Khàn tiếng, mất giọng là các biểu hiện thường gặp và dễ mắc phải của các bạn yêu thích ca hát. Gây ra rất nhiều sự khó chịu, ảnh hưởng tới giọng hát, sức khoẻ cũng như công việc của các bạn làm nghề. Vậy nguyên nhân của việc khàn tiếng, mất giọng là gì? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Khàn tiếng, mất giọng do viêm thanh quản
Nguyên nhân phổ biết nhất của việc mất giọng là do viêm thanh quản. Viêm thanh quản là tình trạng viêm dây thanh do: kích thích, lạm dụng, nhiễm trùng (nói chung). Hầu hết viêm thanh quản là do Virus gấp, có thể gây rối loạn giọng nói và thường không nghiêm trọng.
Triệu chứng:
Trong viêm thanh quản, hầu hết trường hợp ghi nhận nhiễm cảm lạnh trong 1 tuần trước đó. Triệu chứng có thể gặp như: khàn tiếng, giọng yếu hoặc mất giọng nói, đau họng, khô họng, ho khan, cảm giác buồn cổ họng.
Điều Trị
Thường viêm thanh quản nhẹ sẽ tự khỏi sau 7 tới 10 ngày. Bạn nên tới khám bác sĩ khi: triệu chứng khàn tiếng không hết sau 2 tuần; âm thanh thô, ồn ào, the thé khi hít thở; khó thở; tăng tiết nước bọt; khó nuốt và nuốt vướng; sốt trên 39 độ.
Những triệu chứng kể trên cho thấy có thể có những tổn thương khác đi kèm.
2. Khàn tiếng, mất giọng do viêm thanh quản cấp
Hầu hết viêm thanh quản cấp là tạm thời và cải thiện tốt. Các nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm thanh quản cấp bao gồm: nhiễm virus (cảm lạnh); phát âm căng thẳng: do la hét hoặc sử dụng quá mức giọng nói; hít phải các chất gây kích thích niêm mạc; nhiễm trùng do vi khuẩn như bạch hầu; nhiễm virus như bệnh sởi hoặc quai bị (rất hiếm).
Nguồn: viemphequan.net
Điều trị:
– Viêm thanh quản cấp do virus thường cải thiện trong vòng 1 tuần. Chúng ta có thể tự chăm sóc tại nhà bằng phương pháp “hít thở không khí ẩm”. Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho không khí trong nhà hay văn phòng ẩm. Hít hơi nước từ một bát nước nóng hoặc tắm nóng. Hạn chế nói: tránh nói chuyện hoặc hát quá to, quá lâu. Nếu cần nói chuyện trước các nhóm lớn hãy sử dụng microphone hoặc loa.
– Uống nhiều chất lỏng. Để ngăn ngờ mất nước (không uống rượu, chất kích thích có cồn và cà phê).
– Làm ẩm cổ họng, ngậm viên ngậm.
– Xúc họng bằng nước muối (tránh làm sạch xúc hay khò cổ họng quá nhiều).
– Nhai một miếng kẹo cao su.
– Tránh thuốc thông mũi. Những thuốc này có thể tăng tình trạng khô cổ họng.
– Tránh thì thầm. Điều này khiến căng thẳng, thậm chí gây ảnh hưởng nhiều hơn so với việc nói bằng giọng bình thường.
– Thuốc kháng sinh: trong hầu hết các trường hợp viêm thanh quản, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng (hầu hết nguyên nhân là do virus). Nhưng nếu có một nhiễm trùng do vi khuẩn (hiếm gặp), báci sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh.
– Corticosteroid: giúp giảm viêm dây thanh âm. Tuy nhiên, điều trị này chỉ được sử dụng khi có một nhu cầu cấp thiết để điều trị viêm thanh quản. Ví dụ như khi cần sử dụng giọng nói bức thiết để hát hoặc đưa ra một bài bài phát biểu.
3. Viêm thanh quản mạn tính
Ảnh minh họa: Shutterstock
Đây là loại viêm thanh quản thường được gây ra bởi kích thích kéo dài, có thể có tổn thương thực thể ở dây thanh âm (khối u hay bướu). Nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn tính thường do:
– Hít chất kích thích niêm mạc: khí thải, hoá chất, chất gây dị ứng.
– Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
– Viêm xoang mãn tính.
– Uống nhiều Rượu
– Thói quen lạm dụng giọng nói (ca sĩ hoặc cheerleaders)
– Hút thuốc lá
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn:
– Vi khuẩn hoặc nhiễm nấm.
– Nhiễm ký sinh trùng.
– Ung thư.
– Liệt dây thanh có thể là hậu quả của chấn thương, đột quỵ, khối u phổi.
– Dây thanh âm ở tuổi già.
Điều Trị và phòng ngừa:
Mục đích điều trị đó là ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây nên viêm thanh quản mạn tính: hạn chế rượu, bia chất kích thích. Hạn chế hút thuốc.
Phòng ngừa:
Để ngăn ngừa tình trạng kích thích hoặc thiếu nước (khô) cho dây thanh âm:
- – Không hút thuốc, và tránh khói thuốc.
- – Uống nhiều nước. Giúp dịch tiết ở họng lỏng và dễ làm sạch.
- – Tránh làm sạch (xúc-khò) cổ họng quá nhiều. Điều này gây hại nhiều hơn( nó gây ra một sự rung động bất thường của dây thanh âm và cũng gây tiết ra chất nhờn nhiều hơn làm kích thích.
- – Tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- – Chích ngừa cúm hàng năm (nếu bác sĩ đề nghị).
- – Rửa tay thường xuyên
- – Tránh tiếp xúc với những người có bệnh nhiễm trùng hô hấp
Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ biết cách phòng ngừa bảo vệ giọng hát, giọng nói của mình khi có mắc phải các triệu chứng như khàn giọng, mất giọng,…. Chúc các bạn luôn giữ được sức khoẻ cho giọng hát của mình.
Tài Liệu Tham Khảo:
Dieutri.vn
(*)Chỉnh lý và soạn lại nhằm mục đích phổ biến kiến thức cho cộng đồng bởi Lai Đức
Đêm nhạc Country Music Night: Songs We Sing Together – Hơi thở mang tên Đồng quê Mỹ
Là một Adamer, một người đam mê nhạc, và có thể là một nghệ sĩ tương lai, thỉnh thoảng bạn nên dành thời gian đi
10 CÁCH GIÚP BẠN HÁT HAY HƠN
Dưới đây là 10 cách quan trọng nhất mà bạn luôn được học trong bộ môn thanh nhạc để có một giọng hát hay
Lịch sử phát triển của Opera
Lịch sử của opera bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 ở Ý. Opera bắt nguồn từ sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