three-dimensional phonation model: Implications for vocal intensity control” – Nguyên tắc của việc đóng thanh đới và lượng khí thổi qua thanh quản dựa trên mô hình giả lập, áp dụng trong việc điều chỉnh âm lượng, của tác giả Zhaoyan Zhang .

Bài viết “Interactive Augmentation of Voice Quality and Reduction of Breath Airflow in the Soprano Voice” – sự liên quan của việc tăng chất lượng giọng hát và việc giảm lượng hơi qua thanh quản ở giọng nữ cao, của tác giả Martin Rothenberg và Harm K. Schutte. (cuối cùng ở phần kết luận tác giả có nói điều này áp dụng được cho bất kì loại giọng nào không riêng giọng nữ cao) (https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0892199715002167)

 

Học nhạc 1 kèm 1 - Adam Muzic

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    *Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

    Nếu xảy ra lỗi trong quá trình đăng ký

    Bạn vui lòng liên hệ với Adam Muzic qua SĐT

    0902.451.599 hoặc Zalo


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?


      Nếu bạn cần tìm một nơi học nhạc chuyên nghiệp, cùng đội ngũ giảng viên có bằng cấp, với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong nghề. Thì hãy đến với chương trình: Học nhạc 1 kèm 1

      Adam Muzic sẽ biến việc học hát của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào:

      • Việc kết hợp những phương pháp hiện đại, khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu những kiến thức âm nhạc một cách nhanh chóng
      • Việc đưa các ứng dụng thu âm, phần mềm đo đạt vào việc học sẽ giúp bạn quan sát được giọng hát và theo dõi sự tiến bộ của giọng hát một cách rõ ràng, trực quan
      • Hệ thống phòng thu chuyên nghiệp, hiện đại chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm học đẳng cấp

      Còn nếu bạn muốn trở thành một Ca sĩ chuyên nghiệp và muốn được học trực tiếp với Thầy Đoàn Nhược Quý – Nghệ sĩ với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ca hát và biểu diễn. Hãy đến với Chương trình “Phát triển nghệ sĩ“. Bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện từ thanh nhạc, sáng tác đến sản xuất âm nhạc. Chương trình không chỉ giúp bạn nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển tư duy sáng tạo và một phong cách âm nhạc độc đáo.

      Hãy để Adam Muzic biến ước mơ ca hát của bạn trở thành hiện thực bạn nhé!

      Quickom Call Center