Các lỗi thường gặp khi hát

ADAM-MUZIC-cac-loi-thuong-gap-khi-hoc-hat

Chào các bạn, đã một thời gian  khá lâu mình không chia sẻ các kiến thức về thanh nhạc vi bận các lớp và các dự án. Hôm nay mình sẽ viết về chủ đề mà rất nhiều bạn quan tâm đó là các lỗi thường gặp, hy vọng sau bài viết các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để có định hướng tốt hơn trong việc học hát nhé.

  1. Dùng quá nhiều sức khi hát.

Có khi nào bạn tự hỏi tại sao có người hát 1 live show không hề hấn gì, còn mình hát mới 1 2 bài đã thở hổn hển, làm thêm vài bài nữa là “anh chỉ biết câm nín nghe tiếng em khóc” chưa nhỉ? Hoặc gặp hiện tượng “hát như đấm vào tai” khi cứ mỗi lần lên cao là  ráng dùng sức hát cho to, cho mạnh để tới được nốt đó?

Nếu bạn gặp trường hợp đó thì chúc mừng bạn, bạn còn có thể nói được thì còn may đấy. Bởi vì hát là một quá trình hoạt động của rất nhiều cơ/bộ phận, trường hợp bạn dùng quá nhiều sức khi hát thì sẽ gây ra các vấn đề sau:

  • Hơi thở thoát ra quá nhanh và mạnh: việc này giống như bạn đang ho hoặc nói chữ “H” một cách thái quá  vậy, một lượng hơi lớn bị tống ra ngoài một cách đột ngột và liên tục sẽ làm cho âm thanh không đồng đều, mau mệt và thanh đới dễ bị tổn thương.
  • Thanh đới: luôn trong trạng thái căng thẳng sẽ nhanh mệt và lâu hồi phục sau khi bị “tra tấn” xong.
  • Cổ họng sẽ luôn trong tình trạng siết chặt một cách căng thẳng làm cho mọi thứ phải gồng lên, gân cổ nổi lên rõ mồn một khiến bạn càng khó hát và âm thanh nghe bí bách và khó chịu.
  • Hình thể của bạn lúc này cũng không đẹp tí nào. Thử nghĩ xem, nếu là ban, bạn sẽ thích xem một người ca sĩ hát với một tâm thể thoải mái hay 1 người đang “quắn quéo” 🙂

Vậy giải quyết như thế nào?

  • Hơi thở như là một thứ vũ khí lợi hại khi hát, bạn cần dùng nó hợp lý và đều đặn tránh “chưa đến chợ đã hết tiền” :). Hãy dùng nó một cách khôn ngoan và đều đặn, việc lên cao hay hát mạnh đều dựa vào rất nhiều yếu tố để cấu thành, việc của bạn cần thết là giữ hơi thở thật đều, thật đều là được.
  • Khi bạn hát nốt cao, nốt thấp,.. thanh đới đều sẽ hoạt động ở nhiều hình thái khác nhau, khi thì khép lại, khi thì chùn xuống, khi thì kéo căng, khi thì mở to,… Do đó, việc bắt thanh đới làm việc quá nhiều và quá sức khi lúc nào bạn cũng push lực và kéo căng nó sẽ làm bạn càng khó khăn hơn khi hát. Hãy giữ thanh đới thật thư giãn khi hát nhé.
  • Hãy để cổ thả lỏng khi hát, nói nôm na khi bạn có thể vừa hát vừa lắc cổ một cách thoải mái như nói là được.
  • Hãy để mọi thứ thoải mái, thả lỏng thì giọng hát của bạn cũng sẽ được thoải mái, người nghe cũng sẽ thoải mái tiếp nhận tình cảm của bạn gửi gắm qua bài hát thôi.
  • Bỏ qua Headvoice

Đây là lỗi rất thường gặp đối với các bạn “cuồng” hát nốt cao. Nếu giọng ngực mang lại cảm giác chân thật, giọng mix mang lại  sự ấn tượng, mạnh mẽ thì headvoice lại mang lại điểm đặc trưng và mềm mại cho giọng hát của bạn. Vậy tại sao ta lại không đầu tư luyện tập nó? Khi bạn luyện tốt tất cả các âm khu (Register) thì việc điều khiển giọng hát của mình theo cảm nhận, cảm xúc sẽ rất dễ dàng.

Ngoài ra Headvoice còn đóng một phần không nhỏ trong việc giúp giảm thiểu các chấn thương không cần thiết cho thanh đới, nó làm thanh đới được thư giãn  và linh hoạt hơn, và cũng là một trong những bài tập quan trọng khi bạn muốn mở rộng quãng giọng cùa mình.

  • Cố gắng hát đúng

Nghe hơi lạ? Có khi nào khi bạn hát, trong đầu bạn vừa hát vừa phải suy nghĩ về hơi thở, về tư thế, về khẩu hình, về nốt cao, về bla bla bla, 1001 cái để cố, để nghĩ… Nhưng cái quan trọng nhất bạn không kịp nghĩ tới đó là…. CẢM XÚC.

