Chắc hẳn các bạn đã biết, việc luyện thanh đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình học thanh nhạc. Vậy tại sao nó lại quan trọng? Và các mẫu luyện thanh đó giúp chúng ta giải quyết những vấn đề gì? ADAM Muzic xin được giải đáp những câu hỏi đó trong bài viết này nhé.
Luyện thanh giúp hơi thở tốt hơn
Hơi thở là tiền đề cho hầu hết các kỹ thuật thanh nhạc. Trong đó, các bài luyện thanh là phương tiện hiệu quả nhất để luyện tập một hơi thở tốt. Trong cuộc sống thường ngày, do sự chi phối của các hoạt động mà chúng ta thường không chú ý đến hơi thở. Lâu ngày dẫn đến việc hít thở hời hợt, không sâu. Vì vậy, thông qua việc luyện thanh với những bài tập đòi hỏi một làn hơi dài sẽ giúp bạn hình thành thói quen hít thở sâu hơn. Khi đã hít thở sâu, phổi sẽ dãn nở, lượng không khí vào cũng sẽ nhiều hơn, từ đó giúp cho bạn có một làn hơi dài và đầy đặn.
Luyện thanh giúp giọng hát khoẻ hơn
Luyện thanh là quá trình luyện tập cho các cơ phát triển và hoạt động phối hợp với nhau hiệu quả hơn. Trong quá trình luyện thanh, bạn sẽ dần điều khiển được lực hát và âm lượng của mình thông qua việc kiểm soát hoạt động của dây thanh và các cơ bổ trợ.
Tương tự như khi bạn đi tập gym. Nếu như tập gym để phát triển các cơ bắp vùng tay, chân, bụng,…thì khi luyện thanh, bạn đang luyện tập để phát triển dây thanh đới và các cơ bổ trợ khác của mình đấy. Ngoài ra, các bài tập luyện thanh còn giúp cho giọng hát của bạn khoẻ hơn, chắc hơn nhờ vào các xoang trên gương mặt. Các bài tập liên quan đến khẩu hình miệng sẽ giúp bạn đưa âm thanh lên khoảng vang dễ hơn. Và khi đã quen với cảm giác đưa âm thanh lên khoảng vang, bạn sẽ vận dụng được nó ở bất kì bài hát nào bạn thích. Từ đó, giọng hát của bạn sẽ to, vang và khoẻ mà không hề gây tổn thương đến dây thanh đới và làm cho bạn bị mệt nữa.
Luyện thanh giúp kiểm soát được cao độ của giọng hát
Ở những bài luyện thanh, sự lên xuống của cao độ được phân chia từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp sẽ giúp bạn cải thiện được giọng hát của mình. Các bạn sẽ được làm quen với cao độ theo cấp độ tăng dần. Từ đó, bạn sẽ kiểm soát được cao độ của mình tốt hơn. Cao độ của âm thanh cũng như những bậc thang và bạn cũng như đứa trẻ mới chập chững đi trên những bậc thang ấy. Bạn có thể bị ngã, bạn có thể sẽ không mò được bậc tiếp theo sẽ ở đâu,…nhưng bằng việc luyện tập, bạn sẽ có thể di chuyển trên những bậc cầu thang ấy một cách thuần thục. Tương tự với cao độ cũng thế.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng ADAM Muzic thực hành 5 mẫu luyện thanh này nha:
- Bài luyện thanh số 1:
- Bài luyện thanh số 2:
- Bài luyện thanh số 3:
- Bài luyện thanh số 4:
- Bài luyện thanh số 5:
Ở các bài luyện thanh này, các bạn sẽ được làm quen về cao độ, hợp âm rải, các quãng có trong thang âm trưởng. Bên cạnh đó, nếu áp dụng mẫu luyện thanh này vào các bài tập khác nhau sẽ luyện tập được những kỹ thuật khác nhau.
Áp dụng vào bài tập rung môi (Lip Trills) sẽ hỗ trợ:
- Giúp hơi thở thoát ra đều trong khi hát.
- Cải thiện vị trí âm thanh ra phía trước.
- Thả lỏng các cơ vùng mặt.
Áp dụng với các âm Mi, Mê, Ma, Mô, Mu sẽ hỗ trợ:
- Phụ âm “M” sẽ đưa âm thanh lên xoang khi hát.
- Các nguyên âm “i, a, ê, o, u” phía sau sẽ giúp luyện tập phát âm rõ ràng hơn khi hát.
- Luyện tập với nguyên âm “i” sẽ làm cho thanh đới hơi khép lại, từ đó lên nốt cao dễ dàng hơn.
Áp dụng vào bài tập Staccato để hỗ trợ:
- Lồng ngực mở rộng và cơ hoành khoẻ hơn, đẩy được nhiều hơi hơn khi hát.
- Giọng hát có lực hơn, khoẻ hơn.
Qua bài viết này, ADAM Muzic hy vọng sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn rõ ràng hơn về việc luyện thanh và tìm ra cho mình những bài luyện thanh phù hợp để phát huy ưu điểm cũng như khắc phục khuyết điểm trong giọng hát của bản thân nhé.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.