Các bạn ạ, nghệ sĩ nói chung và ca sĩ nói riêng không giống như 1 nhân viên kế toán, việc hát không phải như việc đánh chữ, tính số cho chính xác, mà cái cuối cùng của thanh nhạc đó là hướng tới việc truyền tải cảm xúc của người hát đến người nghe một cách trọn vẹn nhất, thật nhất. Do đó, nếu bạn hát đúng không thì chưa đủ, mà còn phải là cảm xúc, cảm giác của bạn.

Su khac biet giua Falsetto va Head Voice

Trong âm nhạc không có đúng sai, nên âm nhạc nó phải đến từ tâm hồn của các bạn ra, việc kỹ thuật thanh nhạc cần được tập luyện thành thói quen và tự thân cơ thể vân động khi hát, và khi bạn cần, cơ thể sẽ tự phản xạ và tạo ra cái bạn cần, chứ không phải bạn “cố” tạo ra cái bạn cần.

Nó giống như khi bạn lái xe qua đường vậy, khi bạn cần qua đường thì tự động mắt nhìn, chân đạp thắng/số, cổ tự quay quay sát ,… và đây là một trong những sự kết hợp khá phức tạp của con người, nhưng vì chúng ta làm nó hàng ngày nên nó dần trở thành thói quen và rất thành thạo. Bạn cứ suy việc đó ra với việc học kỹ thuật thanh nhạc sẽ dễ hình dung nhé.

  • Luyện tập tại nhà sai cách

Các bạn thấy nhiều bạn học thanh nhạc cứ  Mi me ma mo mu, ney ney,… và bạn cũng về nhà tự “tạo” ra các bài tập đó hoặc xem youtube tập theo. Thật sự, việc này rất đáng được hoan nghênh và động viên, bởi vì chỉ những người thật sự đam mê và thích mới có thể dành thời gian ra tự tập luyện như vậy. Tuy nhiên, động viên là vậy nhưng việc luyện tập của các bạn cần có một sự định hướng và giải thích rõ ràng.

Việc luyện tập sai phương pháp sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả nặng nề và khó sửa đổi, dẫn đến sau này khi bạn có điều kiện đi học hát thì sẽ mất rất nhiều thời gian để khắc phục các lỗi sai đó bởi vì nó đã vô tình trở thành thói quen xấu của bạn mất rồi.

  • Chỉ tập hát một dòng nhạc

Việc này cũng chưa hẳn sai, bởi vì nó sẽ góp phần rất lớn vào việc tạo dựng hình ảnh của bạn. Tuy nhiên, nếu cứ “khư khư” chỉ tập luyện một dòng nhạc thì cũng không tốt. Như chúng ta thấy, âm nhạc ngày nay thay đổi liên tục, càng ngày càng có nhiều thể loại và hình thái âm nhạc khác nhau, việc cập nhật là rất cần thiết vì nó giúp ta không bị lỗi thời và lạc hậu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng những kỹ thuật  của các dòng nhạc khác để làm mới mình hơn, tăng tính sáng tạo khi hát và biết đâu bạn lại tìm ra những điều thú vị khác mà chỉ bạn có khi pha trộn như thế này.

Trên đây là những vấn đề rất ít về các lỗi các bạn hay bỏ qua hoặc hiểu lầm khi hát, sẽ có 1001 lỗi, rất rất nhiều vấn đề trong khi bạn học hát nhưng trên đây là thường gặp nhất và dễ gây hậu quả xấu nhất. Hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn thoáng hơn trong giọng hát của mình nhé.

Học nhạc 1 kèm 1 - Adam Muzic

    ĐĂNG KÝ HỌC NHẠC

    Học Nhạc Đến Adam Muzic

    Khoá học mong muốn:

    *Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

    Nếu xảy ra lỗi trong quá trình đăng ký

    Bạn vui lòng liên hệ với Adam Muzic qua SĐT

    0902.451.599 hoặc Zalo


      ĐĂNG KÝ THEO DÕI




      Nhớ ghi mã vùng nếu bạn ở nước ngoài

      Bạn thích tìm hiểu những kiến thức nào sau đây?


      Nếu bạn cần tìm một nơi học nhạc chuyên nghiệp, cùng đội ngũ giảng viên có bằng cấp, với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến trong nghề. Thì hãy đến với chương trình: Học nhạc 1 kèm 1

      Adam Muzic sẽ biến việc học hát của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào:

      • Việc kết hợp những phương pháp hiện đại, khoa học sẽ giúp bạn tiếp thu những kiến thức âm nhạc một cách nhanh chóng
      • Việc đưa các ứng dụng thu âm, phần mềm đo đạt vào việc học sẽ giúp bạn quan sát được giọng hát và theo dõi sự tiến bộ của giọng hát một cách rõ ràng, trực quan
      • Hệ thống phòng thu chuyên nghiệp, hiện đại chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm học đẳng cấp

      Còn nếu bạn muốn trở thành một Ca sĩ chuyên nghiệp và muốn được học trực tiếp với Thầy Đoàn Nhược Quý – Nghệ sĩ với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ca hát và biểu diễn. Hãy đến với Chương trình “Phát triển nghệ sĩ“. Bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện từ thanh nhạc, sáng tác đến sản xuất âm nhạc. Chương trình không chỉ giúp bạn nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển tư duy sáng tạo và một phong cách âm nhạc độc đáo.

      Hãy để Adam Muzic biến ước mơ ca hát của bạn trở thành hiện thực bạn nhé!

      Quickom Call Center